Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 20-26 - Cam Thị Quỳnh

A- MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.

- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa

2.Tư tương:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trẫi.

3.Kĩ năng:

- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.

B- CHUẨN BỊ

- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

- Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi.

C- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách cai trị lên đất nước ta, chúng đề ra chính sách áp bức bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng dã man. Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các quý tộc Trần bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa mới đã xuất hiện ở Lam Sơn- Thanh Hoá được đông đảo nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn phát triển đầy khó khăn gian khổ cuối cùng.

 

doc41 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 20-26 - Cam Thị Quỳnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dạy – học:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
? Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã có vai trò gì?
? Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi Nguyễn Trãi đã làm gì?
? Các tác phẩm của Nguyễn Trãi phản ánh điều gì?
? Em hãy đọc 1 đoạn trong bài cáo của Nguyễn Trãi?
H:Đọc chữ nhỏ sgk.
? Qua nhận xét của Lê Thành Tông em hiểu gì về Nguyễn Trãi?
H:Thảo luận.
G:
H:Quan sát h47 sgk.
? Quan sát bức chân dung Nguyễn Trãi em có nhận xét gì?
G:Đây là bức chân dung cổ của Nguyễn Trãi thể hiện những nét hài hoà, đượm nét ưu tư, sâu lắng, mái tóc bạc phơ, đôi mắt sáng tinh anh của Nguyễn Trãi.
- Tiếc rằng cuộc đời ông chịu một nỗi oan trái, bị chu di tam tộc, sau Lê Thánh Tông giải oan cho ông.
G:Chuyển ý.
H:Đọc sgk.
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê Thánh Tông.
- Hiêụ là Hồng Đức
- Hội tao đàn sáng tác khoảng 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi nhà Lê, cac ngợi đất nước. Đậm đà tình quê hương, ông là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt, ông là ông vua đầy tài năng, nhiệt huyết. Ông là một nhân vật nổi bật trong lịch sử nước nhà.
“Lòng vì thiên hạ những lo âu
Thay việc trờ dám trễ đâu
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chưa thôi hầu”
- Nhờ thế mà thời trị vì của ông, quốc gia Đại Việt đạt được sự phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
- Ông trị vì 38 năm thọ 56 tuổi trước khi mất vẫn lo giải quyết các việc quan trọng.
G:Chuyển ý.
? Em biết gì về Ngô Sĩ Liên?
GV bổ sung:Ghi chép lịch sử thời Hồng Bàng đến 1427.
-Tài quan sát, tư duy chính xác, linh hoạt giúp trang biên soạn cuốn sách “ Đại Thành toàn pháp” từ thế kỉ XV đến nay vẫn rất đúng đắn “thơ tình S hình thang”.
? Lương Thế Vinh có vai trò quan trọng ntn đối với thành tựu về nghệ thuật?
? Em hãy kể một câu chuyện ấn tượng về Lương Thế Vinh.
- SBS - 178
- “Cân voi” Trạng lường, đo tờ giấy bản-> Sử Tàu Trung Quốc thán phục.
 1.Nguyễn Trãi .
- Là nhà chính trị, quân sự tài ba, những đóng góp của ông đã tạo nên thắng lợi.
-Viết nhiều tác phẩm có giá trị.
+ Văn học: Đại cáo bình Ngô.
 Quân trung từ mệnh tập.
+ Địa lí, lịch sử: Dư địa chí.
->Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
->Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới, là người anh hùng dân tộc, là nhà văn hoá kiệt xuất,là nhà chính trị đại tài, là tinh hoa của thời đại, tên tuổi ông rạng rỡ lịch sử dân tộc.
2.Lê Thánh Tông .
- Ông là con thứ 4 của Lê Thái Tông lên ngôi năm 18 tuổi, quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, pháp luật.
-S áng lập "Hội tao đàn" gồm 28 ông tiến sĩ giỏi.
3.Ngô Sĩ Liên .
- Là nhà sử học nổi tiếng đỗ tiến sĩ năm 1442, là tác giả cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư"
