Giáo án Lịch sử 9 - Nguyễn Thị Thanh Xuân

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau CTTG2 từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động, sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm:

- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

3. Kĩ năng:

- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế – xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu

- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước TB những năm sau CTTG2.

 

doc176 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Nguyễn Thị Thanh Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nét chính về tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam thời kỳ 1936-1939
- Nắm được chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939, kết quả ý nghĩa của phong trào.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
- Giáo dục cho HS niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Thấy được tinh thần và quyết tâm đấu tranh của Hồ Chí Minh.
3.Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng so sánh về các hình thức tổ chức đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939 với thời kỳ trước 1930-1931 để thấy được sự chuyển hướng của Đảng ta là đúng đắn, phù hợp.
- Biết sử dụng tranh ảnh
II.Thiết bị đồ dùng dạy học 
- ảnh cuộc mít tinh tại khu đấu xảo(Hà nội)
- Bản đồ Việt nam với những địa danh nổ ra các cuộc đấu tranh
- Một số tác phẩm , sách báo về thời kỳ này
III.Tiến trình tổ chức dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định chính quyền Xô viết Nghệ tĩnh là chính quyền của dân do dân và vì dân?
2.Giới thiệu bài mới
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , những hận quả của nó và những biến động của thế giới đã tác động , ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt nam. Đứng trước tình hình đó, Đảng ta cần phải có những chủ trương mới cho phù hợp. Những tác động của tình hình thế giới đó là gì? Chủ trương và diễn biến cảu phong trào diễn ra như thế nào? Ys nghĩa của phong trào đó ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay?
3.Dạy và học bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp/ Cá nhân
Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại trong những năm 1929-1933 trên thế giới diễn ra ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tíêp đó GV nêu câu hỏi:
? Hãy cho biết các nước tư bản thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bằng cách nào?’
Hs dựa vào SGK trả lời kết quả của mình, GV nhận xét bổ sung và kết luận. Đồng thời GV nhấn mạnh: Giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít. Chúng ra sức xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân các nước và ráo riết chuẩn bị chiến tranh mới để chia lại thị trường thế giới. Chúng cũng mưu đố tấn công Liên Xô, hi vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản thế giới.Chủ nghĩa phát xít Đức, ý, Nhật trở thành mối nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
Hoạt động 2: Nhóm
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
?Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản có chủ trương gì?
HS dựa vào SGK thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình, GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.Cuối cùng GV kết luận
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
? Hãy cho biết tình hình nước Pháp trước sự ra đời của chủ nghĩa phát xít?
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung và kết luận
Đồng thời GV giới thiệu cho HS thấy: Mặc dù chính phủ Pháp đã ban hành một số quyền tự do dân chủ song bọn cầm quyền phản động ở Đông dương vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Hoạt động 1: Nhóm/Cấ nhân
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
?Trước tình hình đó Đảng ta có chủ trương mới gì?’
HS dựa vào SGK thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Cuối cùng GV kết luạn
?Để thực hiện chủ trương do Đảng chủ trương thành lập mặt trận nào?nhằm mục tiêu gì?.
HS dựa vào SGK dưới sự hướng dẫn của GV trả lời câu hỏi trên. Cuối cùng GV kết luận.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hình thức đấu tranh trong thời kì này, nhấn mạnh đến việc tận dụng mọi hình thức đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp.
Đến đây giáo viên tổ chức cho HS lập bảng so sánh phong trào 1930-1931 theo các nội dung: kẻ thù, nhiệm vụ đấu tranh, hình thức đấu tranh, lực lương tham gia mặt trận.
Hoạt động 2: Cả lớp
GV dùng lược đồ Việt Nam để trống vừa giảng vừa dùng các kí hiệu điền diễn biến phong trào, làm nổi bật các phong trào. kết hợp với giới thiệu bức tranh “Cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo Hà Nội” và cùng với việc giới thiệu những sách báo về thời kì này.
GV tổ chức cho HS rút ra nhận xét về phong trào. Sau khi HS trả lời GV nhận xét bổ xung và kết luận: phong trào 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo quầng chúng nhân dân tham gia cả nông thôn và thành thị trên phạm vi cả nước, hình thức đấu tanh phong phú với mục đích đòi tự do dân chủ.
Hoạt động 1: Cá nhân
GV tổ chức cho HS rút ra ý nghĩa của phong trào 1931939 với câu hỏi: 
?Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936-1939?”
HS dựa vào SGK và vốn kiến thức của mình để trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ xung và kết luận.
Tích hợp : Chiến tranh thế giới thư hai bùng nổ Hàng loạt cuộc KN nổ ra báo hiệu một thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.
