Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 9, Bài 5: Công xã Pa-ri 1781 - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Nguyên nhân đưa đến sự bùng nổ và diễn biến sự thành lập công xã Pa Ri.

 - Thành tựu nổi bật của Công xã Pa Ri.

 - Công xã Pa Ri –nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích một sự kiện lịch sử.

 - Sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.

3. Thái độ :

 Giáo dục học sinh lòng tin vào năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của giai cấp vô sản, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bản đồ Pa Ri và vùng ngoại ô nơi xẩy ra Công xã Pa Ri, vẽ sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã, các tài liệu có liên quan

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 - Quan sát bản đồ, rút ra nhận xét, xây dựng bài mới.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 9, Bài 5: Công xã Pa-ri 1781 - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chóng và tiếùp tục tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đếùn sự ra đời của công xã Pa-ri 1871. Nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản. Vậy công xã Pa Ri đã được thành lập như thế nào? Vì sao công xã Pa-ri lại được coi là nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua nội dung bài học hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
5’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc mục 1 SGK
GV: Thông báo về nền thống trị của đế chế II (1852-1870) thực chất là nền chuyên chế tư sản, trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tiếùn hành chiến tranh xâm lược 
(H): Chính sách đó dẫn đến kết quả gì?
(H): Để giải quyết mâu thuẫn trong nước chính phủ Pháp đã làm gì?
(H): Trước tình hình đó nhân dân Pari đã làm gì?
GV: Thành quả cuộc cách mạng 4/9/1870 đã bị rơi vào tay giai cấp tư sản. 
(H): Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” Chính phủ vệ quốc đã làm gì?
GV giải thích: Tình thế và bản chất của giai cấp tư sản Pháp bằng nhận xét của chủ tịch Hồ Chí Minh “tư bản Pháp khi ấy như lửa cháy hai bên, bên ngoài thì Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì cách mạng nổi lên trước mắt tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức chứ không chịu hoà với cách mạng “
- Tư sản Pháp sợ nhân dân hơn sợ quân Đức xâm lược nên đã đầu hàng Đức để rảnh tay đối phó với nhân dân .
(H): Công xã Pa-ri ra đời trong hoàn cảnh nào?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc mục 1 SGK
- Lắng nghe
- Nước Pháp tồn tại những mâu thuẫn gay gắt không thể giải quyết được giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
- Pháp gây ra cuộc chiến tranh với Phổ nhằm ngăn cản sự thống nhất nước Đức và đàn áp phong trào công nhân trong nước. Năm 1870 chiến tranh bùng nổ. Quân Đức xâm lược Pháp, Pháp thất bại (2-9-1870) 
- Ngày 4-9-1870 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thốâng trị của đế chế II --> kết quả Chính phủ vệ quốc của giai cấp tư sản được thành lập 
- Lắng nghe
- Bất lực hèn nhát xin đình chiến với Đức. 
- Lắng nghe
- Quần chúng nhân dân Pa-ri chống lại sự đầu hàng của tư sản Pháp và để bảo vệ tổ quốc
I. SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã:
- Để giải quyết mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, Pháp tuyên chiến với Phổ gây ra cuộc chiến tranh Pháp – Phổ.
- Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III bị bắt làm tù binh. Nhân cơ hội này, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa.
- Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, nhưng thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Khi quân Phổ tiến vào nước Pháp bao vây Pa-ri, Chính phủ vệ quốc hèn nhác, xin đình chiến. Trước tình hình đó quần chúng nhân dân lại đứng lên quyết chiến bảo vệ Tổ quốc.
8’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 -1871?
GV: Em hãy tường thuật cuộc khỏi nghĩa ngày 18 – 3 - 1871? 
GV: Sử dụng bản đồ vùng ngoại ô Pa-ri bổ sung “quyết tâm chống lại nhân dân, chính phủ tư sản do Chi-e đứng đầu đã cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của vệ quốc quân, lúc 3 giờ sáng ngày 18/ 3/ 1871 tiếng súng đại bác đã đánh thức cả Pa-ri. Tiếng chuông báo động vang lên thúc dục công nhân Pa-ri và gia đình họ kéo đến để hộ trợ cho các chiến sĩ vệ quốc quân. Cuộc chiến đấu càng quyết liệt. Quân Chi-e bị vây chặt, bọn chỉ huy điên cuồng ra lệnh bắn vào nhân dân, nhưng binh lính không tuân lệnh. Họ ngả về phía nhân dân, tước khí giới của bọn chúng. Aâm mưu chiếm đồi Mông-mác của bọn Chi-e bị thất bại, thắng lợi thuộc về vệ quốc quân, nhân dân đã làm chủ Pa-ri, thành lập chính phủ lâm thời “
(H): Sau khởi nghĩa 18/ 3/ 1871 công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đã tiến hành công việc gì?
(H): Tính chất của cuộc khởi nghĩa 18/ 3/ 1871 là gì?
(H): Vì sao hội đồng công xã được nhân dân nhiệt liệt đón mừng?
