Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010

1 . MỤC TIÊU

a. Về kiến thức

Giúp HS

 Hiểu được âm mưu XL nước ta thời đó của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và XH trong nước.

Hiểu được cuộc tiến công, tập kích sang đất trống (gđ1 1075) của Lí Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.

Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.

 

 b. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ khi học và trả lời câu hỏi

 c. Về thái độ

Lòng tự hào, tự tôn DT, ý thức độc lập, tự chủ trong XDKT. Quý trọng các GD tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ ĐLDT trước nguy cơ bị xâm lược.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ Đại Việt thời Lí- Trần

Lược đồ về cuộc tiến công và phòng vệ của nhà Lí - Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ
Câu nói của LTK: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” thể hiện điều gì? có nhận xét gì về chủ trương này (? Em hiểu thêm gì về thái độ tư tưởng quân dân nhà Lí (chủ động)
- LTK đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành XL
Người chủ trương tấn công những vùng nào trên đất Tống?
- Những nơi tập trung quân lương của nhà Tống gần biên giới Đại Việt.
- 3 địa điểm: Chân Ung, Châu Khâm, Châu Liêm nằm gần biên giới phía Bắc nước ta. Đây sẽ là 3 căn cứ xuất phát, cũng là những địa điểm tập kêt lợi hại của quân Tống. Lương thực và khí giới được tích trữ đầy đủ tại nơi này. Từ 3 căn cứ này quân Tống tiến hành những trận đánh thăm dò vào Đại Việt.
Dùng lược đồ thuật lại DB
- Tháng 10- 1075 LTK cùng Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân thuỷ- bộ chia làm 2 đạo quân tấn công vào đất Tống
- Đạo quân bộ bồm dân binh miền núi, do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản  chỉ huy, bất ngờ vượt biên giới tấn công Cổ Vạn, Vĩnh Bình, Tư Minh rồi tiến lên vây thành Ung Châu
-> Thành Ung Châu là 1 khu thành lớn của nhà Tống tập trung 1 lực lượng quân sự khá mạnh. Ung Châu lại là đường hành quân xuống phía Nam để XL nước ta. Do đó Ung Châu là 1 căn cứ quân sự rất quan trọng
- Đạo quân thuỷ do LTK trực tiếp chỉ huy theo đường ven biển vùng Quảng Ninh đổ bộ tấn công Liên Châu, Khâm Châu (Quảng Đông). Sau khi tiêu diệt hết các căn cứ tập kết quân, phá huỷ các kho tàng của giặc cánh quân của LTK tiến về bao vây thành Ung Châu. Tại đây LTK còn bố trí 1 cánh quân phục sẵn phía Bắc thành Ung Châu để ngăn chặn viện binh địch
- Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của NDTQ trên đường tiến quân LTK cho yết bảng nói rõ mục đích tự vệ của mình.
- Cuộc tập kích diễn ra nhanh chóng. Các căn cứ quân sự của nhà Tống ở vùng ven biên giới bị giáng những đòn bất ngờ mãnh liệt. Các kho lương thảo bị đốt cháy, các căn cứ quân sự bị vây hãm và đập tan.
-> Sau 42 ngày đêm vây hãm quân nhà Lí đã hạ được thành Ung Châu, tướng Tô Gián nhà Tống phải tự tử
- Sau khi hoàn thành được mục đích cuộc tập kích LTK đã hạ lệnh phá hết câu cống, thiêu huỷ các kho lương thảo, chủ động rút quân về nước. Chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước
Em hãy điểm lại những nét chính trong diễn biến (HS ghi)
- 1075 chia 2 đạo quân tấn công vào đất Tống
- Đánh nhanh phá huỷ kho quân lương, cầu cống
- Rút quân về để chuẩn bị phòng tuyến chống giặc.
Cách đánh này so với các cuộc chống XL nước ta có gì khác ở chỗ nào?
- Trước giặc đánh ta mới đánh
- Giờ ta đánh trước -> độc đáo -> đánh trên đất giặc -> thể hiện mục tiêu 
Cuộc kháng chiến đưa lại kết quả gì?
Qua trình bày DB cuộc tập kích của quân ta vào đất Tống tại sao lại nói rằng đó là cuộc tấn công để tự vệ, không phải là cuộc tấn công XL. (HS thảo luận)
- Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công XL nước ta
- Ta treo bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công
- Sau khi hoàn thành mục đích cuộc tấn công quân ta nhanh chóng rút quân về nước
Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lí có ý nghĩa ntn?
KQ: Mục đích của cuộc tiến công Ung Châu là để tự vệ 1 cách tích cực. Đó là 1 bộ phận khăng khít, là gđ đầu của cuộc kháng chiến chống quân XL Tống. Bằng cuộc tấn công táo bạo đó LTK đã đẩy kẻ thù vào thế bị động và tạo ra nhiều ĐK thuận lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng kéo quân sang XL. Những căn cứ quân sự và hậu cần mà nhà Tống dốc bao công phu, bao thời gian XD phút chốc bị phá huỷ tan tành. Cuộc hành binh XL của chúng sắp tới sẽ phải chậm trễ vì gặp nhiều khó khăn
I/ Giai đoạn thứ nhất (1075)
1/ Nhà Tống âm mưu XL nước ta (13’)
- Nhà Tống gặp khó khăn chồng chất
=> Muốn dùng chiến tranh để giải quết khủng hoảng
- Thực hiện mưu đồ bành trướng
Tìm mọi cách quấy rối Đại Việt
=> Xấu xa, tàn bạo, thâm độc
2/ Nhà Lí chủ động tiến công để phòng vệ (23’)
Chuẩn bị
- Cử LTK làm tổng chỉ huy
- ổn định nội bộ
- Tuyển mộ quân sĩ, luyện tập, canh phòng
- Dẹp yên biên giới.
- Chủ trương đem quân tấn công trước để tự vệ (chặn bước tiến của giặc)
-> Chủ động bình tĩnh quyết tâm bảo vệ đất nước.
Diễn biến
- 10- 1075 LTK- Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ- bộ tấn công vào đất Tống
- Quân bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy đánh Ung Châu (Quảng Tây)
- Quân thuỷ do LTK chỉ huy đánh: Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông) -> Đánh lên Ung Châu
Kết quả
- Sau 42 ngày đêm quân ta làm chủ được thành Ung Châu. Tướng giặc tự tử.
ý nghĩa
- Đánh 1 đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống đẩy chúng vào thế bị động
- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công XL của nhà Tống vào nước ta
c. Củng cố, luyện tập (3’)
1. Em hãy trình bày lại âm mưu XL của nhà Tống với Đại Việt?
2. Vua tôi nhà Lí đã làm gì trước âm mưu XL Đại Việt của nhà Tống
Bài tập:
Có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc kháng chiến trên đất Tống đánh dấu đúng
Tấn công sang đất Tống là đi XL
Tấn công là sớm quá vội vàng
Tấn công là để phòng vệ chính đáng
Tại sao em lại chọn câu đó
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học bài
Đọc lại SGK
Tìm hiểu phần II, Giai đoạn thứ 2 theo hệ thống câu hỏi SGK
Ngày soạn : 29/10/2009
Ngày dạy: 01/11/2009
TIẾT 16- BÀI 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075- 1077) (TIẾP)
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 Hiểu được âm mưu XL nước ta thời đó của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và XH trong nước.
Hiểu được cuộc tiến công, tập kích sang đất trống (gđ1 1075) của Lí Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.
Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
 	b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ khi học và trả lời câu hỏi
	c. Về thái độ
Lòng tự hào, tự tôn DT, ý thức độc lập, tự chủ trong XDKT. Quý trọng các GD tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ ĐLDT trước nguy cơ bị xâm lược.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : + Bản đồ Đại Việt thời Lí- Trần
Lược đồ về cuộc tiến công và phòng vệ của nhà Lí - Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: 
Trình bày âm mưu XL Đại Việt của nhà Tống?
Trước âm mưu XL của nhà Tống triều Lí đã làm gì?
Đáp án
Âm mưu: XL Đại Việt -> giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
