Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 13, Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Lênin tiếp tục lãnh đạo giai cấp công nhân Nga xây dựng đảng kiểu mới.

 - Cách mạng 1905-1907 là cuọc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, có ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng to lớn.

2. Kỹ năng:

 - Tìm hiểu những nét có bản về các khái niện: “ Chủ nghĩa cơ hội”, “Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”, “ Đảng kiểu mới”.

 - Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.

3. Thái độ :

 - Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.

 - Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 13, Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu mới”.
	- Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn. 
3. Thái độ : 
	- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội. 
	- Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bản đồ đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tranh ảnh, tư liệu về Lê-Nin, thuỷ thủ tàu Pô-tem-kin khởi nghĩa. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Quan sát bản đồ – tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa của công nhân rút ra kết luận. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?
Dự kiến trả lời:
	* Hoàn cảnh ra đời:
	- Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thếù kỷ XIX, nhiều tổ chức chính Đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức quốc tế. 
	- Sự đóng góp của Ăngghen 
- Ngày 14-7-1889 Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pa-ri.
* Nguyên nhân tan rã:
	Quốc tế thứ hai tan rã vì sau khi Aêng-ghen mấùt, trong Quốc tế hai đã phân hoá phái cơ hội nắm ưu thế trong Quốc tế hai đã xa rời đường lối đấùu tranh, thoả hiệp với tư sản đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế Quốc nên quốc tế hai tan rã.
Giới thiệu bài: (1ph) 
	Năm 1914 Quốc tế thứ hai tan rã. Ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác từ đây thuộc về Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, với lãnh tụ là Lê-nin. Để hiểu được phong trào công nhân diễn ra như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu phần II.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
14’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H): Em hãy quan sát H.35 và cho biết đó là chân dung của ai?
(H): Em hãy nêu một số nét về tiểu sử của Lê-nin?
(H): Đảng xã hội dân chủ Nga được thành lập khi nào?
GV bổ sung: Đại hội lần 1 của đảng vào năm 1898 nhưng thực tế Đại hội lần 2 năm 1903 mới là Đại hội thành lập đảng.
(H): Lê Nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng xã hội dân chủ Nga?
(H): Tại sao nói Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?
GV chuyển ý : Sau khi thành lập, đảng cônh nhân xã hội dân chủ Nga đã lãnh đạo cuộc cách mạng 1905-1907 như thế nào.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Đó là chân dung của Lê-nin.
- Lê-nin sinh ngày 22-4-1870 trong gia đình nhà giáo, từ nhỏ ông đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng. Năm 1893 Lê Nin đến thủ đô Pê-téc-bua trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mác xít, bị bắt và bị đày đi Xi-bi-a 
- Năm 1903 Đảng Công nhân XHDC Nga với cương lĩnh cách mạng khẳng định nhiệm vụ: Tiến hành cách mạng XHCN, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản. Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng thành lập nước cộng hoà, thi hành cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân 
- HS chú ý nghe giảng
- Lê-nin đóng vài trò quyết định: 
+ Hợp nhất các tổ chức Mác xít thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân, mần mống của chính đảng vô sản Nga. 
+ 7-1903 tại Đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân XHDC Nga ở Luân Đôn, ông đã đấu tranh kiên quyết chống phái cơ hội Men-sê-vích, thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga 
- Đảng kiểu mới bởi mang những đặc trưng: 
+ Một: Khác với các Đảng trong Quốc tế thứ hai, đấu tranh triệt để vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính chiến đấu triệt để 
+ Hai: Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác (đánh đổ CNTB, xây dựng CNXH)
+Ba: Đảng dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. 
--> Đảng Công nhân XHDC Nga là Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản 
- HS lắng nghe.
II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 1905 - 1907
1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga:
- Lênin (1870-1924) là lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và thế giới.