4.Lương Thế Vinh .
- Đỗ trạng nguyên 1463- Thần Đồng tài chí, học rộng.
- Là nhà toán học nổi tiếng.
- Tác phẩm: “Hí trường phả lục”
“Đại hành toán pháp”.
- Nghiên cứu phật học “thiên môn giáo khoa”.
	4. Củng cố:
	- GV: Tổng kết toàn bài.
	(?) Em hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi.
	5. Hướng dẫn:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Ôn tập chương IV
Tiết 44/23 Bài 21 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Ngày soạn : 23/01/2011
Ngày giảng : 27/01/2011
A- MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
	- Chế độ giáo dục thời Lê Sơ rất được coi trọng.
	- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học kĩ thuật thời Lê Sơ, học sinh thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. So sánh điểm khác nhau giữa thời Lê Sơ và thời Lý Trần.
2.Tư tương:
	- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về môt thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
3.Kĩ năng:
	- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về môt thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
B- CHUẨN BỊ
	Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê Sơ.
	- Bảng phụ, sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý, Trần, Lê Sơ.
	- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử tiêu biểu, công trình kiến trúc nghệ thuật.
C- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
	(?) Em hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đối với lịch sử dân tộc.
b) Đáp án: Mục 1+2
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
	Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ Xv- đầu XVI, đã có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục...Là giai đoạn lịch sử hào hùng chống giặc Minh xâm lược và xây dựng đất nước thời Lê Sơ.
	- Để khắc sâu những kiến thức lịch sử giai đoạn này.
	- Hôm nay... ôn tập chương IV.
b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
G:Dùng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và Lý Trần để học sinh quan sát.
? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tổ chức bộ máy nhà nước đó.
H:Trao đổi nhóm.
- Tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát xuống tận cơ sở xã.
? Cách đào tạo, tuyển dụng quan lại được tiến hành như thế nào?
- Lấy học tập, thi cử làm phương thức tuyển dụng
G:Sơ kết chuyển ý.
? Pháp luật thành văn ở nước ta có từ khi nào?
- Thời Lý Luật Hình thư .
? ý nghĩa của pháp luật?
- Đảm bảo trật tự an ninh, kỉ cương trong XH
? Pháp luật thời Lê sơ có gì giống và khác so với luật thời Lý - Trần?
- Giống: Bảo vệ vua, kinh thành giai cấp thống trị bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo.
- Khác: thời Lê Sơ tiến bộ hơn đã bảo vệ phụ nữ, quyền bình đẳng nam nữ.
? Em có suy nghĩ gì về luật pháp phong kiến?
- Ngày càng xây dựng hoàn chỉnh bảo vệ kỉ cương phép nước.
G:Nay “sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
G:Sơ kết, chuyển ý.
? Chính sách kinh tế thời Lê Sơ với Lý Trần có gì giống và khác nhau?
- Giống: Đều quan tâm phát triển kinh tế nông - công, thương nghiệp.
- Khác: thời Lý- Trần ruộng công- ưu thế thời Lê Sơ ruộng tư chiếm ưu thế.
? Về nông nghiệp?
GV: Kinh tế thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ hơn.
? Thủ công nghiệp?
? Thương nghiệp? 
? Xã hội phong kiến có mấy giai cấp đó là các giai cấp nào?
H:Thảo luận.
? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau trong xã hội Lê Sơ và Lý Trần.
- Giống: 2 giai cấp
- Khác:
+Thời Lý- Trần: Vương hầu quý tộc đông nông nô, nô tì nhiều.
+Lê Sơ nô tì giảm, giai cấp địa chủ tư hữu ruộng đất đông lên.
GV: y/c HS nhận xét về 2 sơ đồ các giai cấp , tầng lớp trong XH thời Lý - Trần và thời Lê sơ
? Xã hội nào phát triển cao hơn?
- Thời Lê sơ quan hệ SX PK được xác lập vững chắc hơn
G:Chuyển ý.
? Giáo dục thời Lê Sơ đạt những thành tựu nào đáng lưu ý.
