Giáo án Lịch sử lớp 10 - Tiết 12 – Bài 8: Sự Hình Thành Và Phát Triển Các Vương Quốc Chính Ở Đông Nam Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Sự hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam á (Điều kiện tự nhiên, sự ra đời các quốc gia cổ đại, đôi nét về tình hình chính trị, xã hội.)
- Sự hình thành, phát triển, suy thoái của các quốc gia phong kiến ĐNA
2. Kỹ năng:
Thông qua bài học, rèn HS kĩ năng khái quát hoá sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam á, kĩ năng lập bảng thống kê về phát triển các quốc gia Đông Nam á, qua các thời kỳ lịch sử.
3. Thái độ
Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tính đoàn kết và trân trọng nhưng giá trị lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1.Chuẩn bị của Giáo viên :
- Bản đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á .
- Bản đồ hành chính Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng của Đông Nam Á : Tháp Pa-gan, chùa Bô-rô-bô-đua, tháp Chăm .
2. Chuẩn bị của Học sinh :
- Đọc trước SGK, bản đồ ĐNÁ, xác định vị trí các quốc gia ĐNÁ cổ-trung đại.
- Sưu tập tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
CHƯƠNG V ĐÔNG NAM Á CỔ ĐẠI VÀ PHONG KIẾN Tiết 12 – Bài 8: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Sự hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam á (Điều kiện tự nhiên, sự ra đời các quốc gia cổ đại, đôi nét về tình hình chính trị, xã hội...) - Sự hình thành, phát triển, suy thoái của các quốc gia phong kiến ĐNA 2. Kỹ năng: Thông qua bài học, rèn HS kĩ năng khái quát hoá sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam á, kĩ năng lập bảng thống kê về phát triển các quốc gia Đông Nam á, qua các thời kỳ lịch sử. 3. Thái độ Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tính đoàn kết và trân trọng nhưng giá trị lịch sử. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Chuẩn bị của Giáo viên : - Bản đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á . - Bản đồ hành chính Đông Nam Á. - Tranh ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng của Đông Nam Á : Tháp Pa-gan, chùa Bô-rô-bô-đua, tháp Chăm . 2. Chuẩn bị của Học sinh : - Đọc trước SGK, bản đồ ĐNÁ, xác định vị trí các quốc gia ĐNÁ cổ-trung đại. - Sưu tập tranh ảnh, tư liệu có liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, giải thích IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Vị trí của vương triều Dehli và Mogol trong lịch sử Ấn Độ. 3. Tổ chức hoat động dạy học T Hoạt động của thày- trò Kiến thức cơ bản - HĐ1: cá nhân Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của các quốc gia ở Đông Nam Á ? HS trả lời GV chốt ý HĐ 2: cá nhân Các quốc gia Đông Nam Á được hình thành dựa trên những điều kiện nào? Hình thành trong khoảng thời gian nào ( GV cho HS xem hình để gợi ý) HS trả lời GV chốt ý HĐ 3: cá nhân Hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội của cư dân ĐNA có điểm gì nổi bật? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý HĐ: nhóm (5 p) Sự hình thành và phát triển quốc gia phong kiến ĐNA được chia làm mấy thời kì? GV phân nhóm: N1: hãy xác định thời kì hình thành, tên các quốc gia PK tiêu biêu? N2: thời gian nào là thời kì phát triển của các quốc gia PK ĐNA? Các quốc gia tiêu biêu? Biểu hiện của sự phát triển. N3: vì sao các quốc gia ĐNA bước vào thời kì suy vong, biểu hiện? Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trả lời GV, nhận xét, giải thích 1 số kn như “quốc gia dân tộc”, chốt ý - Vương quốc Thái: lúc đầu là Su-khô-thaya và A-yu-thay-a, đến 1349, thống nhất thành A-yu-thay-a, 1767 đổi thành Vương quốc Xiêm, từ 1936 gọi là Thái Lan. - Những biểu hiện suy thoái? (sự phát triển trì trệ của nền kinh tế, mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia, sự đầu hàng dần trước sự xâm nhập của thức dân phương Tây) 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á: a. Điều kiện tự nhiên: - khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp địa hình bị chia cắt b. sự ra đời các quốc gia cổ đại * Điều kiện hình thành Xuất hiện kĩ thuật luyện kim Sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước - Ảnh hưởng của văn hóa trung Quốc, ấn độ * Quá trình hình thành: khoảng 10 thể kỉ đầu sau Công nguyên hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển: Chăm Pa, Phù Nam, Ma-lay-u,Tu-ma-sic, Ka-lin-ga... * Kinh tế, chính trị- xã hội - Kinh tế + Sử dụng kĩ thuật luyện kim (đồng, sắt) + Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính (trồng cây ăn củ, ăn quả, nông nghiệp trồng lúa nước) + Thủ công nghiệp: dệt vải, làm gốm - Chính trị- xã hội:là những quốc gia nhỏ, phân tán trên những địa bàn nhỏ hẹp 2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. a. Sự hình thành - Từ khế kỷ VII đến thế kỷ X đã hình thành các “quốc gia phong kiến dân tộc”. - Khái niệm “ quốc gia phong kiến dân tộc”: lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. - Tên và địa bàn một số quốc gia tiêu biểu: Cam- pu- chia của người Khơ-me; Sri Kset- tria ở lưu vực sông I-ra-oa-đi; Hi-ri-bun-giay- a, Đva-ra-va-ti ở Mê Nam; Sri-vi-giay-a, Ma-ta-ram ở In- đô-nê-xi-a b. Quá trình phát triển * Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á * Tên một số quốc gia tiêu biểu: Đại Việt, Ăng co, Pa gan, Tôn gu, Mô- giô- pa- hít, Su- khô- thay- A- út- thay- a, Lan Xang * Biểu hiện của sự phát triển - Kinh tế: phát triển (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu ....) - Chính trị: ổn định, tập quyền. - Văn hoá: xây dựng nền văn hoá riêng của mình. C. Thời kỳ suy thoái: Từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX các quốc gia Đông Nam Á bước và thời kỳ suy thoái. Biểu hiện của sự khủng hoảng trên các mặt kinh tế, chính trị; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây - 3.Củng cố (’): giáo viên sử dụng sơ đồ để củng cố bài 4. Dặn dò(’) - Học và trả lời ba câu hỏi trong SGK, trang 42. - Đọc kỹ bài 9 “ Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào” V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Bai 8 Su hinh thanh va phat trien cac vuong quoc chinh o Dong Nam A.doc