Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 22: Xã Hội Việt Nam Trong Cuộc Khai Thác Thuộc Địa Lần Thứ Nhất Của Thực Dân Pháp

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự

 - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

 - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.

2. Kỹ năng:

 - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.

 - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.

3. Tư tưởng-tình cảm:

 - Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.

 - Bồi dưỡng tình cảm gai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác.

II- Thiết bị và tài liệu:

 - Bản đồ hành chính Đông dương thời thuộc Pháp.

 - Sơ đồ Bộ máy thống trị của thời Pháp ở Đông Dương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 36166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 22: Xã Hội Việt Nam Trong Cuộc Khai Thác Thuộc Địa Lần Thứ Nhất Của Thực Dân Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T29 	Ngày soạn: 1/ 4/2008 
	Ngày giảng:4/ 4/2008
Bài 22 - Xã hội việt nam trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân pháp
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự
 - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
 - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2. Kỹ năng:
 - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.
 - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.
3. Tư tưởng-tình cảm:
 - Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.
 - Bồi dưỡng tình cảm gai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác.
II- Thiết bị và tài liệu:
 - Bản đồ hành chính Đông dương thời thuộc Pháp.
 - Sơ đồ Bộ máy thống trị của thời Pháp ở Đông Dương.
III- Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?
 - Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
 3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động cá nhân
1. Những chuyển biến về kinh tế
PV: Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa VN của Pháp là gì?
a. Mục đích: vơ vét sức người của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
b. Các chính sách:
- GV: Bổ sung và kết luận
 - Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất
PV:Biện pháp khai thác của Pháp?
 - Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số ngành khác như xi măng, điện nước
- HS: Tìm trong SGK những biểu hiện cụ thể về các chính sách kinh tế
 - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế
- HS: Dựa vào SGk trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. Cuối cùng GV kết luận.
 - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.
Hoạt động cá nhân
c. Tác động:
PV: Qua nội dung các chính sách kinh tế, nêu trên, hãy chỉ ra những yếu tố tích cực và tiêu cực của các chính sách đó?
 - Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.
- HS: Trả lời, HS khác bổ sung
Hoạt động: Nhóm
 - Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
PV: Thời phong kiến, ở nông thôn Việt Nam có những giai cấp nào sinh sống?
2. Những chuyển biến về xã hội
- HS trả lời: Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước
PV: Dưới tình hình các giai cấp ở nông thôn Việt Nam biến chuyển như thế nào?
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no
- HS: Thảo luận theo nhóm 
Hoạt động cá nhân
 Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn
- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh chóng bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.
4. Sơ kết bài học
* Củng cố:
+ Từ một nước phong kiến, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dân với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp, ngày càng sâu sắc
+ Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
* Chuẩn bị bài sau.
5. Rút kinh nghiệm bài dạy.

File đính kèm:

  • docT20-LS11.doc