Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011

1/ Mục tiêu bài học:

 a. Kiến thức.

 Đây là bài có tính chất khái quát nên cần giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản sau:

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

- Thể chế chính trị của xã hội phong kiến.

 b. Tư tưởng:

 Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật mà các dân tộc đã đạt được thời phong kiến.

 c. Kỹ năng.

 Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử từ đó rút ra nhận xét vàkết luận cần thiết.

2/ Chuẩn bị:

a. Thầy: Soạn giáo án, bản đồ hành chính khu vực ĐNA, Tranh ảnh 1 số công trình kiến trúc, VH CPC, Lào.

b. Trò: Nghiên cứu bài theo hệ thống câu hỏi SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/10 	 Ngày giảng 7A,B: 14/9/10
	Tuần 5	 7C: 16/9/10
	 7D: 13/9/10
Tiết 9: Bài 7 	NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN.
1/ Mục tiêu bài học:
	a. Kiến thức.
 	 Đây là bài có tính chất khái quát nên cần giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản sau:
Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.
Thể chế chính trị của xã hội phong kiến.
	b. Tư tưởng:
 	 Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật mà các dân tộc đã đạt được thời phong kiến.
	c. Kỹ năng.
 	 Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử từ đó rút ra nhận xét vàkết luận cần thiết.
2/ Chuẩn bị:
a. Thầy: Soạn giáo án, bản đồ hành chính khu vực ĐNA, Tranh ảnh 1 số công trình kiến trúc, VH CPC, Lào.
b. Trò: Nghiên cứu bài theo hệ thống câu hỏi SGK
3/ Hoạt đông dạy và học:
	a. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
 Câu hỏi: Sự phát triển của vương quốc CPC thời kì Ăng- co được biểu hiện ntn?
 Nêu những chính sách đối nội, đối ngoại của vương quốc Lạn Xạng?
 Đáp án:
SX nông nghiệp phát triển, XD các công trình kiến trúc độc đáo, mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực
Đối nội: Chia đất nước để cai trị, XD quân đội
Đối ngoại: Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng chống xâm lược
	b. Bài mới:
	 * Giới thiệu bài: (1’)
 	 Qua các tiết học trước chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển của XHPK ở phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Bài này mang tính chất tổng hợp lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung.
Hỏi: Qua tìm hiểu bài em cho biết: XHPK phương Đông và C. Â hình thành từ khi nào?
Gv: Giới thiệu đoạn 1 SGK
Hỏi: Em có nhận xét gì vè thời gian hình thành XHPK của 2 khu vực trên?
Hỏi: Thời kì phát triển của XHPK ở Phương Đông và C. Â kéo dài bao nhiêu?
Hỏi: Thời kì khủng hoảng và suy vong ở PĐ và C. Â diễn ra ntn?
Gv: Gọi hs đọc mục 2
Hỏi: Theo em cơ sở KT của XHPK ở PĐ và C. Â có điểm gì giống và khác nhau? 
Hỏi: Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở PĐ và C. Â?
 Giảng: Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
Hỏi: Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?
Hỏi: Nền KTPK ở P.Đông và P.Tây còn khác nhau ở điểm nào?
Hỏi: Trong XHPK ai là người nắm quyền lực?
Hỏi: Chế độ quân chủ là gì?
Hỏi: CĐ quân chủ ở C. Â và PĐ có gì khác biệt?
- Phương Đông: TCN (TQ) đầu CN (của các nước ĐNA)
- C. Â: TKV- TKX
- XHPK phương Đông: Hình thành sớm, phát triển chậm chạp xong suy vong kéo dài.
- XHPK C. Â: Hình thành muộn hơn, kết thúc sơm hơn so với XHPK phương Đông.
- XHPKPĐ: Phát triển rất chậm chạp, TQ (TKVII- XVI). Các nước ĐNA (X- XVI)
- XHPK C. Â (TKXI- TKXIV)
- PĐ: Kéo dài suốt 3 TK: TKXVI-> TKXIX
- C. Â: Rất nhanh (XV- XVI)
CNTB hình thành ngay trong lòng XHPK
- Đọc mục 2
-H: thảo luận
- Giống: Đều sống nhờ nông nghiệp là chủ yếu
- Khác: 
+, PĐ: Bó hẹp ở công xã nông thôn đóng kín
+, C. Â: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa PK
- Trong XHPK cư dân PĐ- PT đều sống nhờ chủ yếu nông nghiệp ... -> 2 giai cấp: lãnh chúa và nông nô
- Giao ruộng đất cho nông dân, nông nô -> thu tô, thuế rất nặng.
- ở C. Â xuất hiện thành thị trung đại -> thương nghiệp, công thương nghiệp phát triển.
- Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước PK
- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Khác biệt: ở mức độ và thời gian
+Phương Đông: Vua có nhiều quyền lực, gọi là Hoàng đế.
