Giáo án lịch sử 7 tuần 2 Bài 3: cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS cần nắm được:

Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.

Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

Kiến thức nâng cao: Giới thiệu 1 số nhân sử vật lịch và danh nhân văn hóa.Vai trò Ki tô giáo trong xã hội châu âu.

2.Kĩ năng

Phân tích những mâu thuẫn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến

Nhận biết được các tác phẩm của các nhà văn hóa nổi tiếng tham gia đấu tranh.

HSKG: Chỉ lược đồ trình bày diễn biến cách mạng. so sánh sự kiện, liên hệ các kiến thức

3.Tư tưởng

Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là XHTB.

Phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.

4.Tích hợp môi trường: mục

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lịch sử 7 tuần 2 Bài 3: cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cuộc phát kiến đó.
( Magenlan, vacsco đờ gama, Điexo. Các nhà thương buôn , quí tộc có nhiều vốn trở nên giàu có . họ dùng vốn đó phát triển nền kinh tế CTN tạo nền nền sản xuất mới ra đời đó là TBCN).( HSYK chỉ yêu cầu trả lời 1 vế đầu của câu hỏi)
3 Bài mới.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Yêu cầu: HS tự đọc SGK
?Chế độ phong kiến ở châu Âu tồn tại trong bao lâu. 
Đến thế kỉ XV nó đã bộc lộ những hạn chế nào. 
( HSKG trả lời).
GV:Trong suốt 1000 năm, chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong xã hội trường học chỉ để đào tạo giáo sĩ. Những di sản của nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ hoàn toàn, trừ nhà thờ và tu viện. Do đó, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại sự ràng buộc của tư tưởng phong kiến. 
 "Phục hưng" là gì? 
(Không yêu cầu HSYK trả lời.)
Họ sử dụng cái gì để làm công cụ đấu tranh.
Tại sao giai cấp tư sản lại chọn Văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến? 
(GV dùng câu hỏi này cho HSKG.)
 Kể tên một số nhà Văn hoá, khoa học tiêu biểu mà em biết?
(GV giới thiệu một số tư liệu, tranh ảnh trong thời Văn hoá Phục hưng cho HS).
? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?
?Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói điều gì?
Hoạt động 2:
Yêu cầu: HS đọc SGK
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?
?Trình bày nội dung tư tưởng cuộc cải cách Luthơ và Canvanh?
GV: Giai cấp phong kiến châu Âu dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần, giáo hội có thế lực về kinh tế rất hùng hậu, có nhiều ruộng đất ® bóc lột nông dân như các lãnh chúa phong kiến. Giáo hội còn ngăn cấm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mọi tư tưởng tiến bộ đều bị cấm đoán. (Kể cho HS về sự hy sinh của các nhà khoa học).
 ?Phong trào " Cải cách tôn giáo" đã phát triển như thế nào?
HS đọc phần 1
Từ thế kỉ V đến thế kỉ XV ® khoảng 10 thế kỉ.
HSKG: trả lời ( kinh tế lạc hậu, nhân dân bị PK đàn áp, giáo hội có nhiều lễ nghi phiền toái....)
HS nghe hiểu.
HSKG: Khôi phục lại giá trị của nền Văn hóa Hi Lạp và Rôma cổ đại; sáng tạo nền Văn hoá mới của giai cấp tư sản.
HS: Họ dùng các tác phẩm. ( tương tưởng, ngòi bút..)
HSKG: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội, ® đấu tranh chồng phong kiến trên nhiều lĩnh vực khác nhau bắt đầu là lĩnh vực văn hoá. Những giá trị văn hoá cổ đại là tinh hoa nhân loại, việc khôi phục nó sẽ có tác động, tập hợp được đông đảo dân chúng để chống lại phong kiến.
HS: Lêona đơ Vanhxi, Rabơle,Đêcactơ, Côpecnic, Sêchxpia...
HS nghe hiểu.
HS:
Khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc.
- Sự phong phú về văn học.
- Thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật (có giá trị đến ngày nay).
- Phê phán XHPK và giáo hội.
- Đế cao giá trị con người.
- Mở đường cho sự phát triển của Văn hoá nhân loại.
HS đọc phần 2.
HS: Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.
HS: Phủ nhận vai trò của giáo hội. Bãi bỏ nghi lễ phiền toái. Quay về giáo lí Kitô nguyên thuỷ.
HS nghe hiểu.
HS: Lan rộng nhiều nước tây Âu: Anh, Pháp, Thụy Sĩ...
- Tôn giáo phân hoá thành 2 giáo phái:
+ Đạo tin lành.
+ Kitô giáo.
tác động mạnh đến cuộc đấu tranh vũ trang của tư sản chống phong kiến.
1) Phong trào Văn hoá Phục hưng.
Nguyên nhân: 
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội.
®Phong trào Văn hoá Phục hưng
* Nội dung tư tưởng:
- Phê phán XHPK và Giáo hội.
- Đề cao giá trị con người.
2) Phong trào cải cách tôn giáo.
* Nguyên nhân:
- Giáo hội bóc lột nhân dân.
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
* Nội dung:
- Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội.
- Bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
- Quay về giáo lí nguyên thuỷ.
* Tác động đến xã hội:
- Góp phần thúc đẩy cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đạo Kitô bị phân hoá.
4.Củng cố :Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung bài học.
1. Giai cấp tư sản chống phong kiến trên những lĩnh vực nào? Tại sao lại có cuộc đấu tranh đó?
2. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng? (Dành cho HSKG)
3. Phong trào Cải cách tôn giáo tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? (Dành cho HSKG)
5.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập, Học bài cũ.
Chuẩn bị bài 4, soạn câu hỏi. HSKG cần chú ý tìm hiểu nội dung kênh hình trước.
IV.RÚT KINH NGHIỆM CHO TIẾT DẠY.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẤN 2
