Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) (Tiết 1) - Đỗ Thị Hoa

I.MỤC TIÊU

1 Kiến thức :

- Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

- Diễn biến của cách mạng Trung Quốc ( 1919-1939)

2. Thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập

- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á.

Tích hợp: luật biển Việt nam

3.Kỹ năng

Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Vở bài soạn, vở bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7697 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) (Tiết 1) - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 NgàySoạn : 21/11/2014
 Tiết 29 Ngày dạy: 25/11/2014
Bài 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939 ) (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1 Kiến thức : 
- Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Diễn biến của cách mạng Trung Quốc ( 1919-1939)
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á.
Tích hợp: luật biển Việt nam
3.Kỹ năng
Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:	
Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 .Kiểm tra bài cũ kiểm tra 15 phút
 Nội dung kết quả chính sách mới của Mĩ
Đáp án:
Nội dung:( 5đ)
 - Giải quyết nạn thất nghiệp.
 - Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế, tài chính.
 - Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
® Nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Kết quả: (5đ)
 - Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
 - Xã hội ổn định.
 - Góp phần giải quyết khó khăn của người lao động.
2.Giới thiệu bài mới : Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh ở châu Au, từ 1918-1939 phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, vây phong trào đấu tranh ở châu Á có nhữngđặc điểm gì và nó có gì khác với phong trào đấu tranh ở châu Âu không ?
3 .Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về phòng trào độc lập dân tộc ở Châu Á. (12 phút)
? Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng châu Á?
GV: Giới thiệu trên bản đồ châu Á khu vực diễn ra các phong trào đấu tranh tiêu biểu.
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/ 99.
? Dựa vào lược đồ xác định các nước đã diễn ra các cuộc đấu tranh giành độc lập ® Đặc diểm ?
Tích hợp: luật biển Việt nam
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách mạng Trung Quốc. (12 phút)
? Phạm vi hoạt động, mục đích của phong trào Ngũ Tứ? ”??( hs yếu)
? Khẩu hiệu trong phong trào Ngũ Tứ có đặc điểm gì mới so với phong traò cách mạng Tân Hợi?
? Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập như thế nào?
? Trình bày những sự kiện tiêu biểu của CM Trung Quốc từ 1926-1937 ( Chú ý sự kiện Vạn lý trường chinh )?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Vì sao đến tháng 7/1937 Đảng cộng sản Trung Quốc lại hợp tác với Quốc Dân Đảng?
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP- DÂN TỘC Ở CHÂU Á. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC( 1919 –1939)
1. Những nét chung
+ Thắng lợi của cách mạng tháng mười đã mở ra thời kỳ mới cho PTCM ở châu Á
+ Phong trào lên cao và lan rộng ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á
 - Trung Quốc : Phong trào Ngũ Tứ chống đế quốc, phong kiến
 - Mông Cổ : 1921-1924 CM thắng lợi ® Lập nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ
 - Ấn Độ : bãi công với qui mô lớn chống thực dân Anh
 - Thổ Nhĩ Kỳ : Phong trào đấu tranh1919-1922® Lập nước cộng hoà Thổ Nhĩ kỳ.
2 Cách mạng Trung Quốc1919 –1939
* Phong trào Ngũ Tứ ( 4.5.1919)
 - Mở đầu 3000 học sinh Bắc Kinh biểu tình chống âm mưu xâu xé Trung Quốc ® Lan ra cả nước.
 - Khẩu hiệu” Trung Quốc của người Trung Quốc”. Phế bỏ hiệp ước 21 điều 
 - Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin
* 7.1921 Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập
+ 1926-1927 Đấu tranh nhằm lật đổ các tập đoàn quân phiệt
+ 1927- 1937 : Nội chiến nhằm lật đổ Tưởng Giới Thạch
+ 7.1937 cùng hợp tác với Quốc dân đảng chống Nhật.
 4. Củng cố: (4 phút)
Câu hỏi và bài tập
- Trình bày những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc 1919-1939
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút)
Chuẩn bị bài 20 phần II – Lưu ý về các phong trào đấu tranh
	- Sự ra đời của các Đảng cộng sản
- Phong trào ở In-đô-nê-xi a
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 TIET 29 TUAN 15.doc