Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và nguyên nhân của sự phát triển đó.

 - Sự phát triển của phong trào công nhân Mỹ trong thời kỳ này.

 - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nước Mỹ.

 - Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng

2. Kỹ năng:

 - Thông qua những kiến thức cơ bản đã học, học sinh biết nhận xét những bức tranh lịch sử, từ đó hiểu được những vấn đề kinh tế, xã hội

 - Rèn luyện kỹ năng tư duy, so sánh, rút ra những bài học lịch sử

3. Thái độ :

 - Thông qua những kiến thức cơ bản đã học, học sinh biết nhận xét những bức tranh lịch sử, từ đó hiểu được những vấn đề kinh tế, xã hội

 - Rèn luyện kỹ năng tư duy, so sánh, rút ra những bài học lịch sử

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Câu hỏi: 
	Câu 1: Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản châu Aâu?
	Câu 2:Vai trò của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 – 1943?
	Dự kiến trả lời: 
	Câu 1: 
	- Tàn phá nặng nề kinh tế thế giới và châu Âu. 
	- Hàng trăm triệu người lao đôïng thất nghiệp, đói khổ.đói khổ. 
	- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật xuất hiện nguy cơ chiến tranh đe dọa nền hòa bình thế giới.
	Câu 2: 
	Đề ra đường lối cách mạnh đúng đắn cho từng thời kỳ, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Bài trước, chúng ta đã học châu Âu giữa hai cuộc Đại chiến ( 1918-1939), dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) các nước tư bản châu Âu đã phát triển theo 2 xu hướng khác nhau. Vậy cùng thời gian này nền kinh tế của Mỹ ra sao. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
14’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Treo bản đồ thế giới 
Học sinh xác định vị trí nước Mỹ: với diện tích 9,1 triệu km2 là nước giành được nhiều quyền lợi trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
(H): Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho Mỹ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào? 
GV cho học sinh quan sát hình 65, 66 SGK
(H): Em có nhận xét gì về sự phát triểûn kinh tế Mỹ qua kênh hình 65, 66?
GV bổ sung:Tác động của ngành sản xuất ô tô đến kinh tế Mỹ rất lớn, thúc đẩy các nghành khác phát triển: luyện kim, cao su, xăng dầu, khách sạn, nhà hàng . Giải quyết việc làm cho hàng triệïu người lao động. Hình 66 chứng tỏ sự phồn vinh của kinh tế Mỹ với nhưng ngôi nhà cao trọc trời. 
(H): Hai bức trên trên thể hiện điều gì?
(H): Em hãy nêu sự phát triển của kinh tế Mỹ trong thập niên 1920?
GV cung cấp: Sau chiến tranh nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng: Giai đoạn 1923-1929 Sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1928 sản lượng công nghiệp vượt qua châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, Mỹ nắm trong tay 60% dự trữ vàng thế giới
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn này?
GV cho học sinh quan sát hình 67 và so sánh với hình 65, 66 
(H): Em có nhận xét gì về hình ảnh khác nhau của nước Mỹ ?
GV bổ sung: Như vậy sự giàu có của Mỹ chỉ nằm trong tay một số người, xã hội không công bằng. 
(H): Trong xã hội Mỹ tồn tại những mâu thuẫn nào?
GV giảng: Trong những năm 20 của thế kỷ XX kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. song đời sống của nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề --> phong trào công nhân phát triển mạnh --> Đảng cộng sản Mỹ được thành lập (5.1921) để lãnh đạo phong trào công nhân.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- HS chú ý quan sát và lắng nghe giảng.
- Mỹ tham chiến muộn (4/1917) chiến tranh lại không ảnh hưởng đến nước Mỹ, nhờ chiến tranh Mỹ thu nhiều lợi nhuận cao nhờ buôn bán vũ khí, là nước thắng trận.
 -Học sinh quan sát hình 65, 66 SGK và mô tả 
- H. 65 Dòng xe ô tô dài vô tận, chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ô tô, một trong những nghành tạo nên sự phồn vinh của kinh tế Mỹ. 
-H. 66 công nhân đang xây dựng cao ốc, phía xa là những tòa nhà cao chọc trời.
- Lắng nghe
- Thể hiện sự phồn vinh của kinh tế Mỹ trong thập niên 1920.
- Kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh.
- Lắng nghe
- Mỹ tham chiến muộn nên đất nước ít bị chiến tranh tàn phá
- Thu lợi từ buôn bán vũ khí
- Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kỹ thuật thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
Học sinh quan sát hình 67 SGK
- Nước Mỹ giàu có nhưng người lao động rất khổ cực, phải chui rúc trong các khu ổ chuộtNó đối lập hoàn toàn với những khu du lịch sang trọng, những tòa nhà chọc trời. Đó những hình là hình ảnh tương phản đối lập nhau của xã hội Mỹ. 
- Lắng nghe
- Tình trạng công nhân bị bóc lột, tình trạng thất nghiệp, bất công xã hội, nạn phân biệt chủng tộc.
- Lắng nghe
1. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:
* Kinh tế: Trong thập niên 1920 kinh tế Mỹ đạt được sự phồn vinh, Mỹ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính thế giới.
