Giáo án lịch sử 7 tuần 3

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức : HS cần thấy được

Những triều đại phong kiến lớn Tống, Nguyên, Minh, Thanh ở Trung Quốc hình thành và suy vong ra sao.

Những nét giống nhau cơ bản trong chính sách đối nội và quân sự của các triều PK Tống, Nguyên, Minh, Thanh ở Trung Quốc.

Kiến thức nâng cao: Phân tích những biểu hiện của nền kinh tế TB dưới triều Minh. Quan điểm Nho giáo.

2. Kĩ năng

Lập niên biểu của 4 triều đại phong kiến Trung Quốc.

HSKG: Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.

 3.Tư tưởng

Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.

Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam. Thể hiện tinh thần hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao hợp tác.

II.CHUẨN BỊ.

GV: Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. ( nếu cần )

 Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc.

HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.SGK, Bài tập.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lịch sử 7 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI HỌC 
Kiến thức : HS cần thấy được 
Những triều đại phong kiến lớn Tống, Nguyên, Minh, Thanh ở Trung Quốc hình thành và suy vong ra sao.
Những nét giống nhau cơ bản trong chính sách đối nội và quân sự của các triều PK Tống, Nguyên, Minh, Thanh ở Trung Quốc.
Kiến thức nâng cao: Phân tích những biểu hiện của nền kinh tế TB dưới triều Minh. Quan điểm Nho giáo. 
Kĩ năng
Lập niên biểu của 4 triều đại phong kiến Trung Quốc.
HSKG: Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.
 3.Tư tưởng
Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.
Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam. Thể hiện tinh thần hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao hợp tác.
II.CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. ( nếu cần )
 Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc.
HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.SGK, Bài tập.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 ? XHPK ở Trung Quốc được hình thành từ các triều đại nào và kết thúc ở triều đại nào? ( bắt đầu từ thời nhà Hán kết thúc ở thời nhà Thanh) ( Ưu tiên để HSYK trả lời.) 
HSKG: ?Em thấy có nét nào giống nhau cơ bản trong XHPK của Trung quốc. 
( Đối ngoại sử dụng quân sự để xâm lược mở rộng lãnh thổ xuống phía nam).
3.Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Yều HS đọc bài mục 4. 
( Dành cho HS yếu kém).
? Nhà Tống hình thành và suy vong vào thời gian nào.
? Nhà Tống thi hành những chính sách gì để phát triển kinh tế đất nước.
? Nhà Tống sử dụng chính sách quân sự chủ yếu là để làm gì.
GV liên hệ một vài nét về cuộc xâm lược của nhà Tống với Đại Việt ta.
? Nhà Nguyên hình thành trong hoàn cảnh nào. ( Dành cho HS KG)
? Hãy cho biết nhà Nguyên đã sử dụng những biện pháp gì cai trị trong nước.
GV kết luận đó là chính sách phân biệt về dân tộc rất khắc nghiệt.
? Chính sách quân sự của nhà Nguyên có giống với Nhà Tần, Hán, Tống hay không ( nêu cụ thể).
GV liên hệ vài nét về cuộc xâm lược của Nhà Mông – Nguyên đối với Đại Việt ta thế kỉ XIII.
Hoạt động 2.
? Nhà Nguyên tồn tại đến năm nào thì bị đánh đổ. Ai có công thành lập nhà Minh.
( Ưu tiên câu trả lời cho HSYK).
? Nhà Thanh thành lập trong hoàn cảnh ra sao.
GV cho HS thảo luận nhóm. 
( PP này dùng ở lớp HSKG).
? Em có nhận xét như thế nào về chính trị cuối thời nhà Minh – Thanh.
GV chọn 3 nhóm tiêu biểu kiểm tra kết quả thảo luận rồi chốt lại nội dung bài học.
? TCN- TN thời Minh – Thanh có điểm nào phát triển mới.
GV nhận xét kết hợp ghi ND bài học lên bảng.
? Ngoài việc dùng quân đội để xâm lược mở rộng lãnh thổ nhà Minh – Thanh còn dung quân đội để làm gì.
