Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 26, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : HS nắm được

- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1939.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản

- Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và tác động của nó đối với châu Âu.

- Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp.

2. Thái độ:

Thấy được tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa Phát-xít  căm ghét chủ nghĩa Phát-xít, bảo vệ hoà bình.

3. Kỹ năng

- Rèn tư duy lô-gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lý giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.

- Sử dụng bản đồ để hiểu những biến động của lịch sử đã tác động đến lãnh thổ của các quốc gia như thếnào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 26, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 NgàySoạn : 09/11/2014
 Tiết 26 Ngày dạy: 15/11/2014
Chương II : CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 - 1939
Bài 17 : CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI(1918 – 1939)
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : HS nắm được
- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1939.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản
- Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và tác động của nó đối với châu Âu.
- Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp.
2. Thái độ: 
Thấy được tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa Phát-xít ® căm ghét chủ nghĩa Phát-xít, bảo vệ hoà bình.
3. Kỹ năng
- Rèn tư duy lô-gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lý giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
- Sử dụng bản đồ để hiểu những biến động của lịch sử đã tác động đến lãnh thổ của các quốc gia như thếnào ?
II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên:
 - Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nội dung của chính sách kinh tế mới ?
2. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
 HS nhắc lại hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất ® với những hậu quả đó thì tình hình châu Âu sẽ thay đổi như thế nào ® tìm hiểu tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
3 .Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về các nước Châu Âu trong những năm 1918 – 1929. (15 phút)
? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhât với các nước tư bản châu Âu ? ( hs yếu)
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/87 ® nhận xét về tình hình Đức và Pháp ?
? Dựa vào bảng so sánh sản lượng thép của Anh, Pháp và Đức ® nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở 3 nước đó ?
? Vì sao 1924 – 1929 sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc thêm về Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế công sản thành lập. (2 phút)
HS: đọc mục 2 sách giáo khoa.
GV: nhấn mạnh những nét chính về Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế công sản thành lập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) và những hậu quả của nó. (15 phút)
GV: phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng (Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, ) ® khủng hoảng thừa.
? Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ?
HS: Quan sát sơ đồ 62/90 ® nhận xét ?
? Để thoát khỏi khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì ? ?( hs yếu)
? Tác động của khủng hoảng đối với Đức ? ( hs yếu)
HS thảo luận nhóm 3 phút: Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp ?
I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM1918 – 1929
1. Những nét chung
- Sự xuất hiện của 1 số quốc gia mới : Áo, Ba Lan, Tiệp, Nam Tư, Phần Lan.
- Sự suy sụp về kinh tế.
- 1918 – 1923 nền thống trị của tư sản không ổn định.
- Cao trào cách mạng bùng nổ
- 1924 – 1929 chính quyền tư sản đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị, công nghiệp phát triển nhanh.
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế công sản thành lập
II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) và những hậu quả của nó
- 1929 – 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Hậu quả :
 + Sản xuất bị đình đốn, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
 + Thất nghiệp, đói khổ tăng.
- Để thoát khỏi khủng hoảng :
 + Anh, Pháp,  cải cách kinh tế, xã hội.
 + Đức, Ý, Nhật ® Phát-xít hoá.
 + Ở Đức tư sản đưa Hít-le lên nắm quyền ® 30/1/1933 Hít-le lên làm thủ tướng. Đức thành lò lửa chiến tranh
4. Củng cố: (3 phút)
- Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thât bại ở Pháp ?
- Đóng góp của Quốc tế cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (3 phút)
Chuẩn bị bài 18
- Tìm hiểu những yếu tố giúp Mỹ phát triển mạnh ở thập niên 10.
- 	Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 – 1943.
	- Chính sách của Ru-dơ-ven.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 TIET 26 TUAN 13.doc
Giáo án liên quan