* Nguyên nhân: 
-Do đất nước không bị chiến tranh tàn phá
- Thu lợi từ buôn bán vũ khí
- Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kỹ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 
* Xã hội: 
-Tồn tại sự phân hóa giàu nghèo lớn, công nhân bị bóc lột, thấùt nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc. 
--> Phong trào công nhân phát triển mạnh 
- Tháng 5.1921 Đảng cộng sản Mỹ thành lập
17’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H): Trong năm 1929 có sự kiện gì làm chấn động nền kinh tế Mỹ ?
GV bổ sung: Ngay trong thời kỳ phồn vinh, kinh tế Mỹ đã tiềm ẩn những mâu thuẫn, khủng hoảng. Ngày 24/10/1929 được xem là ngày thứ 5 đen tối trong ngành tài chính khi thị trường chứng khoán New york bị chao đảo. Cổ phiếu mất giá trị 80%, thiệt hại hàng chục tỉ USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế từ 1929-1933 làm chấn động nền kinh tế–tài chính Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới 
(H): Nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của khủng hoảng kinh tế ở Mỹ như thế nào ?
(H): Quan sát H68 cho biết H. 68 nói đến điều gì?
(H): Cuộc khủng hoảng đã gây ra hậu quả gì đối với nước Mỹ?
* Tích hợp môi trường: 
(H): Khủng hoảng kinh tế để lại hậu quả gì đối với nhân dân lao động Mỹ ?
(H): Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng Nước Mỹ đã làm gì?
(H): Nội dung chính sách mới là gì?
(H): Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình 69. 
(H): Chính sách mới của Ru dơ ven đã đưa lại kết quả như thế nào?
GV giảng: Trong diễn văn nhận chức 1932 Ru-dơ-ven đã khẳng định rõ chính sách mới của ông là: 
+ Giải quyết nạn thất nghiệp, đói nghèo. 
+ Giải quyết sự phát triển cân đối giữa công và nông nghiệp 
+ Kiểm tra chặt chẽ ngân hàng. 
-Trong 8 năm cầm quyền Ru-dơ-ven đã chi 16 tỉ USD cho cứu trợ thất nghiệp. 
- Lập ra nhiều quĩ liên bang, giúp những doanh nghiệp đang tan rã. 
- Mặc dù còn hạn chế, song những biến đổi của Ru-dơ-ven là tự đổi mới, tự thích nghi với điều kiện mới.
- Chính sách mới thể hiện sự tài ba của Ru dơ ven trong việc đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng. Ông trở thành tổng thống tại vị lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Tháng 10/1929 kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính rồi sau đó lan sang các nghành kinh tế khác. Đây là cuộc khủng hoảng thừa.
- Lắng nghe
- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất, sản xuất tăng quá nhanh, hàng hoá ế thừa (cung vượt cầu) 
- Dòng người thất nghiệp ở thành phố New york với số lượng người lớn, xếp thành hàng dài vô tận. Vì nhiều nhà máy, ngân hàng bị đóng cửa nên công nhân bị mất việc làm.
- Hậu quả: Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng hàng ngàn ngân hàng, công ty bị phá sản, năm 1932 sản xuất công nghiệp của mỹ giảm 2 lần so với năm 1929.
 Về xã hội: Nạn đói và thất nghiệp tràn lan, số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người.Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động. 
- Nạn đói và thất nghiệp tràn lan, số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người. Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động.
- Năm 1932 Rudơven lên làm tổng thống và đề ra “Chính sách mới”.
- Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá. 
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người nghèo và thất nghiệp nhằm ổn định xã hội
- Người khổng lồ tượng trưng cho vai trò nhà nước trong việc kiểm soát nền kinh tế Mỹ, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của sản xuất, lưu thông phân phối để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. 
- Đã cứu nguy cho CNTB Mỹ thoát khỏi khủng hoảng đồng thời giải quyết phần nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. 
- Lắng nghe
2. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939:
- Cuối tháng 10/1929 nước Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có.
- Nguyên nhân: Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất, sản xuất tăng quá nhanh, hàng hoá ế thừa (cung vượt cầu) 
- Hậu quả:
+ Kinh tế Mỹ bị tàn phá hàng ngàn ngân hàng, công ty bị phá sản.
+ Xã hội: Nạn thất nghiệp tràn lan, nghèo đói xảy ra. 
- Năm 1932 Rudơven lên làm tổng thống và đề ra “Chính sách mới”.
* Nội dung “chính sách mới”: 
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với sản xuất là lưu thông hàng hóa.
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người nghèo và người thất nghiệp nhằm ổn định xã hội.
* Kết quả:
- Đã cứu nguy cho CNTB Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, giải quyết phầøn nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. 
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Nêu tình hình kinh tế Mỹ trong những năm 1920? Nhờ đâu mà Mỹ đạt được kết quả đó ?
-

File đính kèm:

  • docT27 - NUOC MI GIUA HAI CUOC CHIEN TRANH THE GIOI.doc
Giáo án liên quan