Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 18: Nước Mĩ giữa cuộc hai chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : HS nắm được :

- Những nét chính về tình hình kinh tế– xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất : Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng công sản Mĩ.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 đối với Mĩ và chính sách của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa Mĩ ra khỏi khủng hoảng.

2. Thái độ:

- Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.

- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc dấu tranh chống áp bức bất công trong xã hội tư bản.

3. Kỹ năng

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội.

- Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 8053 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 27, Bài 18: Nước Mĩ giữa cuộc hai chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 NgàySoạn : 14/11/2014
 Tiết 27 Ngày dạy: 18/11/2014
Bài 18 : NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : HS nắm được :
- Những nét chính về tình hình kinh tế– xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất : Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng công sản Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 đối với Mĩ và chính sách của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
2. Thái độ: 
- Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.
- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc dấu tranh chống áp bức bất công trong xã hội tư bản.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội.
- Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ thế giới.
2/ Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 .Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
?Nội dung của chính sách kinh tế mới
2. Giới thiệu bài mới : (1 phút)
 Là một quốc gia nằm ở châu Mĩ, tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, trong khi các nước châu Âu bị suy sụp về kinh tế bởi chiến tranh thì Mĩ lại có những bước phát triển mạnh ở thấp niên 20 của thế kỷ XX. Vì sao có sự phát triển đó, tình hình nước Mĩ ở thập niên 20, 30 của thế kỷ XX như thế nào ?
3 .Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX. (17 phút)
GV: Xác định vị trí nước Mĩ trên bản đồ thế giới.
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình kinh tế nước Mĩ như thế nào?
? Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Mĩ phát triển phồn thịnh?
HS: Quan sát H65,66/93 2 bức ảnh đó phản ánh điều gì ? 
? Vì sao nước Mĩ lại có sự phát triển nhanh như vậy ?
GV: nhắc lại việc Mĩ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất và giành được nhiều quyền lợi.
HS thảo luận nhóm: Quan sát H67/94 so sánh với h65,66 em có nhận xét gì ? 
GV nhấn mạnh: (Sự giàu có của nước Mĩ chỉ nằm trong tay một số người giàu), đó là sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ.
GV: Liên hệ ở Việt Nam.
? Vì sao phong trào công nhân phát triển khắp các bang? 
 ? Đảng Cộng sản Mĩ thành lập có tác dụng như thế nào đối với phong trào công nhân?
GV: Liên hệ ở Việt Nam.
GV lưu ý: (Đảng Cộng sản Mĩ không nắm được quyền lãnh đạo nhân dân)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 1929-1939. (17 phút)
? Tình hình các nước châu Âu giai đoạn 1929 – 1933 có đặc điểm gì nổi bật ?
GV: phân tích sự phát triển tự do của kinh tế Mĩ ® Khủng hoảng thừa ( Sản xuất tăng nhưng nhu cầu và sức mua không tăng)
? Hậu quả của cuộc khủng hoảng này?
HS: dựa đoạn chữ nhỏ SGK trả lời. 
? Gánh nặng của khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào ?
GV: Những người thất nghiệp tham gia các cuộc đi bộ vì đói, đòi trợ cấp thất nghiệp
? Để thoát khỏi khủng hoảng Mĩ đã làm gì?
GV: Giới thiệu vài nét về Ru-dơ-ven.
? Nội dung của “Chính sách mới”? ?( hs yếu)
HS: Quan sát H69 – Nhận xét.
GV: phân tích vai trò của nhà nước : Kiểm soát đời sống kinh tế của đất nước, can thiệp vào sản xuất lưu thông, phân phối 
? Kết quả của “Chính sách mới”?
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX
1. Kinh tế
 - Phát triển phồn thịnh.
 - Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới.
* Nguyên nhân:
- Cải tiến kĩ thuật.
- Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân.
- Buôn bán vũ khí kiếm lời.
2. Xã hội
- Xã hội có nhiều bất công, phân biệt chủng tộc. ® Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản. 
® Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ.
 - 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939
1. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ:
- Cuối tháng 10/1929 Mĩ lâm vào khủng hoảng: tài chính ® Công nghiệp, nông nghiệp.
2. Chính sách mới của Mĩ:
Cuối 1932 Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện “Chính sách mới”.
Nội dung
 - Giải quyết nạn thất nghiệp.
 - Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế, tài chính.
 - Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
® Nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Kết quả
 - Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
 - Xã hội ổn định.
 - Góp phần giải quyết khó khăn của người lao động.
4. Củng cố: (3 phút)
Câu hỏi và bài tập
Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em chọn :
- Theo em nhận định nào dưới đây là đúng :
£ Kinh tế Mĩ phát triển mọi lợi nhuận để vào túi các nhà tư bản.
£ Người lao động Mĩ được trả lương thấp hoặc bị thất nghiệp.
£ Đảng Cộng sản Mĩ đại diện cho giai cấp công nhân nhưng không nắm quyền lãnh đạo nhà nước.
£ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ đã tiến hành phát xít hoá, quân sự hoá đất nước
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút)
- Học bài kết hợp vở ghi và sgk.	
- Chuẩn bị bài19
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 TIET 27 TUAN 14.doc
Giáo án liên quan