Giáo án Lịch sử 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tam Lập

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

2. Kĩ năng

 Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập.

 3. Thái độ

 - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

B. CHUẨN BỊ

 - Bản đồ thế giới.

 - Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.

C TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sách vở của học sinh.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài mới

 Trong chương trình lịch sử lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu xã hội phong kiến. Những mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp mới với chế độ phong kiến trong lòng chế độ phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.

 

doc115 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tam Lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài mới
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được sự biến đổi của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì ?
GV: Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi ?
HS: Trả lời
GV: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó ?
HS: Sản xuất công nghiệp tăng nhanh.
Hoạt động 2: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được cao trào cách mạng 1918-1923 và sự thành lập Quốc tế cộng sản.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Cao trào cách mạng của 1918-1923 đã diễn ra như thế nào?
GV: Kết quả của cách mạng 1918-1923 ở Đức như thế nào ?
GV: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế cộng sản ?
Hoạt động 1 : Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
* Tổ chức thực hiện:
GV: Trình bày diễn biến
GV: Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả gì?
HS: Trả lời
GV: Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống tư bản thế giới giải quyết ra sao ?
HS: Trả lời
GV sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
1. Những nét chung
- Một số quốc gia mới đã ra đời.
- Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.
- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu trở lại ổn định.
2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập
a. Cao trào cách mạng 1918-1923
- Diễn biến:
 Trong những năm 1918-1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp châu Âu, tiêu biểu là ở Đức.
- Kết quả: 
+ Thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức.
+ Nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập.
b. Quốc tế cộng sản thành lập
- Ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản được thành lập.
II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó
- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản.
- Hậu quả:
+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.
- Để thoát ra khỏi khủng hoảng:
+ Anh, Phápcải cách kinh tế, xã hội.
+ Đức, Ý, Nhật phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
4. Củng cố
 GV hệ thống lại kiến thức đã học.
5. Dặn dò 
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Rút kinh nghiệm: 
 Bài 18
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939(Tiết: 28)
Tuần: 14	
Ngày soạn:	01 Tháng 11 năm 2014
	Ngày dạy:	21 Tháng 11 năm 2014 lớp 8A
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.
 - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
2. Kỹ năng
 - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội .
 - Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử ,những sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
 - Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ.
 - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức,bất công xã hội tư bản.
B. CHUẨN BỊ
 Những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ.
C TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít diễn ra như thế nào?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới 
 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929 ?
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này ?
HS: Trả lời
GV: Qua hình 65, 66, nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ ?
GV: Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ?
HS: Trả lời
Hoạt động 1: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được nội dung và tác dụng của Chính sách mới.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Nội dung chính của chính sách mới là gì ?
HS: Trả lời
GV: Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách mới của Ru-dơ-ven ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
1. Kinh tế
- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,
- Nguyên nhân:
+ Cải tiến kĩ thuật.
+ Sản xuất dây chuyền.
+ Tăng cường độ lao động của công nhân.
2. Xã hội
- Nạn phân biệt chủng tộc.
- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. 
II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ
- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.
- Nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
2. Chính sách mới của Ru-dơ-ven
a. Nội dung
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
b. Tác dụng
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
4. Củng cố 
 - Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào ?
 - Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939).
 5. Dặn dò
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.
Rút kinh nghiệm: 
 Chương III
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
 Bài 19
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939 (Tiết: 29)
Tuần: 15	
Ngày soạn:	01 Tháng 11 năm 2014
	Ngày dạy:	25 Tháng 11 năm 2014 lớp 8A
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 Khái quát tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, quá trình “phát xít hoá” ở Nhật và hậu quả của nó.
2. Kĩ năng
- Bồi dưởng kĩ năng sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử.
- Biết cách so sánh những vấn đề lịch sử để hiểu rõ bản chất các sự kiện
3. Thái độ
- Giúp HS nhận thức rõ bản chất phản động ,hiếu chiến ,tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.
- Giáo dục tư tưởng chống phát xít ,căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại.
B. CHUẨN BỊ
 - Bản đồ châu Á.
 - Tranh ảnh về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
C TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Tình hình nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào ?
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài mới
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng ở những năm đầu, nhưng không ổn định. Để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế (1918-1939), Nhật Bản đã phát xít hoá bộ máy chính quyền, thực hiện chính sách đối nội phản động, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và xâm lược thuộc địa bành trướng thế lực. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nước Nhật Bản trong những năm 1918-1939.
 b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
HS: Trả lời
GV: Em cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhât?
GV: Phong trào đấu tranh của công nhân Nhật trong thời gian này ra sao ?
HS: Trả lời
GV: Trình bày cuộc khủng hoàng tài chính ở Nhật ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đã diễn ra như thế nào ?
HS: Trả lời 
Hoạt động 2: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ?
HS: Trả lời
GV: Trong thập niên 30, chế độ phát xít được thiết lập.
GV: Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao ?
HS: Trả lời
GV sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Kinh tế
- Đã thu được nhiều lợi nhuận, nhất là về kinh tế.
- Sau chiến tranh, Kinh tế ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu. 
2. Xã hội
- Năm 1

File đính kèm:

  • docGiáo án sử 8.doc