Chủ trương nhà Lí: Tấn công để tự vệ
10- 1075 LTK chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm
*Giới thiệu bài : Trong bài hôm trước chúng ta thấy được âm mưu XL của quân Tống và kế hoạch tấn công để tự vệ của nhà Lí -> đánh đòn phủ đầu đẩy chúng vào thế bị động, mặc dù chúng vẫn không từ bỏ giã tâm XL nước ta. Sau khi chuẩn bị xong lực lượng, chúng mở cuộc tấn công XL Đại Việt -> Quân dân nhà Lí đã kháng chiến chống quân Tống ntns? => bài hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
G
?
?
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
?
H
Treo lược đồ phòng tuyến Như Nguyệt
Sau chiến thắng 1075 LTK đã lập kế hoạch đánh địch ntn?
Tộc người địa phương mai phục ở đâu.
Thuỷ binh chặn đánh ở đâu?
- Sau khi rút quân về nước LTK hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Các tù trưởng DT ít người gần biên giới Việt- Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng
- LTK bố trí 1 lực lượng thuỷ binh đóng ở Đông Kinh do Lí Kế Nguyên chỉ huy
-> chặn thuỷ binh địch
Bộ binh được bố trí suốt dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt -> do LTK chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong- Bắc Ninh) cách bến Như Nguyệt vài km
Tại sao LTK lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống XL
- Đây là phòng tuyến vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây- TQ đến Thăng Long
- Đây được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua
Phòng tuyến sông Như Nguyệt được XD ntn?
- HS đọc SGK chữ nhỏ
Em có nhận xét gì về kế hoạch đánh địch của LTK và tướng sĩ nhà Lí
? Bố phòng? ém quân? Dùng binh
Tại sao quân bộ là những tộc người địa phương?
- Nhanh, quen, tài tình trong cách đánh ẩn hiện
Tại sao thuỷ binh lại dùng người đồng bằng?
- Quen thạo sông nước
- Nhà Lí đã biết tận dụng phát huy sức mạnh sẵn có tài dùng người, địa hình, tính đường nước của địch
Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống có quyết định gì? Mưu đồ, thái độ?
- Sau thất bại nặng nề, bất ngờ ở Ung Châu làm cho nhà Tống vô cùng tức tối. Chúng liền tiến hành cuộc chiến tranh XL Đại Việt
Nhà Tống đã chuẩn bị ntn? (SGK)
- 1076 quyết định kéo vào XL nước ta
- 1- 1077 nhà Lí đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của địch
- Lí Kế Nguyên chặn đánh quân thuỷ
Theo em tại sao quân Tống lại vội vã XL Đại Việt như vậy? Chúng gặp khó khăn gì?
- Quân Tống bị phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn đứng -> không lọt vào sâu được.
- Quân thuỷ không tiếp ứng được.
Gọi HS thử tường thuật DB trên sông Như Nguyệt
-> HS khác bổ sung
Thuật lại trên bản đồ
Em có nhận xét gì về thế trận của ta và địch, khó khăn của địch
- Tại phòng tuyến Như Nguyệt 2 bên đều giữ thế phòng thủ, ít cuộc giao tranh
- Quân Tống không dám vượt sông tấn công quân ta vì còn chờ viện binh là cánh quân thuỷ (nhưng đã bị Lí Kế Nguyên đánh cho đại bại nên không thể tiếp viện cho Quách Quỳ được)
- Quân Tống lâm vào tình thế chờ đợi, lương thực cạn dần, thời tiết nóng nực nên bệnh tật tràn lan.
Thuật lại trên bản đồ
- Trong thời gian này tương truyền LTK đã sáng tác bài thơ thần “Sông  Rành  Cớ  chúng ”
Nêu ý chính của bài thơ? Bài thơ thần có ý nghĩa gì?
- Khẳng định chủ quyền DT: Bất khả xâm phạm
- Khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
- Đồng thời cũng làm cho quân địch khiếp đảm.
- Đêm đêm LTK cho người vào đền Trương Hống, Trương Hát (2 vị tướng của Triệu Quang Phục) trên bờ sông Như Nguyệt ngân vang bài thơ đó
- Trước tình thế tuyệt vọng, Quách Quỳ liều mạng cho quân vượt sông tấn công quân ta. Chú

File đính kèm:

  • docT 8.doc