Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 25: Tình Hình Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hoá Dưới Triều Nguyền (Nửa Đầu Thế Kỉ Xix)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được tình hình chung về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn - trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Hiểu được rằng: Chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong, trong khi tình hình thế giới có nhiểu biến đổi. Sự bảo thủ của nhà Nguyễn không thể đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
- Hiểu được rằng: Mặc dù đất nước lâm vào khủng hoảng song thời kì này trên các lĩnh vực văn hoá – giáo dục vẫn có nhiều thành tựu để lại cho đời sau.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng lòng tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đó.
- Bồi dưỡng ý thức đổi mới, vươn lên của ,mỗi cá nhân
- Giáo dục lòng yêu quê hương, ý thức quan tâm tới thế giới sống.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện và củng cố kĩ năng sử dụng, khai thác lược đồ
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh, phân tích và đánh giá sự kiện lịch sử.
vong, trong khi tình hình thế giới có nhiểu biến đổi. Sự bảo thủ của nhà Nguyễn không thể đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng - Hiểu được rằng: Mặc dù đất nước lâm vào khủng hoảng song thời kì này trên các lĩnh vực văn hoá – giáo dục vẫn có nhiều thành tựu để lại cho đời sau. 2. Tư tưởng, tình cảm - Bồi dưỡng lòng tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đó. - Bồi dưỡng ý thức đổi mới, vươn lên của ,mỗi cá nhân - Giáo dục lòng yêu quê hương, ý thức quan tâm tới thế giới sống. 3. Kĩ năng - Rèn luyện và củng cố kĩ năng sử dụng, khai thác lược đồ - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh, phân tích và đánh giá sự kiện lịch sử. II - THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC - Lược đồ hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng - SGK, SGV, giáo án và tranh, ảnh minh hoạ cho bài học III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII 3. Dẫn dắt bài mới Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, nhà Nguyễn lên cầm quyền trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Tình hình nước ta dưới sự trị vì của vương triều này như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. 4. Tổ chức dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - GV yêu cần HS đọc SGK - GV hỏi: ? Triều Nguyễn thành lập như thế nào - HS đọc SGK và trả lời - GV nhận xét và bổ sung về triều Nguyễn: + Nhà Nguyễn (1802 - 1945) với 13 đời vua nhưng lịch sử nhắc nhiều tới 4 vị vua đầu - thời kì phong kiến độc lập đó là Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883) + Sau hiệp ước Hacmang (1883)và Patonot (1884) nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Vị vua cuối cùng là Bảo Đại. GV tiếp tục bổ sung về bối cảnh thế giới và trong nước khi nhà Nguyễn thành lập: + Thế giới: CNTB chuyển sang CNĐQ nên tăng cường xâm lược thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ La tinh. + Trong nước : Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng. - GV giảng: Trong bối cảnh đó đòi hỏi nhà Nguyễn phải có chính sách phù hợp với thời đại mới. Trước hết là củng cố bộ máy chính quyền. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ máy nhà nước nhà Nguyễn. Hoạt động 2 - GV hỏi: ? Bộ máy nhà nước thời Nguyễn được tổ chức như thế nào - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: Bộ máy Nhà nước ở trung ương thời Nguyễn về cơ bản được xây dựng theo mô hình nhà Lê sơ. - GV hỏi: ? Hãy nhắc lại bộ máy nhà nước thời Lê sơ - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý: Thời Lê sơ Vua là người đứng đầu, dưới vua là có 6 bộ. Đất nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ, huyện (châu), tổng, xã (GV nên sơ đồ hoá bộ máy này trên bảng phụ) - Ở địa phương: Thời Gia Long chia cả nước làm 3 vùng (GV dùng lược đồ hành chính cho HS thấy 3 vùng): Bắc Thành (từ Ninh Bình trở ra phía Bắc); Gia Định Thành (Từ Bình Thuận trở vào)à đứng đầu là Tổng trấn, có quyền lực lớn; Trực doanh (từ Thanh Hoá vào tới Bình Thuận)à Triều đình trực tiếp cai quản. - GV giảng: Chia đất nước thành 3 vùng là giải pháp tình thế thời kì nhà Nguyễn mới cầm quyền. Đến thời Minh Mạng – khi quyền lực của vương triều được củng cố ông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính Hoạt động 3 - GV hỏi ? Em biết gì về cuộc cải cách của Minh Mạng (Quan sát lược đồ SGK) - HS đọc, quan sát SGK và trả lời - GV nhận xét, chốt ý: 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, tuần phủ, mọi hoạt động theo điều hành của triều đình. - HS lắng nghe và ghi bài - GV hỏi ? Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý: + Với cuộc cải cách này nền hành chính nước ta được thống nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. + Cải cách của Minh Mạng dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. - GV hỏi ? So sánh bộ máy Nhà nước thời Nguyễn với Lê sơ (Về bản chất) - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý: Nhìn chung bộ máy Nhà nước của thời Nguyễn giống thời Lê sơ. Về bản chất cả hai bộ máy Nhà nước đều mang tình chuyên chế trung ương tập quyền. Nhưng ở Nhà Nguyễn tính chuyên chế được đẩy lên đến đỉnh cao với lệ “Tứ bất” (không phong hoàng hậu, không lấy trạng nguyên, không phong tể tướng, không phong tước cho người ngoài dòng họ - trường hợp hoàng hậu Nam Phương của vua Bảo Đại là ngoại lệ) Hoạt động 4 - GV hỏi ? Trình bày chế độ tuyển chọn quan lại,luật pháp và quân đội của nhà Nguyễn? - HS đọc SGK và trả lời - GV nhận xét, bổ sung + Tuyển chọn quan lại: Qua giáo dục thi cử là chủ yếu + Luật pháp: Luật Gia Long (1815) với 400 điều. Là sự kết tinh của Luật Hồng Đức (Nhà Lê sơ), Luật Nhà Thanh và cả những quy định, luật lệ của nhà Nguyễn đương thời. Bộ luật này khá đồ sộ, quy định chi tiết nhiều điều, bao quát mọi lĩnh vực như hành chính, dân sự, hình sựLuật Gia Long thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của vương triều và chế độ phong kiến. Trong đó, quy định hình phạt nghiêm khắc đối với tội phản nghịch. + Quân đội: Được trang bị khá đầy đủ và quy củ, hiện đại hơn so với thời kì trước (bằng chứng là đã có súng máy, đại bác, thuyền chiến). Tuy nhiên, về cơ bản thì còn thô sơ và lạc hậu nhiều so với phương Tây Hoạt động5 - GV hỏi ?Cho biết chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý + Nhà Thanh: Thần phục + Lào và Chân Lạp: Bắt họ thần phục bằng cách đem quân đánh chiếm, uy hiếp +Phương Tây: Hạn chế giao lưu, tiến tới đóng cửa không quan hệ - GV hỏi? Nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn - HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: Với chính sách ngoại giao đó chúng ta giữ được quan hệ hoà hiếu với nhà Thanh nhưng đóng của với phương Tây là một chính sách bảo thủ khiến cho đất nước bị cô lập, tụt hậu so với thế giới bên ngoài 1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước. Chính sách ngoại giao. a) Sự thành lập - 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), đóng đô ở Phú Xuân (Huế) - 1804 quốc hiệu Việt Nam b) Tổ chức bộ máy Nhà nước - Trung ương: Theo mô hình nhà Lê sơ - Địa phương + Thời Gia Long: Bắc Thành. Gia Định thành. Trực doanh. + Thời Minh Mạng : 1831-1832 cải cách 30 tỉnh phủ Thừa Thiên + Cấp địa phương dưới tỉnh vẫn như cũ - Ý nghĩa cải cách Minh Mạng + Nền hành chính được thống nhất + Đặt cơ sở cho nền hành chính quốc gia sau