Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 8, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - C.Mác và F.Ang –ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

 - Lí luận cách mạng của giai cấp vô sản.

 - Bước tiến mới của phong trào công nhân từ 1848-1870.

2. Kỹ năng:

 - Biết phân tích, đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.

 - Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử – Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

3. Thái độ :

 - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học- lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân đấu tranh xây dựng một xã hội tiến bộ.

 - Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh ảnh trong SGK, ảnh chân dung C.Mác, F. ăng ghen.

 - Văn kiện tuyên ngôn Đảng Cộng sản và tài liệu khác phục vụ bài học.

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 8, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân châu Aâu (1830-1840). Vì sao phong trào đều thất bại ?
Dự kiến trả lời:
* Các phong trào tiêu biểu:
- Ở Pháp: Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm gời làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa, với khẩu hiệu đấu tranh “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”
- Ở Đức: Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ.
- Ở Anh: Từ năm 1836 đến năm 1847, nổ ra Phong trào Hiến chương có quy mô rộng lớn, có tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
	* Kết quả: Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
	* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng
Giới thiệu bài: (1ph) 
	SưÏ thất bại của phong trào công nhân châu Aâu nữa đầu thế kỷ XIX đặt ra yêu cầu phải có lý luận cách mạng soi đường. Vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác có đáp ứng được yêu cầu đó của phong trào công nhân không. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh quan sát chân dung Mác và Aêngghen. Em trình bày vài nét về cuộc đời của Mác và ăng ghen?
(H): Qua cuộc đời và sự nghiệp của Mác – Ăng-ghen em có suy nghĩ gì về tình bạn giữa Mác-Ăng-ghen?
(H): Điểm giống nhau nổi bật trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì ?
GV: Mác, ăng ghen cùng có tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản, xây dựng một xã hội tiến bộ.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Mác sinh 1818 ở Tơ-ri-ơ (Đức), là người thông minh, đỗ đạt cao, Mác sớm tham gia hoạt động cách mạng. 
-Aêng-ghen sinh 1820 trong gia đình chủ xưởng ở Bác -men. Hiểu rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, Aêng-ghen khinh ghét chúng và sớm tham gia phong trào công nhân 
- Tình bạn đẹp cao cả và vĩ đại được xây dựng trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính, tinh thần vượt khó giúp đỡ nhau để phục vụ sự nghiệp cách mạng 
- Nhận thức rõ bản chất của chế độ tư bản là bóc lột và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thấy được vai trò của công nhân trong đấu tranh chống tư sản. 
- Cùng đứng về phía giai cấp công nhân và có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng một xã hội tiến bộ bình đẳng
- Ghi nhớ
II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
1. Mác và Ăng-ghen:
*Mác: (1818-1883), sinh ra ở Tơ-ri-ơ (Đức) là người thông minh, đỗ đạt cao, Mác sớm tham gia hoạt động cách mạng. 
*ĂÊng ghen: (1820-1895), sinh ra ở Bác-men (Đức) trong gia đình chủ xưởng giàu có, hiểu rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản Ăng-ghen khinh ghét chúng và sớm tham gia phong trào cách mạng. 
Mác, ăng ghen cùng có tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản, xây dựng một xã hội tiến bộ.
10’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
(H): “Đồng minh những người cộng sản” được thành lập như thế nào?
GV: “Đồng minh những người cộng sản” được thừa kế đồng minh những người chính nghĩa, cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”, chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế .
(H): Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV: Cho họ sinh đọc phần chữ in nghiêng SGK.
(H): Nêu những nội dung chính của bản tuyên ngôn?
(H): Em có nhận xét gì về tuyên ngôn Đảng cộng sản?
(H): Câu kết của tuyên ngôn “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại “ có ý nghĩa như thế nào?
(H): Vậy sự ra đời của tuyên ngôn Đảng cộng sản có ý nghĩa gì?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Do Mác – Ăng-ghen thành lập. Hai ông đã liên hệ với một tổ chức bí mâït của công nhân Tây Aâu “Đồng minh những người chính nghĩa” và thành lập “Đồng minh những người cộng sản “
- Lắng nghe
- Yêu cầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải có 1 lý luận cách mạng đúng đắn. 
 -Sự ra đời của tổ chức đồng minh những người cộng sản 
-Được Mác và Ăng-ghen lãnh đạo. Tháng 2-1848 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được công bố
- Học sinh đọc