- Năm 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Lê-nin là người soạn thảo cương lĩnh và nhiệm vụ của Đảng. 
+ Nội dung cương lĩnh: Đảng tiến hành cách mạng XHCN, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản, thành lập chính quyền vô sản.
+ Nhiệm vụ: Đánh đổ Nga hoàng, thành lập nướec cộng hoà, cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
--> Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới.
17’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
CNTB đã phát triển ở Nga sau cuộc cải cách nông nô 1861, song nước Nga vềø cơ bản vẫn là một nước đế quốc phong kiến quân phiệt tồn tại nhiều mâu thuẫn: nông dân với phong kiến, vô sản với tư sản, giữa các dân tộc Nga với đế quốc
(H): Nét nổi bật của tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX là gì?
(H): Trước tình hình đời sống khó khăn, từ năm 1904 nhân dân đã làm gì?
(H): Em hãy nêu những diễn biến chính của cuộc cách mạng 1905-1907?
(H): Em có nhận xét gì về diễn biến cách mạng? 
(H): Nguyên nhân thất bại?
(H): Cách mạng 1905-1907 để lại ý nghĩa gì ?
(H): Tính chất của cách mạng 1905-1907?
(H): Cách mạng 1095-1907 để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh quan sát và chú ý nghe giảng.
- Đầu thế kỷ XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cưả, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, lương giảm sút, ngày lao động kéo dài 12-14 giờ, điều kiện sống tồi tàn 
- Nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng --> phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân, binh sĩ diễn ra sôi nổi, đặc biệt sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) phong trào phản chiến đấu tranh đòi lật đổ chuyên chế Nga hoàng là tất yếu
- Từ cuối năm 1904 nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với khẩu hiệu “Đả đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”.
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua cùng gia đình của họ đưa thỉnh nguyện đến Nga hoàng, nhưng bị Nga hoàng đàn áp đẩm máu, làm cho 1000 người chết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich công nhân đã khởi nghĩa.
- 5-1905, nông dân nhiều nơi nỏi dậy đánh phá dinh thự của bọn địa chủ
- 6-1905 thuỷ thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mac-xcơ-va (12-1905). Cuộc đấu tranh kéo dài đến năm 1907 mới chấm dứt.
- Cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt của giai cấp vô sản Nga (công nhân, nông dân, binh lính) đã tấn công vào nền thống trị của địa chủ tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng 
- Cách mạng thất bại do những nguyên nhân: sự đàn áp của kẻ thù, đặc biệt giai cấp vô sản Nga còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, không được chuẩn bị kỹ càng, thiếu sự thống nhất phối hợp trong toàn quốc 
- Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản 
- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng 
- Bước chuẩn bị cho sự ra đời cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra 1917 
- Aûnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.
- Phải tổ chức đoàn kết tập hợp được quần chúng đấu tranh 
- Kiên quyết chống tư sản, phong kiến.
2. Cách mạng Nga 1905 - 1907:
* Nguyên nhân:
Nước Nga đầu TK XX lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội --> mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn tới cách mạng bùng nổ 
* Diễn biến :
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua cùng gia đình của họ đưa thỉnh nguyện đến Nga hoàng, nhưng bị Nga hoàng đàn áp đẩm máu, làm cho 1000 người chết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich công nhân đã khởi nghĩa.
- 5-1905, nông dân nhiều nơi nổi dậy đánh phá dinh thự của bọn địa chủ
- 6-1905 thuỷ thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mac-xcơ-va (12-1905).
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1907 mới chấm dứt
* Ý nghĩa: 
- Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng 
- Chuẩn bị cho cách mạng Tháng mười năm 1917 giành thắng lợi.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuocj trên thế giới.
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Dựa vào đâu khẳng định rằng Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới?
- Cách mạng 1905-1907 có ý nghĩa như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Trả lời
- Trả lời
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Về nhà học bài cần nắm: 
	+ Tìm hiểu cuộc đời và hoạt động của Lê-nin
	+ Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới
	+ Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907
- Chuẩn

File đính kèm:

  • docT13 - PHONG TRAO CONG NHAN QUOC TE CUOI TK XIX-DAU TK XX (PHAN II).doc