này - Tuyển chọn quan lại: Giáo dục và khoa cử - Luật pháp: Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) với 400 điều. - Quân đội: Quy củ và đầy đủ song còn thô sơ, lạc hậu c) Chính sách ngoại giao - Nhà Thanh: Thần phục - Lào và Chân Lạp: Vị thế nước lớn - Phương Tây: Đóng cửa không giao lưu à Đất nước bị cô lập, tụt hậu so với phương Tây Hoạt động 1: Nhóm GV chia cả lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1: Tình hình nông nghiệp? + Nhóm 2: Tình hình thủ công nghiệp? + Nhóm 3: Tình hình thương nghiệp? + Nhóm 4: Nhận xét chung về chính sách kinh tế của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế nước ta thời kì này? - HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý * Nông nghiệp: - Chính sách quân điền (chia ruộng công cho nông dân và thu thuế) được thi hành nhưng không còn hiệu quả vì thực tế chỉ còn 20% là ruộng đất công - Khuyến khích khai hoang: Khai hoang doanh điền (Nhà nước cấp vốn cho nhân dân để mua sắm nông cụ, trâu bò, ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư) -> Sự ra đời của hai huyện mới là Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) - Nhà nước quan tâm tới thuỷ lợi * Thủ công nghiệp - TCN Nhà nước: + Được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng hình thành +Bước đầu tiếp cận với kĩ thuật mới -TCN nhân dân: + Duy trì nghề truyền thống nhưng không phát triển như trước + Xuất hiện nghề mới (in tranh dân gian). Quan sát và miêu tả hình 50/ SGK. * Thương nghiệp - Nội thương: Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khoá của Nhà nước và sự kém phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp -Ngoại thương: + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với láng giềng. + Hạn chế, dè dặt trong quan hệ với phương Tây - Những đô thị lớn một thời dần lụi tàn. * Nhận xét về kinh tế thời Nguyễn - Nhà nước có nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế nhưng hiệu quả không cao - Chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan toả cảng” -> Kinh tế bị cô lập và tụt hậu à Về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn. a, Nông nghiệp - Chính sách quân điền -> Không hiệu quả - Khuyến khích khai hoang (Khẩn hoang doanh điền) - Quan tâm tới thuỷ lợi à Dần được phục hồi nhưng lạc hậu b, Thủ công nghiệp - TCN Nhà nước: + Khá phát triển + Tiếp cận kĩ thuật mới - TCN Nhân dân + Duy trì nghề truyền thống nhưng không phát triển + Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian c, Thương nghiệp - Nội thương: Phát triển chậm - Ngoại thương: Hạn chế thông thương với phương Tây - Đô thị lụi tàn dần à Một kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu Hoạt động 1 GV yêu cầu HS lập bảng thống kê các thành tựu văn hoá – giáo dục của nước ta dưới triều Nguyễn theo mẫu sau: Lĩnh vực Thành tựu Tôn giáo Văn học Giáo dục Sử học Kiến trúc NT Dân gian - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý - GV có thể mở rộng cho HS hiểu biết về cố đô Huế, về lăng của các ông vua triều Nguyễn như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định - GV khuyến khích HS đọc các tác phẩm văn học chữ Nôm thời kì này như Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ Bà Huyện Thanh Quan Tình hình văn hoá – giáo dục Lĩnh vực Thành tựu Tôn giáo -Độc tôn Nho giáo -Hạn chế Thiên chúa giáo Văn học -Chữ Nôm phát triển -Nhiều tác giả và tác phẩm lớn Giáo dục -Nho học được củng cố -Nhưng không phát triển như trước Sử học -Quốc sử quán được thành lập -Nhiều bộ sử lớn ra đời Kiến trúc -Kinh đô Huế -Lăng tẩm các vua Nguyễn.. -Luỹ, thành ở các tỉnh NT Dân gian -Tiếp tục phát triển 5. Củng cố - Nhà Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ nhưng tăng cường tính chuyên chế
File đính kèm:
- Bài 25.doc