 ? Hãy cho biết những thành tựu lớn về KHKT, xây dựng của nhà Minh – Thanh để lại.
GV tổng kết các nội dung kết thúc bài học
Cho HS quan sát kênh hình 9- 10, hướng dẫn HS khai thác khía cạnh nghệ thuật của các công trình.
HS : Đọc bài.
HS: ( 960 – 1279)
HS: HS dựa vào SGK trình bày.
HS: Vua Tống tiến hành xâm lược mở rộng xuống phía nam.
HS: nghe.
HSKG: Nhà Tống suy yếu , vua Mông cổ Khu – Bi –Lai đem quân xâm chiếm lập nên nhà Mông – nguyên. ( 1271).
HS: Người Mông cổ có quyền và địa vị cao trong xh, người Hán thấp kém bị cấm đoán đủ điều ( cấm ra đường và họp chợ ban đêm, cấm mang vũ khí, cấm học võ..).
HS : nghe hiểu ghi nhận bài học.
HS: Điều giống nhau, đó là: dùng quân đội đi xâm lược mở rộng biên giới khắp nơi.
HS: nghe.
HS: Đến năm 1368 nhà Nguyên bị lật đổ. Chu Nguyên Chương.
HS: Khi Lý Tự Thành đánh đổ nhà Minh chưa được nắm chính quyền , nhân cơ hội đó quân Mãn Thanh kéo váo đánh chiếm thắng lợi lập nên nhà Thanh.
HSKG: thảo luận ( 5phút)
 Vua nhà Minh - Thanh chỉ biết ăn chơi sa đọa, quan lại vơ vét bóc lột nhân dân cậy quyền thế, kinh tế kém phát triển lạc hậu , sưu cao thuế nặng 
=> cuộc sống nhân dân nghèo đói. ND nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
HS: nghe ghi nhận bài học.
HS: dựa vào SGK trình bày.
HS ghi nhận bài học.
HS: dung quân đội để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước.
HS: Dựa vào SGK trình bày. ( làm giấy, nghề in, thuốc sung, đóng thuyền có bánh lái, khai thác dầu…cố cung..)
HS: quan sát, nghe, hiểu.
4/ Trung Quốc thời Tống -Nguyên.
a/ Nhà tống 
( 960 – 1279)
- Nhà Tống xóa bỏ hoặc miễn giảm thuế và sưu dịch nặng nề của thời Đường. Xây dựng công trình thủy lợi. khuyến khích phát triển TCN .
( Khai mỏ, luyện kim, dệt, đúc, rèn..)
- Vua Tống tiến hành xâm lược mở rộng xuống phía nam ( XL Đại Việt ).
b/ Nhà Nguyên.
(1271- 1368)
- Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc khắc nghiệt.
=> ND TQ nổi dậy khắp nơi.
- Nhà Nguyên cũng dùng quân đội đi xâm lược mở rộng biên giới khắp nơi.
5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.
- Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh nhưng bị Lý Tự thành lật đổ.
- Lý Tự thành chưa kịp nắm quyền thì bị quân Mãn Thanh tấn công lật đổ lập nên nhà Thanh.
- Cuối thời Minh- Thanh chế độ PK suy thoái.
- Nhà vua tăng cường thu thuế nặng nề, đi phu , đi lính nhiều.
- Nền kinh tế TCN có nhiều thay đổi phát triển theo TBCN.
Thương nghiệp cũng được quan tâm mở rộng.
- Nhà Minh – Thanh chủ yếu dung quân đội xâm lược nước khác và đàn áp phong trào ND trong nước.
- KHKT: có nhiều thành tựu lớn.
4/ củng cố. 
HSKG: ?Em hãy tìm ra nét giống nhau cơ bản trong chính trị và chính sách đối ngoại của chế độ PK TRung Quốc ( dành cho HSKG trả lời : Chế độ quân chủ chuyên chế, xâm lược mở rông lãnh thổ).
? Em có thái độ như thế nào đối với việc các vua PKTQ điều tiến hành xâm lược Đại Việt ta.
5/Dặn dò.
- Yêu cầu HS làm đầy đủ bài tập, học bài cũ, xem trước bài mới.
- Tìm hiều trước về Ấn Độ ( LS 7 mục 1 – nguồn gốc thành lập vì nó là phần giảm tải).
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
 Ngày soạn : 22 / 08/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
 TUẤN 3
 TIẾT 6- LS7
Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức : HS cần thấy được .
- Ấn Độ thời kì PK được xác lập dưới vương triều Giúp – Ta. Giúp ta có sự phát triển khá thịnh vượng về kinh tế- văn hóa.
- Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIX Ấn Độ phải trải qua nhiều biến cố ( bị xâm lược và thôn tính của PK nước ngoài).
- Nắm những nét văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo tiêu biểu nhất của Ấn Độ.
-Kiến thức nâng cao: Giải thích vì sao ÂĐ được coi là một trong những trung tâm văn hóa của văn minh nhân loại.
Kĩ năng.