GV: 28/ 3/ 1871 tại quãng trường toà thị chính giữa một biển người bao la, Công xã long trọng tuyên bố ra mắt quốc dân trong tiếng hoan hô vang dậy “công xa muôn năm “tiếng đại bác chào mừng rung chuyển đất trời, đoàn quân nhạc cử bài quốc ca Mác Xây E hùng tráng, tiếng hát vang như sấm dậy. Từ 1790 đến nay chưa bao giờ, Pa Ri lại phấn khởi và xúc động đến thế, tim mọi người ngừng đập, nước mắt trào lên mi
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Sự phản bội của giai cấp tư sản trước đất nước (đầu hàng Đức), và nhân dân (tư sản muốn tước vũ khí vệ quốc quân, bắt các uỷ viên, đàn áp nhân dân )
- Giai cấp vô sản đã khởi nghĩa chốâng lại giai cấp tư sản, bảo vệ tổ quốc. 
- Học sinh tường thuật theo SGK 
- Sau khi lật đổ chính quyền tư sản, ngày 26-3-1871 nhân dân Pải tiến hành bầu cử và thành lập hội đồng công xã.
- Khởi nghĩa 18/ 3/ 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. 
- Vì Hội đồng công xã do nhân dân lao động Pa-ri bầu nên, đây là lần đầu tiên nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu của mình.
- Lắng nghe
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/ 3/ 1871. Sự thành lập Công xã.
- 3 giờ sáng ngày18 – 3 - 1871 Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng bị thất bại. Quần chúng Pa-ri tiến hành khởi nghĩa, làm chủ Pa-ri.
- Ngày 26/ 3/ 1871, tiến hành bầu cử Hội đồng công xã. -- > Kết quả:có 86 đại biểu công nhân, trí thức trúng cử vào Hội đồng công xã.
- Ngày 28/ 3/ 1871, Hội đồng công xã được thành lập
11’
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Sử dụng sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã
(H): Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy công xã?
(H): Tổ chức chính quyền này có gì khác với tổ chức bộ máy chính quyền tư sản?
(H): Công xã Pa-ri đã thi hành những chính sách gì?
(H): Những chính sách của công xã Pari đem lại quyền lợi cho ai?
(H): Căn cứ vào đâu để khẳng định Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Học sinh quan sát sơ đồ 
- Tổ chức bộ máy đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân, vì nhân dân 
- Chính quyền tư sản chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, không phục vụ quyền lợi cho nhân dân còn chính quyền công xã đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân, vì nhân dân ( nhân dân nắm mọi quyền trong Công xã, các thành viên công xã chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn)
- HS trả lời theo đoạn chữ nhỏ SGK.
- Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động .
- Công xã Pa-ri do nhân dân lao động bầu nên, và đại diện cho nhân dân lao động.
- Các chính sách của công xã Pa-ri phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động, nó khác hoàn toàn với chính phủ tư sản.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI.
* Tổ chức bộ máy:
- Cơ quan cao nhất của Nhà nước là Hội đồng Công xã.
- Các thành viên của hội đồng do nhân dân bầu ra và đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động. 
-Hội đồng Công xã vừa ban bố pháp luật vừa lập 10 ủy ban thi hành pháp luật.
* Chính sách của Công xã:
- Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân.
- Ban hành các sắc lệnh mới: Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí, quy định giá bán bánh mì
---> Tất cả những chính sách trên đều phục vụ cho quyền lợi của nhân dân. Đây thực sự là Nhà nước kiểu mới.
7’
* HOẠT ĐỘNG 4:
(h): Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt công xã ?
(H): Vì sao chính phủ Đức ủng hộ chính phủ Véc-xai?
(H): Nêu diễn biến cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ công xã và quân Véc-xai. 
GV: Cho học sinh quan sát hình 31 SGK.
Trên chiến luỹ người ta nghe tiếng thì thầm của 2 chiến sĩ: Cháu bao nhiêu tuổi? thưa ông cháu 12? còn ông – 60 tuổi. 
Có tiếng kêu xung phong, hai ông cháu nắm chắc tay súng lao về phía quân thù đang kéo đến 
(H): Sự ra đời và tồn tại của công xã có ý nghĩa gì?
(H): Vì sao công xã Pa Ri thất bại ?
(H): Tuy thất bại công xã Pa-ri để lại bài học gì?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản không ngần ngại bán rẽ Tổ quốc, ký hoà ước với những điều khoảng có lợi cho quân Đức đểû có lực lượng đàn áp dã man cách mạng 
- Vì Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, là tấm gương cho công nhân thế giới noi theo nên tư sản Đức cũng lo sợ và muốn tiếp tay cho tư sản Pháp đàn áp công nhân.
- Đầu tháng 4 quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri, đầu tháng 5 phần lớn các pháo đài phía tây và nam đã bị chiếm. Ngày 6/ 5/ 1871 Pa-ri bị quân thù vây chặt, cái chết đang treo lơ lửng trên đầu các chiến sĩ công xã, chẳng ai nao lòng, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em đều tham gia các đơn vị vũ trang bảo vệ Pa-ri 
- Ngày 27/ 5/ 1871 chiến sĩ công xã đã chiến đấu anh dũng chống trả 5000 quân Chi-e đến hơi thở cuối cùng bên bức tường nghĩa địa Cha-La-se-dơ “tuần lễ đẫm máu” kết thúc. Công xã Pa-ri thất bại.
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày công xã Pa-ri có ý nghĩa thực sự lớn lao. Công xã là hình ảnh của chế độ m

File đính kèm:

  • docT9- CONG XA PA-RI 1871.doc
Giáo án liên quan