Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 16: Các Nước Đông Nam Á Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918-1939)
I- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Nhằm giúp HS nắm được những biến chuyến về kinh tế, chính trị, xã hội ĐNA sau CTTG1. Những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở in-đô-nê-xi-a, CPC, Lào, Mã Lai, Miến Điện và cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm.
2. Tư tưởng, tình cảm: Khâm phục tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân các nước ĐNA.
3. Kĩ năng: Dùng lược đồ để xác định các nước là thuộc địa của thực dân phương Tây. Biết so sánh phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở ĐNA giữa 2 thời kì.
II - Phương tiện: Lược đồ ĐNA, 1 số tranh ảnh có liên quan.
III - Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ÂĐ trong những năm 1918-1929?
3. Bài giảng: Những năm đầu thế kỉ XX, các nước ĐNA có nhiều biến chuyển quan trọng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
Ngày soạn 5/1/2008 Ngày giảng 8/1/2008 T17 Bài 16: Các nước đông nam á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) I- Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Nhằm giúp HS nắm được những biến chuyến về kinh tế, chính trị, xã hội ĐNA sau CTTG1. Những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở in-đô-nê-xi-a, CPC, Lào, Mã Lai, Miến Điện và cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm. 2. Tư tưởng, tình cảm: Khâm phục tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân các nước ĐNA. 3. Kĩ năng: Dùng lược đồ để xác định các nước là thuộc địa của thực dân phương Tây. Biết so sánh phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở ĐNA giữa 2 thời kì. II - Phương tiện: Lược đồ ĐNA, 1 số tranh ảnh có liên quan. III - Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Trình bày nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ÂĐ trong những năm 1918-1929? 3. Bài giảng: Những năm đầu thế kỉ XX, các nước ĐNA có nhiều biến chuyển quan trọng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Phương pháp Nội dung Hoạt động cá nhân PV: Sau CTTG1 Đông Nam á có những biến đổi trên những lĩnh vực nào? HS trả lời- GV chốt ý PV: Sự kiện nào thúc đẩy sự phát triển của cách mạng ĐNA? PV: Phong trào độc lập ở ĐNA phát triển mạnh theo những xu hướng nào? HS trả lời: 2 xu hướng tư sản và vô sản. Hoạt động nhóm N1: Nét chính về phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20. N2: Nét chính về phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30. Các nhóm trình bày - GV chốt ý N1: Nêu rõ 2 xu hướng : tư sản và vô sản N2: Nêu phong trào đầu thập niên 30 và cuối thập niên 30. Hoạt động cá nhân PV: Trình bày các phong trào chống Pháp tiêu biểu ở Lào và CPC thời kì này? PV: đặc điểm của phong trào? PV: Nguyên nhân, đặc điểm phong trào đấu tranh chống thực dân ở Mã Lai? GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong trào đấu tranh ở Miến Điện. Hoạt động cá nhân PV: Nguyên nhân cuộc cách mạng? PV: Kết quả, ý nghĩa đạt được? I- Tình hình các nước Đông nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. * Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ĐNA có nhiều biến chuyển quan trọng. - Kinh tế: Thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc. - Về chính trị: Chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực - Về xã hội + Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. + Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh. + giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng. * Cách mạng tháng Mười cũng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam á. 2. Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam á. - Bước phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc tư sản: + giai cấp tư sản trưởng thành lớn mạnh, trong kinh doanh, chính trị. + Đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. - Xu hướng vô sản xuất hiện đầu thế kỉ XX: ĐCS thành lập ở nhiều nước lãnh đạo phong trào đấu tranh. II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia 1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX. a. Xu hướng vô sản. - Tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập. - Vai trò: + Lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng. + Đưa cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước. Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926-1927) b. Xu hướng tư sản. - Năm 1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia do Xu-các-nô lãnh đạo (của giai cấp tư sản) - Chủ trương: SGK tr 85 2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX. - Đầu thập niên 30: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các đảo. - Cuối thập niên 30: Phong trào cách mạng lại bùng lên với vài nét mới: + Chủ nghĩa phát xít. + Đoàn kết dân tộc, liên minh chính trị Inđônêxia được thành lập + Khẳng định ngôn ngữ, quốc kỳ, quốc ca. + Chủ trương hợp tác với thực dân Hà Lan( bị khước từ) III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Camphuchia a. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu( SGK) b. Đặc điểm. - Phong trào phát triển mạnh dưới hình thức vũ trang, nhưng mang tính tự phát, lẻ tẻ. - Phong trào có sự liên minh chiến đấu của 3 nước ĐD - Từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo 2 nước đấu tranh. - CTTG2 bùng nổ, cách mạng 2 nước bước sang thời kì mới: K/c chống Nhật. IV- Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện. a. ở Mã Lai. * Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh. * Đặc điểm: - Đầu thế kỉ XX, phong trào bùng lên mạnh mẽ ( Phong trào của nông dân, tư sản, công nhân) - Hình thức đấu tranh phong phú - T4/1930, ĐCS được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân. b. Miến Điện. SGK V- Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm. a. Nguyên nhân - Xiêm lệ thuộc nhiều mặt vào Anh-Pháp - Sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân với chế độ quân chủ của Ra - Ma VII. -> 1832, cách mạng bùng nổ do Pha-nô-mi-ông lãnh đạo, lật đổ chế độ chuyên chế, thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội. b. Kết quả, ý nghĩa. SGK tr 89. 4. Sơ kết bài học. * Củng cố: GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấud tranh chống thực dân ở ĐNA. * Chuẩn bị bài sau: - Nguyên nhân của bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? 5. Rút kinh nghiệm bài dạy.
File đính kèm:
- T17- LS11.doc