? Văn học thời Lê Sơ có nội dung gì?
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn.
? NX về những thành tựu KH, NT thời Lê sơ?
H:Làm bài tập ở lớp và ở nhà.
 1.Về Mặt chính trị.
- Xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế hơn thời Lý- Trần.
+ Bộ máy nhà nước đã kiện toàn đạt đến mức hoàn chỉnh, tăng tính tập quyền đơn vị hành chính chặt chẽ, quy củ.
2.Pháp luật.
- Luật Hồng Đức- tương đối hoàn chỉnh.
- Ngày càng xây dựng hoàn chỉnh bảo vệ kỉ cương phép nước.
3.Kinh tế.
a) Nông nghiệp:
- Mở rộng diện tích đất trồng
- XD đê điều
- Sự phân hoá chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc
b) Thủ công nghiệp:
Phát triển ngành nghề truyền thống
c) Thương nghiệp:
Chợ phát triển
4.Xã hội: 
- Xã hội 2 giai cấp: Thống Trị và bị trị
- Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc
5.Văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.
- Quan tâm phát triển GD
- Văn học yêu nước
- Nhiều công trình KH, NT có giá trị
Bài tập: lập bảng thống kê các tác phẩm.
Tác phẩm
Thời Lý
Thời Trần
Thời Lê Sơ
Văn học
Bài thơ thần Lý Thường Kiệt
-Hịch tướng sĩ-TQT.
-Tụng giá hoàng kinh sư
-Bạch Đằng giang phú
-Quân trung từ mệnh tập.
-Bình Ngô đại cáo.
-Phú núi Chí Linh
=>Nguyễn Trãi.
-Hồng Đức quốc âm thi tập
Sử học
-Đại Việt sử kí-Lê Văn Hưu.
-Đại Việt sử kí toàn thư-Ngô Sĩ Liên...
	4. Củng cố:
	(?) Chính sách kinh tế thời Lê Sơ với Lý Trần có gì giống và khác nhau?
	5. Hướng dẫn:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Làm bài tập lịch sử chương IV
Tiết 45/24
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG IV
Ngày soạn : 06/02/2011
Ngày giảng : 07/02/2011
A- MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
	- Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức cơ bản củ lịch sử Việt Nam thời Lê Sơ.
	- Có hiểu biết rộng hơn về thời kì lịch sử phong kiến Việt Nam thịnh trị nhất.
2.Tư tương:
	- Có ý thức trong học tập, ý thức tự hào dân tộc, lòng khâm phục, ngưỡng mộ, tin yêu quý trọng các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá thế giới.
3.Kĩ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
	- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập lịch sử.
B- CHUẨN BỊ
	- Vở bài tập lịch sử.
	- Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Minh.
	- Sưu tầm tác phẩm văn, thơ tiêu biểu.
C- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
(?) VH, GD ... thời Lê sơ có đặc điểm gì?
b) Đáp án:
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học
b) Các hoạt động dạy – học:
*GV: Chia nhóm cho HS làm BT
	- Tổ 1: Bài tập 1+2 trang 82,83.
	- Tổ 2: Bài tập 1,2,3 trang 84,85.
	- Tổ 3: Bài tập 1,2,3,4 trang 87,88.
	- Tổ 4: Bài tập 5,6,7 trang 88,89.
	* GV: Gọi đại diện các tổ lên báo cáo kết quả làm BT
	*GV: Gọi các HS khác NX, bổ sung
	* GV: Đánh giá cho điểm
	4. Củng cố:
	GV: nhận xét thái độ làm bài tập của các tổ
	5. Hướng dẫn:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Đọc trước bài 22
CHƯƠNG V.
ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII.
Tiết 46/24 Bài 22 
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN 
I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI.
Ngày soạn : 06/02/2011
Ngày giảng : 07/02/2011
A- MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến Lê Sơ, những mâu thuẫn giữa các phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI
2.Tư tương:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của nhân dân ta.
- Hiểu rõ rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.
3.Kĩ năng:
- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình Lê Sơ.
B- CHUẨN BỊ
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.
C- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
b) Đáp án:
3. Bài mới
a) Giới thiệ

File đính kèm:

  • docLich su 7 tuan 20 den 26.doc
Giáo án liên quan