- Tuyên ngôn gồm lời mở đầu và 4 chương, lời mở đầu nêu mục đích nguyện vọng của những người cộng sản. Tuyên ngôn khẳng định:
+ Sự thay đổi các chế độ xã hội làdo phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
+ Công nhân có sứ mệnh là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản
- Văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học. 
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
- Tuyên ngôn Đảng cộng sản là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đầu tiên, đặt ra cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.Nó phản ánh quyền lợi của giai cấp công nhân và là vũ khí đấu tranh chống tư sản đưa phong trào công nhân phát triển 
2. “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đẳng Cộng sản”:
* “Đồng minh nững người cộng sản”: Do Mác và Aêng-ghen sáng lập. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
* Tháng 2- 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được thông qua ở Luân Đôn
- Nội dung:
+ Khẳng định sự thay đổi của chế độ xã hội trong lịch sử xã hội loài người là do sự phát triển của sản xuất 
+ Trong xã hội có giai cấp thì đấùu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội 
+ Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” 
- Ý nghĩa: 
+ Tuyên ngôn Đảng cộng sản là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đầu tiên. 
+ Là vũ khí lý luận của công nhân trong cuộc đấu tranh chống tư sản .
14’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Tại sao những năm 1848-1849 phong trào công nhân châu Aâu phát triển mạnh?
(H): Em hãy tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày 23-6-1848 ở Pháp ?
(H): Bị đàn áp đẫm máu giai cấp công nhân đã nhận thức rõ vấn đề gì ?
(H): Nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848-1849 đến 1870 là gì?
(H): Quốc tế thứ nhất đã thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
GV: Cho học sinh quan sát hình 29 và mô tả.
Ngày 28-9-1864 có 2000 đại biểu công nhân Anh, Đức, Pháptham dự cuộc mít tinh lớn tổ chức tại Luân Đôn. Nhiều nhà hoạt động cách mạng nước ngoài sống ở Luân Đôn cũng than gia. C.Mác được mời dự mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch với niềm phấn khởi vô song, những người dự mít tinh đã thông qua Hội liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất )
(H): Hoạt động chủ yếu và vai trò của Quốc tếù thứ nhất là gì?
GV bổ sung: cuộc đấu tranh trong nội bộ quốc tếù thứ nhất xuất hiện nhiều phái trong nội bộ (phái công nhân công đoàn Anh, phái Lát-xan, phái Bu-cu-nin) --> chống lại chủ nghĩa Mác, rất nguy hại cho sự phát triển của phong trào công nhân 
(H): Sự ra đời và hoạt động của quốc tế thứ nhất có ý nghĩa gì ?
(H): Em có nhận xét gì về phong trào công nhân quốc tế những năm 1868?
* HOẠT ĐỘNG 3:
-Sự bóc lột của giai cấp tư sản làm cho đời sống công nhân và nhân dân lao động cơ cực --> phong trào phát triển mạnh.
- Ngày 23-6-1848 nhân dân Pa ri xây dựng các ụ chiến đấu trên có lá cờ đỏ tung bay với khẩu hiệu “sống trong lao động hoặc chết trong đấu tranh “, “nền CHDC và XHCN muôn năm”. Quân khởi nghĩa tấn công vào toà thị chính, song quân chính phủ được tăng viện 25000-30000, trong khi quân khởi nghĩa chỉ có 4000 đến 5000 người. 
- Ngày 25-6 cuộc chiến diễn ra ác liệt đến 26-6 quân khởi nghĩa rút ra khởi thành phố giai cấp tư sản điên cuồng khủng bố tàn sát nhân dân Pa ri, làm 25000 người bị bắt giam, 3500 người bị đi đày 
- Tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế để tạo điều kiện sức mạnh chống kẻ thù chung. 
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức đúng về vai trò của giai cấp mình và tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế.
- Ngày 28 – 9 -1864 trong cuộc mít tin lớn ở Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia Hội liên hiệp lao động quốc té được thành lập . Quốc tế thứ nhất , Mác là đại biểu của công nhân Đức được cử vào ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất . 
- Quan sát và lắng nghe
- Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- Lắng nghe
- Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển
- Phong trào công nhân có nhiều nét tiến bộ, công nhân đã đoàn kết và hỏ trợ nhau trong đấu tranh. Có được điều đó là nhờ hoạt động và chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất.
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 – Quốc tế thứ nhất:
a. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870:
- Phong trào đấu tranh của công nhân tiếp tục diễn ra quyết liệt.
+ Ngày 23 – 6 – 1848, công nhân và nhân dân Pa-ri khởi nghĩa vũ trang.
+ Ở Đức, công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy đấu tranh.
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức đúng vai trò của giai cấp mình và tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế.
b. Quốc tế thứ nhất:
- Hoàn cảnh: Ngày

File đính kèm:

  • docT8- PTCS VA SU RA DOI CUA CHU NGHIA MACI (PHAN II).doc