+ Châu Âu: Lúc đầu hạn chế trong lãnh địa,Thế kỷ XV quyền lực tập trung trong tay vua.
1. Sự hình thành và phát triển của XHPK: (11’)
- XHPK ở phương Đông được hình thành sớm, phát triển chậm và suy vong kéo dài.
- XHPK châu Âu hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn so với XHPK Phương Đông -> CNTB hình thành.
2. Cơ sở kinh tế – xã hội của XHPK. (12’)
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp là chủ yếu.
- Xã hội: 
+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân.
+ Phương Tây: Lãnh chúa và nông nô.
- Phương thức bóc lột: Địa tô.
3. Nhà nước phong kiến. (12’)
- Thể chế nhà nước: Chế dộ quân chủ do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ ở phương Đông và châu Âu có sự khác biệt:
+ Mức độ
+ Thời gian
 	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	 Gv hướng dẫn Hs chơi trò chơi tiếp sức ( chia lớp thành 3 nhóm- 3 bảng phụ.).Bằng cách lập bảng so sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây theo mẫu sau:
Các thời kỳ lịch sử.
XHPK phương Đông.
XHPK phương Tây.
Thời kỳ hình thành.
Thời kỳ phát triển.
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong.
Cơ sở kinh tế.
 Các giai cấp cơ bản.
Thể chế nhà nước
 d. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 	Học bài và ôn tập lại tất cả các bài tập thuộc phần lịch sử thế giới. 
	Tiết sau làm bài tập lịch sử =>Lưu ý các bài 1,2,6,7
-----dêd-----
Ngày soạn: 12/9/10 	 Ngày giảng 7A,B,D: 15/9/10
	 7C: 17/9/10 
Tiết 10. 	 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
	 (PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI)
1/ Mục tiêu bài học:
	a. Kiến thức.
 	Khái quát và tổng kết lại những đặc trưng cơ bản của XHPK về thời gian hình thành, phát triển và khủng hoảng suy vong của XHPK. Nền tảng kinh tế, các giai cấp cơ bản và thể chế chính trị của XHPK.
	b. Tư tưởng.
 	Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về văn hóa,KHKT mà các dân tộc trong khu vực đã đạt được. Tôn trọng và giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa dân tộc Việt Nam và các nước láng giềng.
	c. Kỹ năng.
 	Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, so sánh và phân tích những kiến thức đã học và liên hệ thực tế.
II/ chuẩ bị:
a. Thầy: Soạn giáo án, giấy, bút 
b. Trò: Chuẩn bị: bút màu, giấy, thước
3/ Hoạt động dạy và học.
	a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
	Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài học của 5 HS.
	b. Bài mới:
I. Làm các bài tập lịch sử. (20’)
 Câu 1: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giec-man đã làm những việc gì?
	1 Tiêu diệt các vương quốc cũ trên đất Rô-ma.
	1 Thành lập nhiều vương triều mới.
	1 Chiếm ruộng đất chia cho các tướng lĩnh.
	1 Phong tước vị cao thấp cho các tướng lĩnh và quý tộc.
 Câu 2: Thành thị trung đại được hình thành từ?
 	1 Trong các lãnh địa.
 	1 Các thị trấn.
Câu 3: Giai cấp tư sản tích lũy vốn ban đầu bằng những hình thức nào?
	1 Cướp bóc tài nguyên, của cải của các nước.
	1 Tổ chức sản xuất thu được nhiều lợi nhuận.
	1 Đuổi nông dân ra khỏi ruộng, họ trở thành người làm thuê.
	1 Buôn bán người da đen.
Câu 4: Phong trào văn hóa Phục hưng có nội dung phong phú.
	1 Lên án nghiêm khắc gió hội, đả phá trật tự phong kiến.
	1 Coi kinh thánh là chân lý. Thần thánh là nhân vật trung tâm.
	1 Đề cao giá trị con người, KHTN.
	1 Con người phải được tự do phát triển.
Câu 5: Lập bảng so sánh các thời kỳ lịch sử của các quốc gia phương Đôngvà châu Âu?
Các thời kỳ lịch sử.
XHPK phương Đông.
XHPK phương Tây.
- Thời kỳ hình thành.
- Thời kỳ phát triển.
- Thời kỳ khủng hoảng và suy vong.
- Cơ sở kinh tế.
- Các giai cấp cơ bản.
- Thể chế nhà nước
II. Hướng dẫn vẽ bản đồ: (15’)
 1. Giáo viên hướng dẫn cách vẽ: 
- Thống nhất vẽ bản đồ: Lược đồ (trận chiến tại ĐNA TKXIII- XV)
- Kẻ ô vuông gấp 2 so với SGK
- GV hướng dẫn vẽ
 - Y/C: Vẽ màu đen ngăn cách giữa các nước
+, Biển màu xanh
2. HS tự vẽ. 
3. Gv thu chấm bài của HS 
- Nhận xét chung 
- Sửa chữa những bài vẽ sai
c. Củng cố (3’)
- Y/c nhắc lại nguyên tắc vẽ bản đồ, kí hiệu
 	d. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Về nhà hoàn thiện nốt bản đồ
- Chuẩn bị bài: LS VN bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc