Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 2, Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS cần nắm:

- Nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.

- Sự khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.

2. Tư tưởng: Giáo dục HS:

- Nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình không phù

 hợp chứ không phải sự sụp đổ của lí tưởng XHCN.

- Khó khăn phức tạp và thiếu sót sai lầm trong công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.

- Tin vào con đường Đảng ta đã chọn – đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN.

3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết phân tích, đánh giá, so sánh và nhận định khách quan khoa học.

II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu.

 2. HS: Tranh ảnh và tư liệu về Liên Xô và Đông Âu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 2, Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 NS: 01/09/2012
Tiết 2 NG: 03/09/2012
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
- Sự khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình không phù 
 hợp chứ không phải sự sụp đổ của lí tưởng XHCN.
- Khó khăn phức tạp và thiếu sót sai lầm trong công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Tin vào con đường Đảng ta đã chọn – đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết phân tích, đánh giá, so sánh và nhận định khách quan khoa học.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu.
 2. HS: Tranh ảnh và tư liệu về Liên Xô và Đông Âu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chứng minh thành tựu của Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Kể tên các nước DCND Đông Âu và thành tựu Đông Âu đạt được trong xây dựng CNXH?
2. Giới thiệu bài: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những sai lầm và thiếu sót. Cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài, CNXH tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Vậy nguyên nhân khủng hoảng và quá trình tan rã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu sự khủng hoảng và tan rã ở Liên bang Xô Viết.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I/9 đàm thoại:
H: Nguyên nhân nào làm cho Liên bang Xô Viết khủng hoảng và tan rã?
HS: Mô hình thiếu sót và sai lầm đã cản trở sự phát triển đất nước (số liệu SGK / 9 – 10).
GV phân tích sự thiếu xót sai lầm ở Liên Xô.
H: Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Liên Xô làm gì?
HS: Tháng 3.1985, Goocbachốp lên nắm quyền lãnh đạo và tiến hành cải tổ.
GV giới thiệu hình ảnh, sơ lược tiểu sử Goóc -ba-chốp.
H: Mục đích và nội dung của cuộc cải tổ?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức đồng thời so sánh lời nói và việc làm của Gooc-ba-chốp để thấy thực chất là từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác – Lê nin, phủ định Đảng cộng sản 
H: Em nhận xét gì về công cuộc cải tổ của Gooc -ba -chốp?
HS: Cải tổ không thành công, chuẩn bị không chu đáo, thiếu đường lối chiến lược.
H: Thất bại trên đã để lại những hậu quả gì?
HS dựa vào SGK trình bày.
HS: Quan sát hình 3sgk: cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lit-va.
GV bổ sung: Đất nước không người lãnh đạo, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng và sự tan rã chỉ còn là vấn đề thời gian.
H: Lúc này các nhà lãnh đạo Liên bang làm gì?
GV treo lược đồ các nước SNG cho HS xác định tên các nước SNG trên lược đồ.
H: Chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt thời gian nào?
HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Sau 74 năm tồn tại (1917-1991) thì chế độ XHCN ở Liên Xô hoàn toàn tan rã. 
H: Tại sao chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở LX?
HS: Chưa sửa đổi trước biến động thế giới. Sự tha hoá phẩm chất của các nhà lãnh đạo Đảng. Hoạt động chống phá của các thế lực trong và ngoài nước...
GV liên hệ với tình hình Việt Nam và khẳng định sự sáng suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đất nước.
HĐ 2: Tìm hiểu sự khủng hoảng và tan rã ở các nước Đông Âu.
GV: Dùng bản đồ xác định lại các nước Đông Âu 
*GV yêu cầu HS dựa vào mục II/11 trả lời:
H: Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80? Nêu những biểu hiện của sự khủng hoảng?
HS: phân tích thông tin số liệu theo đoạn in nghiêng / 11.
H: Diễn biến sự sụp đổ và hậu quả cuộc khủng hoảng?
HS: rút ra và trả lời theo đoạn in nghiêng/12.
GV giải thích “đa nguyên chính trị”.
GV liên hệ đến những khó khăn của Việt Nam nói riêng và các nước XHCN nói chung sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’): Nguyên nhân nào làm cho các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ?
=>Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là không tránh khỏi.
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết:
1. Nguyên nhân:
*1973, khủng hoảng dầu mỏ thế giới đã tác động tới Liên Xô:
- Kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp không tăng.
- Chính trị - xã hội: mất ổn định. 
=> Đất nước khủng hoảng toàn diện.
2. Quá trình cải tổ của Gooc ba chốp:
a. Mục đích:
- Sửa chữa thiếu sót, sai lầm.
- Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
b. Nội dung:
- Chính trị: thiết lập chế độ tổng thống, đa đảng. 
- Kinh tế: chưa thực hiện.
c. Hậu quả:
- Đất nước rối loạn.
- ĐCS bị đình chỉ hoạt động.
- 21.12.1991, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
=> Liên Xô bị sụp đổ.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
* Hậu quả:
- ĐCS các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo.
- Thực hiện đa nguyên chính trị.
- 1989: chế độ XHCN sụp đổ. 
- 1991: hệ thống các nước bị tan rã.
4. Củng cố:
BT: Hãy nối thông tin cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng:
A
B
Đáp án
a. 12-1922
1. Khủng hoảng dầu mỏ
a-.................
b. 1973
2. CNXH Xô viết thành lập
b-................
c. 5/1985
3. Đảo chính Goóc ba chốp thất bại
c-.................
d. 19-8-1991
4. Goóc – ba- chốp cải tổ
d-.................
e. 21-12-1991
5. 11 nước cộng hoà thành lập SNG
e-...................
h. 25-12-1991
6. CNXH sụp đổ ở Liên xô
h-...................
*HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
*GV kết luận: 
- Sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu là tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới cũng như với lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình và độc lập.
- Nhưng sự phục hưng của phong trào XHCN và chủ nghĩa cộng sản là tất yếu, nó là cả quá trình lâu dài và các nước này đang tìm cách khắc phục đi lên.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Làm bài tập: lập bảng thống kê sự sụp đổ các nước XHCN Đông Âu (tên nước, thời gian, quá 
 trình sụp đổ).
- Đọc và tìm hiểu trước bài 3.
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 9 tiet 2.doc
Giáo án liên quan