 TIẾT 4 - LS7
 Ngày soạn : 07/ 08/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức : HS cần nắm được 
Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc.
Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc.
Những nét giống nhau cơ bản trong chính sách đối nội và quân sự của các triều PK ở Trung Quốc.
Kiến thức nâng cao: Hiểu khái niệm nhà nước chuyên chế, chế độ quân điền. So sánh các chính sách của các nhà Tần, Hán, Đường.
Kĩ năng
Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
HSKG: Phân tích, so sánh các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử?
 3.Tư tưởng
Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông.
Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
4.Tích hợp.
Liên hệ gióa dục môi trường khi nêu đến các thành tựu văn hóa ( Vạn Lí trường Thành, Lăng mộ Li Sơn, Cung A phòng..)
II.CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. ( nếu cần )
 Tranh ảnh một số công trình, lâu đài, lăng tẩm của Trung Quốc.
HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK. 
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến ở châu Âu? Nêu thành tựu và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
HSKG . Phong trào Cải cách tôn giáo tác động đến xã hội châu Âu như thế nào?
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy.
Họat động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:
GV: yêu cầu HS đọc SGK. (Gọi đối tượng HSYK đọc)
GV: (Sử dụng bản đồ). Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng đất nước bên lưu vực sông Hoàng Hà. Với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại, Trung Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại.
? Sản xuất thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc có gì tiến bộ?
? Những biến đổi về mặt sản xuất đã có tác động tới xã hội như thế nào?
 Như thế nào được gọi là "địa chủ"?
Như thế nào được gọi là "tá điền"?
GV: Kết luận quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Hoạt động 2:
Yêu cầu: HS đọc SGK.
?Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội của nhà Tần.
?Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân xây dựng. (Ưu tiên câu hỏi cho HSYK).
Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong bức tranh (hình 8) ở SGK? (dành cho HSKG nhận xét).
Nếu có dịp được đến các di tích đó để tham quan các em sẽ làm gì, làm như thế nào để các di tích đó vẫn tồn tại bền lâu.
GV: Chính sách tàn bạo, bắt nông dân lao dịch nặng nề đã khiến nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần và nhà Hán được thành lập.
?Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì? ( Ưu tiên cho HSYK trả lời)
Em hãy so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Vì sao lại có sự chênh lệch đó? (GV dành cho HSKG trả lời)
?Tác dụng của những chính sách đó đối với xã hội?
Hoạt động 3:
Yêu cầu: HS đọc SGK
?Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý?
?Tác dụng của các chính sách đó?
?Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Đường?
?Sự cường thịnh của Trung Quốc bộc lộ ở những mặt nào?
GV kết luận tổng kết tiết học.
HS đọc phần 1.
HS nghe hiểu.
HS: Công cụ bằng sắt ra đời ® kĩ thuật canh tác phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng, năng suất tăng...
HS: Xuất hiện giai cấp mới là địa chủ và tá điền (nông dân lĩnh canh).
HSKG: Là giai cấp thống trị trong XHPK vốn là những quý tộc cũ và nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất.
HS: Nông dân bị mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ và nộp địa tô.
HS nghe, ghi nhận bài học.
HS đọc phần 2.
HS trình bày theo SGK.
HS: Vạn lí trường thành, Cung A Phòng, Lăng Li Sơn.
HSKG: Rất cầu kì, giống người thật, số lượng lớn... thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.
HS: trả lời định hướng ( Em sẽ tham gia hoạt động bảo vệ di tích lịch sử - giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp, không viết bậy lên các di tích đó.....)
HS: Giảm thuế, lao dịch, xoá bỏ sự hà khắc của pháp luật, khuyến khích sản xuất...
HS: Dựa vào SGK trình bày.
HSKG: Nhà Tần 15 năm.
Nhà Hán: 426 năm. Vì nhà Hán ban hành các chính sách phù hợp với dân.
 Làm kinh tế phát triển, xã hội ổn định ® thế nước vững vàng
HS đọc phần 3.
HS: Ban hành nhiều chính sách đúng đắn: cai quản các vùng xa, mở nhiều khoa thi để chọn nhân tài,chia ruộng cho nông dân, khuyến khích sản xuất...
HS: Kinh tế phát triển ® đất nước phồn vinh...
HS: mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh. (Liên hệ đối với Việt Nam)
HS: Đất nước ổn định. Kinh tế phát triển. Bờ cõi được mở rộng.
1) Sự hình thành XHPK ở Trung Quốc.
* Những biến đổi trong sản xuất.
- Công cụ bằng sắt.
® Năng suất tăng
® Diện tích gieo trông tăng.
* Biến đổi trong xã hội:
Quan lại, nông dân giàu ® Địa chủ.
 Nông dân mất ruộng ® Tá điền.
* Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2)Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán.
a) Thời Tần
- Chia đất nước thành quận, huyện.
- Cử quan lại đến cai trị.
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ..
- Bắt lao dịch.
b) Thời Hán
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc. 
- Giảm tô thuế, sưu dịch.
- Khuyến khích sản xuất.
® Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược.
3) Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời n

File đính kèm:

  • docsu 7 tuan 2.doc
Giáo án liên quan