1.Tình hình Thế giới và trong nước
- Tình hình thế giới 
+ Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, ý, Nhật đang đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
+Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản chỉ ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thể giới là chủ nghĩa phát xít, chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước chống phát xít.
+Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban bố những chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
- Trong nước
+Đời sông nhân dân bị ảnh hưởng cùng với chính sách phản động làm cho nhân dân ta càng đói khổ, ngột ngạt.
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
- Chủ trương của Đảng:
+ Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp cùng tay sao không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp.
+Nhiệm vụ: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động tay sai, đòi tự do cơm áo hòa bình.
- Về Mặt trận: chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
- Diễn biến:
+ Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936) thu thập nguyện vọng của nhân dân
+ Phong trào rước đón phái viên chính phủ Pháp và Toàn quyền mới nhằm đưa yêu sách.
+ Phong trào đấu tranh của quần chúng công nhân, nông dân và các tầng lớp khác.
+ Phong trào báo chí tiến bộ.
+ Đấu tranh trên mặt trận nghị trường.
III. ý nghĩa của phong trào:
- Qua phong trào quần chúng được tập dượt đấu tranh, chủ nghĩa Mác Lê nin được truyền bá sâu rộng trong quần chúng, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
- Qua phong trào Đảng ta được rèn luyện, đào tạo được đội ngũ cán bộ trung kiên.
- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
* Củng cố dặn dò :
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK
- Đọc và chuẩn bị bài mới.
IV/ Rút Kinh nghiệm: 
 Ngày soạn:..
Ngày giảng..
Chương III:
Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945
Tiết 25 – Bài 21:Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1.Kiến thức: 
Nắm được sự thỏa hiệp giữa thực dân Pháp với phát xít Nhật và sự câu kết giữa Pháp với Nhật để áp bức bóc lột nhân dân ta, dẫn đến đời sống nhân dân khổ cực.
Những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.
2.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giúp HS thấy rõ chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của đế quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
3.Kĩ năng:
Tập dượt cho HS biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ.
II.Thiết bị đồ dùng dạy học:
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương
Tranh ảnh chân dung một số nhân vật lịch sử: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập.
III.Tiến trình tổ chức dạy – học:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đường lối chủ trương của Đảng trong thời kì 1936 – 1939 có gì khác so với thời kì 1930 – 1931?
Giới thiệu bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ở châu á, phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt Trung và vào xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã quỳ gối dâng Đông Dương cho phát xít Nhật, nhân dân ta một cổ hai tròng ngột ngạt dưới ách thống trị của phát xít đế quốc Nhật – Pháp, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra trong thời kì này. Để hiểu tình hình thế giới và cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải câu hỏi trên
Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp/ Cá nhân
GV tổ chức cho HS tìm hiểu tình hình thế giới và Đông Dương khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ bằng việc nêu câu hỏi:
? Hãy cho biết tình hình thế giới và Đông Dương khi Chiến tranh thế giới hai bùng nổ”?
HS dựa vào SGK trả lời kết quả. GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Đồng thời nhấn mạnh: chỉ 7 ngày sau, Chính phủ Pháp lại kí thêm một hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự (29-7-1941). Đến khi Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật lại bắt Pháp ở Đông Dương kí hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt.
?GV: Nêu những thủ đoạn của Pháp trong việc áp bức bóc lột nhân dân ta?
GV hướng dẫn HS trả lời để thấy được những thủ đoạn áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở Đông Dương mặc dù bị phát xít Nhật uy hiếp.
GV tổ chức HS rút ra những hậu quả của các chính sách mà đế quốc phát xít Pháp – Nhật gây ra đối với nhân dân ta.
Hoạt động 1: Cả lớp/ Cá nhân
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
? Nguyên nhân khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra?
HS dựa vào SGK và vốn kiến thức hiểu biết của mình để trình bày kết quả. GV nhận xét bổ sung và kết luận
GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn kết hợp với tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Sau đó GV có thể gọi HS trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
GV tổ chức cho HS rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
Hoạt động1: Cả lớp/ Cá nhân
?GV: Tại sao cuộc khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ?
HS dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận
GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa Nam Kì để tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
Cuối cùng, GV tổ chức cho HS rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kì. Sau khi HS phát biểu. GV nhận xét, bổ sung và kết luận
Hoạt động 2

File đính kèm:

  • docgiao an su 9(1).doc