Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Nội Hoàng - Năm học 2009 - 2010

 

I. Mục tiêu bài dạy :

1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

-Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó lại tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

-Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945, giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

-Sự hình thành hệ thống XHCN.

2)Tư tưởng, tình cảm :

-Khẳng định những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông âu, ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc, đó là sự thật lịch sử.

-Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liên Bang Nga, các nước thuộc Liên xô trước đây, cũng như các nước Đông Âu vẫn được duy trì và gần đây đã có những bước phát triển mới, cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.

 

doc147 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Nội Hoàng - Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV :Ra đề, đáp án, biểu điểm
-HS : Ôn tập các kiến thức đã học
B/phần thể hiện trên lớp
I/ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số :
 + 9A :
 + 9B : 
 + 9C :
I/đề bài :
*Phần trắc nghiệm : (3 đ)
(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng)
Câu 1 : Thời gian CNXH hình thành hệ thống thế giới ?
A.Năm 1944 – 1945 	 C. Năm 1949
B.Năm 1948 – 1949 	 D. Năm 1948
Câu 2 : Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào ?
A.Mĩ 	B. Nhật Bản
C.Liên Xô 	D. Anh
Câu 3 : Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai , Pháp đã tăng cường đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất ?
A. Công nghiệp nặng 	B. Công nghiệp nhẹ
C. Nông nghiệp và khai thác mỏ 	D. Thương nghiệp và xuất khẩu
Câu 4 : “Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp”, đó là đặc điểm của giai cấp địa chủ phong kiến. Đúng hay sai ?
A.Đúng 	B. Sai
Câu 5 : Điền từ thích hợp vào dấu (...) trong đoạn tư liệu lịch sử sau, sao cho đúng :
“Trong hoàn cảnh lịch sử mới, những lực lượng cách mạng của giai cấp .......................... các nước tập hợp nhau lại để thành lập những tổ chức riêng đứng trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tháng 3/1919, ....................................... được thành lập ở .................................., đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào ..........................................................”.
Câu 6 : Nối tên Nước với tên Thủ đô sao cho đúng ?
Tên nước
Cột nối
Tên thủ đô
a) Việt Nam
 a -
1. Ra-gun
b) Căm-pu-chia
 b -
2. Hà Nội
c) In-đô-nê-xi-a
 c -
3. Viêng Chăn
d) Mi-an-ma
 d -
4. Phuôm Phênh
5. Gia-các-ta
*Phân tự luận : (7 đ)
Câu 1 : Nhiệm vụ chính của Liên hợp Quốc là gì ? Liên hợp quốc có vai trò như thế nào đối với quốc tế và Việt Nam ?
Câu 2 : Xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
II/Đáp án và biểu điểm
*Trắc nghiệm :
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
C
B
Biểu điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 ( 1 đ) : - vô sản (0,25đ)
 - Quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản) (0,25đ)
 - Mát-xcơ-va (0,25đ)
 - cách mạng thế giới (0,25đ)
Câu 6 (1 đ) : a – 2 , b – 4 , c – 5 , d - 1
*Tự luận : ( 7 đ)
Câu 1 : (3 đ)
-Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc : duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá. (1đ)
-Vai trò : + trong hơn 50 năm đã duy trì hoà bình, an ninh thế giới giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá. (0,5 đ)
+Việt Nam : gia nhập Liên hợp quốc 9/1977, Liên hợp quốc với Việt Nam có chương trình như : FAM : lương thực, FAO : nông nghiệp lương thực, UNICEF : quỹ nhi đồng quốc tế, UNESCO : tổ chức văn hoá thế giới. (1,5 đ)
Câu 2 : ( 4 đ)
-Xã hội Việt Nam phân hoá sau chiến tranh thế giới I : 
+Giai cấp địa chủ, phong kiến chia làm 2 bộ phận : Đa số làm tay sai cho thực dân Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. (1 đ)
+Tư sản: phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản làm tay sai cho thực dân pháp. Tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc, yêu nước (0,5 đ)
+Tiểu tư sản : tăng nhanh về số lượng, bị chèn ép, bạc đãi, thất nghiệp ->hăng hái cách mạng (0,5 đ)
+Nông dân : chiếm trên 90% dân số, bị cướp đoạt ruộng đất, bần cùng và phá sản là lực lượng đông đảo của cách mạng ( 1 đ)
+Công nhân : phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, là lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng. ( 1 đ)
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Ôn lại những nội dung đã học ở kỳ I
-Chuẩn bị sách , vở để học chương trình kỳ II.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài 16.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 19– Bài 16:
Hoạt động của nguyễn ái quốc
ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Những hoạt động cụ thể của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Lên Xô, Trung Quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
-Nắm được chủ trương hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3)Kỹ năng :
-Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ. Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
(5’)I/Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Ngày 5/6/1911 Nguyễn ái Quốc từ Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước (lấy tên là Ba – giúp việc trên tàu buôn mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tê-rê-vin) trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ qua các nước á, Phi, Mĩ la tinh. Người trở lại Châu Âu, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
GV
GV
Dùng lược đồ “Hành trình cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, giáo viên sơ lược quá trình đi tìm đường cứu nước từ 1911, hướng đi, cách đi (khác hẳn những người đi trước)
Tại Pháp Người đã có những hoạt động gì ? có ý nghĩa như thế nào?
Cho học sinh rõ Hội nghị Véc-xai (Pa-ri – Pháp) tổ chức Hội nghị của những nước thắng trận trong chiến tranh thế giới I để chia lại thị trường thế giới.
Kể : Bản yêu sách của Nguyễn ái Quốc (kí tên) như một quả bom nổ trên bàn Hội nghị Véc-xai mặc dù không được chấp nhận song có tiếng vang lớn tại Pa-ri và nhân dân thuộc địa Pháp
Việc Nguyễn ái Quốc được đọc luận cương của Lê-Nin có ý nghĩa gì ?
Học sinh trả lời – giáo viên giải thích – kể chuyện về hoạt động, tư tưởng của Nguyễn ái Quốc
Ngoài ra tại Pháp Nguyễn ái Quốc còn có những hoạt động gì ?
Từ khi tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và là một Đảng viên, Nguyễn ái Quốc về tư tưởng đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê-Nin
Nêu và giải thích một số ý nội dung những tài liệu, sách, báo Người đã viết
Qua tìm hiểu mục I em cho biết con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ?
Phân tích, giải thích cho học sinh hiểu rõ (đã có từ lớp 8)
Kể hành trình của Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô, thời gian khi đặt chân tới Liên Xô và về sau.
Tại Liên Xô Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ? có ý nghĩa như thế nào ?
Giải thích cho học sinh rõ những quan điểm của Nguyễn ái Quốc trong các bài báo đã viết
Phân tích ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn ái Quốc tại Liên Xô -> đây là một bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Sơ kết : sự chuẩn bị của Nguyễn ái Quốc về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
I/Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923)
-Ngày 18/6/1919 Nguyễn ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An-Nam, đòi quyền tự do dân chủ, bình đẳng, tự quyết cảu dân tộc Việt Nam.
-Tháng 7/1920 Nguyễn ái Quốc đọc luận cương của Lê-Nin (về vấn đề dân tộc và thuộc địa) Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản, đứng về phía quốc tế 3.
-12/1920 Nguyễn ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
-Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ra báo “Người cùng khổ” viết báo : Nhân đạo và viết “Bản án chế dộ thực dân Pháp”
II/Nguyễn ái Quốc ở Liên xô (1923 – 1924)
-Tháng 6/1923 Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên xô sự Hội nghị Quốc tế nông dân (Quốc tế V)
-ở Liên Xô Người làm nhiều việc : nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo sự thật, tạp chí thư tín quốc tế
-Năm 1924 Người tham sự Đại Hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, đọc tham luận và được bầu vào ban lãnh đạo.
*Bài tập : Điền sự kiện lịch sử đúng với các mốc thời gian sau :
STT
Thời gian
Sự kiện
1
12/1920
2
7/1920
3
1924
4
6/1919
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời câu hỏi sgk.
-Đọc trước phần III bài 16.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 20– Bài 16:
Hoạt động của nguyễn ái quốc
ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
(Tiếp theo)
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc khi rời Liên xô đến Trung quốc và hoạt động của Người tại Trung Quốc.
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3)Kỹ năng :
-Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ. Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá , nhận xét sự kiện lịch sử.
II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
(5’)I/Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi : Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam ?
*Trả lời : Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Sau thời gian sống và hoạt động tại Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) tại Trung Quốc Người đã có những hoạt động gì ? ý nghĩa gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
GV
 ?
H
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
Giới thiệu cho học sinh biết sau một thời gian ở Liên Xô Nguyễn ái Quốc về Trung Quốc (1924) tiếp xúc với một số nhà yêu nước Việt Nam để thành lập một tổ chức cách mạng ở Việt Nam
Hoàn cảnh nào ra đời Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
Dựa vào sgk để trả lời câu hỏi
Cho học sinh rõ con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc đến 1925 đã thành lập được một tổ chức cách mạng tiên tiến ở Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt nam.
Nguyễn ái Quốc đã tiến hành tổ chức các hoạt động như thế nào sau khi thành lập Hội Việt Nam thanh niên ?

File đính kèm:

  • docbai 19.doc