Giáo án Lịch Sử 9 - Lê Thị Ngọc Anh

PHẦN I: LIÊN XÔ

I- MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

 Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

2- Kĩ năng:

Phân tích nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

3- Tư tưởng:

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ơ Liên xô.

- Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liên bang Nga.

II- THIẾT BỊ- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu. Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô.

- HS: Nội dung phần tìm hiểu.

III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

 

doc67 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch Sử 9 - Lê Thị Ngọc Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àhình thành 3 vùng kinh tế– tài chính của thế giới tư bản chủ: Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng: 1948-1949, 1953-1954, 1957-1958 
+ Mĩ phải chi phí một khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang 
+ Sự chênh lệch ngày càng cao giữa một số người giàu và đông đảo người nghèo, điều này làm cho muâu thuẫn xã hội ngày thêm sâu sắc, đấu tranh giai cấp phát triển, chính trị, xã hội không ổn định.
Yêu cầu học sinh đọc mục II
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ?
- Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên vào 2-1946.
- Những thành tựu khoa học-kĩ thuật mà Mĩ đạt được trên các lĩnh vực quan trong: Công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ 
GV: Gọi 1 học sinh đọc 2 đoạn đầu mục III
GV: Nói qua về hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Em hãy cho biết những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
+ Đối nội: Thời kì đầu sau chiến tranh, chính phủ Mĩ đã ban hành một loạt các đạo luật phản động, nhằm chống lại phong trào công 
nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như đạo luật Táp-Hác-lây ( chống phong trào công đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-ca-ran ( chống Đảng cộng sản), Luật kiểm tra lòng trung thành ( loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi nhà nước Mĩ 
+ Đối ngoại: Đề ra “chiến lược toàn cầu”, là mục tiêu kế hoạch có tính chất lâu dài của Mĩ, muốn khống chế, thống trị toàn thế giới, tiến hành đàn áp, phá hoại phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng lại thất bại năng nề như ở TQ, Cu Ba, Việt Nam
Trong những năm 1991-2000, tham vọng lớn nhất của Mĩ là gì? 
- Đọc đoạn đầu mục I
- Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá, nhờ bán vũ khí, hàng hóa.
- Dựa vào đoạn chữ in nhỏ trả lời
- Dựa vào đoạn cuối mục I trả lời.
- Một học sinh đọc mục II
- Sáng chế các công cụ sản xuất mới: Máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động. Lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng
- Đọc SGK
- Thảo luận nhóm trong 5 phút 
+ Nhóm 1, 3 thảo luận về chính sách đối nội.
+ Nhóm 2, 4 thảo luận chính sách đối ngoại.
- Mĩ muốn xác lập trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và không chế
* SƠ KẾT: Do Mĩ tham gia chiến tranh muộn, ít thiệt hại về chiến tranh và thu được lợi nhuận to lớn nhờ buôn bán vũ khí, sau chiến tranh Mĩ trở thành một cường quốc về kinh tế. Từ đó Mĩ thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động hồng làm bá chủ thế giới.
4/ Củng cố: (6phút)
- Nước Mĩ đã trở nên giàu mạnh như thế nào sau chiến tranh?
- Những nguyên nhân dẫn tới sự giàu mạnh của nước Mĩ?
- Sau chiến tranh Mĩ đã thi hành chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?
5/ Dặn dò: (1phút)
Học thuộc bài theo câu hỏi SGK – Tìm hiểu nội dung bài 9.
NHẬT BẢN
TUẦN : 11
TIẾT :11
	BÀI 9
I- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường quốc kinh tế, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ. Nhật Bản đang ra sức vươn lên lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế của mình.
2- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, so sách và liên hệ.
3- Tư tưởng:
- Ý chí vươn lên lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.
- Từ 1993 đến nay các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóagiữa nước ta và Nhật Bản ngày càng mở rộng va phát triểntrên cơ sở của phương châm “ Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
II- THIẾT BỊ-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ châu Á, lược đồ: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- HS : Nội dung phần tìm hiểu, tranh ảnh về Nhật Bản.
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định: (1phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (7phút).
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một siêu cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Để tìm nguyên nhân vì sao như vậy, chúng cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I- Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:(8phút)
- Sau chiến tranh kinh tế Nhật Bản bị tàn phá hết sức nặng nề, thất nghiệp trầm trọng, thiếu lương thực, thực phẩm 
- Sau chiến tranh một loạt cải cách dân chủ được tiến hành: ban hành hiến pháp mới, cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa Phát xít, ban hành các quyền tự do dân chủ.
II-Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:(10phút)
- Những năm 60 nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kì” đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản.
-Những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- Kinh tế Nhật phát triển vì: Tiếp thu những tiến bộ của thế giới, hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty, vai trò của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động.
- Đầu những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tinh trạng suy thoái.
III- Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh: (12phút)
- Đối nội: Với những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản
- Đối ngoại: Với hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo hộ dưới “cái ô hạt nhân” của Mĩ.
GV: Gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức của môn địa để xác định vị trí địa lí của Nhật Bản. ( dt: 377801 Km2, ds: 124 tr người)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai nhật Bản đứng trước những khó khăn như thế nào?
Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề với những khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp trầm trọng (13tr người), lương thực hàng hóa tiêu dùng thiếu thốn (năm 1945 sản lượng lúa mì chỉ bằng 2/3 của các năm trước, sản xuất công nghiệp chỉ còn 10% so với mức trước chiến tranh. 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật bản bị quân đội nước ngoài kéo vào chiếm đóng. 
Em hãy cho biết nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật sau chiến tranh?
Mĩ không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Chính quyền chiếm đóng đã thi hành một loạt cải cách dân chủ, nước Nhật đã có sự chuyển biến to lớn: từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này đã trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).
Gọi 1 học sinh đọc đoạn đầu mục 1
Trong những năm 60 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật có những biến chuyển gì?
Nêu những biểu hiện của sự phát triển “thần kì” đó?
Vì sao Nhật Bản có bước phát triển thần kì như thế?
+ Tiếp nhận những thành tựu KHKT của thế giới nhưng giữ bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp công ty Nhật Bản
+vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ.
+ Con người Nhật Bản đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có tình yêu thiên nhiên, biết tìm ra cái hay của người khác.
Em hãy nêu những dẫn chứng sự suy thoái của nền kinh tế Nhật trong những năm 90 của thế kỉ XX?
Yêu cầu học sinh đọc SGK
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản?
+ Đối nội: Với những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản, Nhật Hoàng không còn là đấng tối cao bất khả xâm phạm, chỉ còn là một biểu tượng.
+ Đối ngoại: Với hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (1951) Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo hộ dưới “cái ô hạt nhân” của Mĩ. Nhờ đó trong thới kì này, Nhật Bản tập trung mọi cố gắng vào phát triển kinh tế, thể hiện một chính dối ngoại mềm mỏng, thậm chí tránh xa mọi rắc rối quốc tế. Sau chiến tranh lạnh, Nhật dành nhiều nổ lực để vươn lên trở thành cường quốc về chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh mà thế giới nói về Nhật Bản “Một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chú lùn về chính trị”. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã vận động để trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế 
- Một hs xác định 4 đảo lớn của Nhật Bản.
- Là nước bại trận, bị tàn phá hoang tàn, thất nghiệp, thiếu lương thực 
- Ban hành hiến pháp mới, thực hiện cải cách ruộng đất, xóa xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, ban hành quyền tự do dân ch

File đính kèm:

  • docGA LICH SU 9.doc
Giáo án liên quan