- HS nhận định đánh giá các sự kiện, khai thác kênh hình.
- Giải thích các sự kiện lịch sử.
 3.Tư tưởng.
Nhận thức được Ấn Độ là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.
Là nước lớn thứ hai Châu á có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thể hiện tinh thần hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao hợp tác.
II.CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ Ấn Độ thời phong kiến. ( nếu cần )
 Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Ấn Độ.
HS: SGK, SBT, Trả lời các câu hỏi trong SGK.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 ?Em hãy tìm ra nét giống nhau cơ bản trong chính trị và chính sách đối ngoại của chế độ PK Trung Quốc ( dành cho HSKG trả lời : Chế độ quân chủ chuyên chế, xâm lược mở rông lãnh thổ).
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò 
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Yều cầu HS đọc bài mục 2.
? Chế độ PK ở Ấn Độ được xác lập ở thời nào.
?Thời Giúp – ta nền kinh tế - văn hóa phát triển ra sao.
( HSKG yêu cầu trả lời câu hỏi 1 SGK mục 2 thay cho câu hỏi trên).
? Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIX Ấn độ trải qua những biến cố gì?
( dành cho HSKG trình bày theo sơ đồ).
? Nhân dân Ấn Độ đã đấu tranh như thế nào dưới thời Đê – Li.
? Tại sao ND Ấn Độ đấu tranh chống lại PK Đê Li.( Dành cho HSKG)
HSYK yều cầu trả lời câu hỏi 2 trong sgk mục 2.
GV chốt lại các nội dung chính kết thúc mục 2.
Hoạt động 2.
Yều cầu HS hoạt động nhóm tìm các thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn – Độ.
GV nhận xét kết quả thảo luận chọn lựa các nội dung đúng ghi nhận vào bài học. ( Ưu tiên khen ngợi khích lệ các nhóm HSYK..)
GV treo tranh ảnh minh họa thêm.( nếu có).
GV nhận xét, tổng kết bài học kết thúc tiết dạy.
HS : đọc bài
HS: Chế độ PK được xác lập thời Giúp – ta.
HS: Dựa vào SGK trình bày. (Biết dùng công cụ sắt, nghề đúc đồng, rèn phát triển, dệt vải , làm kim hoàn…)
HSKG: Trình bày theo sơ đồ tóm lược.
TKXII Người TNK ( Hồi giáo)=> Vương triều Đê Li thành lập. TK XVI Người Mông Cổ lập ra VT Mô gôn.
TK XIX Anh xâm lược biến thành thuộc địa.
HS: Dựa vào SGK trình bày.
HSKG: Do PK sử dụng những chính sách thống trị quá khắc nghiệt ( cấm đạo, chiếm đất, đánh thuế nặng.) 
=> Gây nên mâu thuẫn gây gắt dẫn đến ND đấu tranh.
HS: nghe hiểu ghi nhận bài học.
HS hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút.
- Nhóm 1,2 tìm hiểu về tôn giáo, chữ viết.
- Nhóm 3, 4. Tìm về các thành tựu văn học, kịch..
- Nhóm 5, 6 tìm hiểu về kiến trúc.
HS: Treo bảng nhóm , nghe ghi nhận bài học.
HS: quan sát khai thác tranh ảnh và tìm hiểu kênh hình (hình 11 SGK).
HS: nghe, hiểu.
1/ Những Trang sử đầu tiên ( không dạy)
2/ Ấn Độ thời phong kiến.
- Chế độ PK được xác lập thời Giúp – ta.
- Có sự phát triển nhất về kinh vế và văn hóa.
- Thế kỉ V – XIX luôn bị các nước PK bên ngoài xâm chiếm thống trị.
- ND không cam chịu bị áp bức bốc lột đã nổi dậy đấu tranh.
3/ Văn hóa Ấn Độ.
-Tôn giáo: Chủ yếu là theo đạo Bà –la – Môn và Hin đu. Thờ than Visanu.
- Có chữ viết riêng : Chữ Phạn.
- Văn học: các bộ kinh nổi tiếng ( Vê đa) các bộ sử thi nổi tiếng (Ma- ha- bơ- ha- ra –ta, Ra- ma- ya- an)…..
- Kiến trúc điêu khắc rất độc đáo mang tính tôn giáo. ( các đền thờ, chùa chiềng..).
4/ củng cố. 
HSKG: Chế độ PK ở Ấn Độ được xác lập ở vương triều nào? Từ TKV đến TK XIX có những nước nào đến xâm lược Ấn Độ.?( Vương triều Giúp- Ta, có Hồi giáo – Đê Li, Mông Cổ- Mô Gôn, Anh).
? Hãy cho biết vài thành tựu văn hóa ở ấn độ. ( dựa vào mục 3 trả lời).
5/Dặn dò.
Yêu cầu HS làm đầy đủ bài tập, học bài cũ, xem trước bài mới.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
…………………………………

File đính kèm:

  • docgiao an su 7 T3.doc
Giáo án liên quan