Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 4, Bài 4: Các nước châu Á - Dương Thị Oanh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết phân tích, so sánh sự kiện và sử dụng bản đồ lịch sử.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ và tranh ảnh về các nước châu Á và Trung Quốc.
2. HS: Tư liệu về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và các sự kiện tiêu biểu từng giai đoạn?
2. Giới thiệu bài: Với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tình hình các nước châu Á có điểm gì nổi bật? Sự ra đời và công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay) của Trung Quốc diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Tuần 4 NS: 15/09/2012 Tiết 4 NG: 17/09/2012 Bài 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Trình bày được những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển. 3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết phân tích, so sánh sự kiện và sử dụng bản đồ lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ và tranh ảnh về các nước châu Á và Trung Quốc. 2. HS: Tư liệu về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và các sự kiện tiêu biểu từng giai đoạn? 2. Giới thiệu bài: Với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tình hình các nước châu Á có điểm gì nổi bật? Sự ra đời và công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay) của Trung Quốc diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về châu Á GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ Châu Á, xác định vị trí của các nước Châu Á. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I/15 đàm thoại: H: Tình hình châu Á trước chiến tranh? HS: Đều chịu sự bóc lột và nô dịch của đế quốc thực dân. H: Tình hình các nước châu Á sau chiến tranh TG II? HS: Cao trào giải phóng dân tộc lên cao, một số nước giành độc lập, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, các nước đế quốc ngăn cản phong trào CM, tranh chấp biên giới và li khai =>GV dùng bản đồ châu Á giới thiệu về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới II. *HS trao đổi bàn (2’): Sau khi giành độc lập, các nước châu Á phát triển kinh tế như thế nào? Kết quả? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Nhiều người dự đoán “TK XXI là thế kỉ của châu Á” và trong các nước châu Á nổi lên là Trung Quốc. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa: *GV treo bản đồ Trung Quốc và giới thiệu khái quát về Trung Quốc. H: Kháng chiến chống Nhật kết thúc đưa đến kết quả gì? HS trả lời. GV chuẩn xác. H: Trình bày sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa? HS trả lời. GV chuẩn xác. =>GV giới thiệu chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông và nhấn mạnh: Mao Trạch Đông là lãnh tụ của Đảng cộng sản Trung Quốc. H: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa như thế nào với Trung Quốc và thế giới? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Sau khi ra đời, Trung Hoa bắt tay xây dựng chế độ mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình đổi mới ở Trung Quốc: *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4/19 tìm hiểu: H: Trung Quốc đề ra đường lối cải cách thời gian nào? HS trả lời. H: Nêu nội dung của đường lối đổi mới ở Trung Quốc? HS: Đưa đất nước thành quốc gia văn minh – giàu đẹp. GV liên hệ Việt Nam. H: Thành tựu Trung Quốc đạt được trong quá trình đổi mới? HS: rút ra và trả lời theo đoạn in nghiêng SGK /19. GV chuẩn kiến thức và giới thiệu ảnh “thành phố Thượng Hải” cũng như “Đặc khu kinh tế” để thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và bộ mặt đất nước thay đổi -> thu nhiều kết quả trên lĩnh vực đối ngoại. *Cho HS liên hệ: Lấy ví dụ Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với một số nước? (Thông tin SGK /20). GV chốt lại: Việc bình thường hoá quan hệ với các nước đã tạo bước vững chắc để Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI. I. Tình hình chung: 1. Chính trị: - Sau chiến tranh TG II, hầu hết các nước châu Á giành độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định: ØCác đế quốc xâm lược các nước Đông Nam Á, Tây Á. ØXung đột, li khai, khủng bố, 2. Kinh tế: - Các nước phát triển nhanh về kinh tế: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... II. Trung Quốc: 1. Sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa: * 01.10.1949, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. * Ý nghĩa: (SGK/ 16). 2. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay): * 12.1978, TW ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. a. Nội dung: - Xây dựng CNXH mang màu sắc TQ. - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. - Thực hiện cải cách - mở cửa. - Hiện đại hoá đất nước b. Thành tựu: - Kinh tế phát triển nhanh. - Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. - Đời sống nhân dân được cải thiện. - Đối ngoại: cải thiện quan hệ với nhiều nước và củng cố địa vị trên trường quốc tế. 4. Củng cố: GV treo bảng phụ bài tập sau cho HS làm: BT: Nối thời gian và sự kiện sao cho đúng: A B a. 1/10/1949 1. TW Đảng CS Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. b. 1979 đến nay 2. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. c. 12/1978 3. Thời kì cải cách mở cửa ở Trung Quốc. 4. Đại Cách mạng văn hóa vô sản. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 15’. - Tìm hiểu về các nước Đông Nam Á. - Chuẩn bị tiết sau học bài 5. * Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Su 9 tiet 4.doc