Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu bài học.

 a. Kiến thức:

- Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lí sụp đổ và nhà Trần được T lập

- Sự thành lập của nhà Trần là cần thiết cho đất nước và XH ĐV lúc ấy

- Việc nhà Trần thay nhà Lí đã góp phần củng cố CĐ quân chủ TW tập quyền vững mạnh,

 b. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức, bóc lột và tinh thần sáng tạo trong XD đất nước. Lòng yêu nước, tự hào DT, biết ơn tổ tiên, và ý thức kế thừa truyền thống DT trong công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc cho HS

 c. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh đối chiếu

2. Chuẩn bị:

 a. Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bản đồ nước Đại Việt thời Trần

 b. Trò: Nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/10	 Ngày giảng: 7A,B,C,D: 8/11/10
TUẦN 13
Bài 13 (tiếp...)
Tiết 23 : II/ NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Mục tiêu bài học.
	a. Kiến thức: 
Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lí sụp đổ và nhà Trần được T lập
Sự thành lập của nhà Trần là cần thiết cho đất nước và XH ĐV lúc ấy
Việc nhà Trần thay nhà Lí đã góp phần củng cố CĐ quân chủ TW tập quyền vững mạnh, 
 b. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức, bóc lột và tinh thần sáng tạo trong XD đất nước. Lòng yêu nước, tự hào DT, biết ơn tổ tiên, và ý thức kế thừa truyền thống DT trong công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc cho HS
 c. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh đối chiếu
2. Chuẩn bị:
	a. Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bản đồ nước Đại Việt thời Trần
	b. Trò: Nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK
3. Phần thể hiện khi lên lớp
a/ Kiểm tra bại cũ (4’)
Câu hỏi: 
Bộ máy quan lại nhà Trần được tổ chức ntn?
Đáp án: Tổ chức theo CĐ quân chủ TW tập quyền phân làm 3 cấp: 
Triều đình
Các đơn vị hành chính trung gian
Các cấp hành chính cơ sở
 	b. Dạy bài mới
 * Giới thiệu bài (1’)
 Ngay sau khi nhà Trần thay nhà Lí quản lí đất nước không những đã tăng cường củng cố nhà nước quân chủ TW tập quyền vững mạnh, mà còn thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để XD quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển KT. Vậy những chủ trương và biện pháp đó ntn? Có tác dụng gì đối với đất nước XH Đại Việt hay không?Chúng ta cùng tìm hiểu các ND nói trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung.
Gv: Gọi Hs đọc sgk.
Hỏi: Vì sao khi mới thành lập nhà Trần rất quan tâm đến xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?
Hỏi: Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quê họ Trần để vào Cấm quân?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chính sách và chủ trương nào?
Gv: Nhân dân ta dưới thời Trần rất chuộng võ nghệ, các lò vật dược mở khắp nơi, quân đội luôn được học binh pháp và luyện tập võ nghệ 
Y/c: Hs quan sát H27/ Sgk để chứng minh cho việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.
Hỏi: Bên cạnh việc xây dựng quân đội nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?
Hỏi: Việc xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác so với thời Lý?
Hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
Hỏi: Tên của chức quan nhà Trần đặt để trông coi việc sửa chữa đắp đê là gì?
Hỏi: Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?
Hỏi: Kể tên các ngành nghề thủ công trong nhân dân?
Gv: giới thiệu H. 28/ Sgk cho HS quan sát.
Hỏi: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần ở thế kỷ XIII? 
Hỏi: Nhận xét tình hình thương nghiệp nhà Trần?
Thương nghiệp phát triển có tác động như thế nào đối với sự phát triển của xã hội thời Trần?
Hs đọc
- Nước ta luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược 
- Cấm quân và quân đp..
- Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính 
- Chính sách: Ngụ binh ư nông.
- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhụê không cốt đông.
- Quan sát và nhận xét.
- Các tướng giỏi đóng giữ ở những nơi hiểm yếu .
 - Vua thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị nởi này.
* Giống:
+ Hai bộ phận.
+ Tuyển dụng theo chính sách “ ngụ binh ư nông” .
* Khác:
+ Cấm quân:  quê Trần.
+ Chủ trương: “ Cốt tinh nhuệ không cốt đông”.
- Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích SX, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh mương.
- Hà đê sứ.
- Rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp.
- Làm gốm, tráng men, đúc đồng, làm giấy, 
Quan sát và nhận xét.
- Đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao.
- Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra rất sôi nổi ở các cửa biển: Hội Thống, Vân Đồn..
- Nhân dân ta có nhiều mặt hàng có chất lượng cao.
- Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
1/ Nhà trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. (17’)
- Quân đội: Gồm có cấm quân và quân đp.
- Tuyển dụng theo chế độ: “ Ngụ binh ư nông”
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhụê không cốt đông.
2/ Phục hồi và phát triển kinh tế. (17’)
- Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh mương.
- Thủ công nghiệp:
+ Thủ CN nhà nước: chuyên SX đồ gốm.
+ TCN Nhân dân: đúc đồng, làm giấy, khắc ván in.
- Thương nghiệp:
Trao đổi buôn bán với nước ngoài phát triển.
	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
 	 Bài tập: Y/c: Chọn câu trả lời đúng.
	 Câu 1: Chính sách “ Ngụ binh ư nông” thời Trần có ý nghĩa là:
	1 Làm yếu quân đội vì không luyện tập thường xuyên.
	1 Vừa đảm bảo SX lương thực vừ đảm bảo chiến đấu lâu dài. 
	 Câu 2: Chức quan chông coi nông nghiệp thời Trần?
	1 Thái y viện. 1 Hà đê sứ.
	1 Khuyến nông sứ. 1 Tông nhân phủ
	 Câu 3: Câu biểu hiện sự hùng mạnh của nước Đại Việt ta ở thế kỷ XIII.
	1 Vua anh minh sáng suốt.
	1 Quân đội vững mạnh.
	1 Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển.
	1 Chú trọng sửa sang pháp luật, tăng cường cơ quan pháp luật.	
d. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học. Làm BT còn lại
- Tìm hiểu bài 14 theo câu hỏi sgk
Ngày soạn: 8/ 11/ 10	 Ngày giảng: 7A, B: 11/ 11/ 10
	 7C,D: 10/ 11/ 10
BÀI 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG NGUYÊN THẾ KỈ XIII
Tiết 24	I/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ ( 1258 )
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức:
 	Giúp: Hs hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ. Chủ trương chính sách và những việc làm của vua Trần.
	b/ Giáo dục :
 	Giáo dục cho HS ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta.Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta. 
	c/ Kĩ năng :
 	Rèn luyện kĩ năng học biễn biến các trận đánh.Đọc và vẽ lược đồ. Phân tích đánh giá, nhận xét các sự kiện
2/ Chuẩn bị :
 	Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu khác.
 	Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông.
3/ Tiến trình dạy học:
	a/ Kiểm tra bài cũ : (4’)
 	 Câu hỏi: 
Nhà Trần đã làm gì để XD quân đội và củng cố quốc phòng?
Để phục hồi và phát triển KT nhà Trần đã làm gì?
 Đáp án
XD quân đội 2 bộ phận: Cấm quân, quân các lộ
 + Chủ trương: Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông
 + Chính sách: Ngụ binh ư nông, học tập binh pháp luyện võ nghệ
Củng cố quốc phòng: Cử tướng giỏi giữ nơi hiểm yếu
Phục hồi phát triển KT
 + Nông nghiệp: Chú trọng khai hoang, sức, vét đê, . DT phục hồi, phát triển.
	 + TCN, thương nghiệp: Mở rộng 
	b/ Bài mới.
	* Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
Nội dung.
Gv: treo bản đồ và giới thiệu về đất nước MC.
Y/c: HS quan sát H29 và nhận xét về quân MC? 
Giảng: 1257 vua MC mở cuộc xâm lược Nam Tống để chiếm toàn bộ TQ. Nhưng để đạt tham vọng đó chúng cho Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy quân xâm lược ĐV.
Hỏi: Tại sao vua MC cho quân đánh Đại Việt trước?
Hỏi: Trước khi vào nước ta quân MC đã làm gì?
Hỏi: Vua Trần đã làm gì khi sứ giả MC đến?
Chuyển ý: Sau những lần như vậy MC quyết định xâm lược nước ta và nhà Trần đã chuẩn bị k/c ntn?
Hỏi: Khi được tin quân MC xâm lược nước ta vua Trần đã làm gì?
Gv: treo bản đồ và trình bày diễn biến.
Hỏi: Vì sao quân ta đánh bại quân MC?
Gv: Sử dụng cách đánh thông minh, chớp thời cơ.
Hỏi: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân MC lần 1?
- HS quan sát bản đồ.
- QĐ mạnh, có tổ chức, trang bị tốt.
- Sau khi đánh ĐV chúng sẽ đánh lên phía Nam TQ tạo thành thế hai gọng kìm tiêu diệt quân Nam Tống.
- Chúng cho sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần.
- Bắt giam.
+ Ban lệnh cả nước sắm vũ khí.
+ Quân đội, dân binh được thành lập ngày đêm luyện tập võ nghệ.
- Hs theo dõi diễn biến trên bản đồ và trình bày lại.
- V× qu©n ta biÕt sö dông c¸ch ®¸nh giÆc th«ng minh, biÕt chíp thêi c¬
+ Khi thế giặc mạnh ta không dốc ngay lực lượng.
+ Khôn khéo giữ lương thực nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài.
+ Khi giặc gặp khó khăn ta phản công.
 “ Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”.
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông cổ. (17’)
- Đầu TK XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.
- Quân Mông tiến hành xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ, đồng thời đánh lên phía Nam TQ, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông cổ. (18’)
a, Nhà Trần chuẩn bị k/c
 Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.
b, Diễn biến.
- Tháng 1-1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao và sông Bạch Đằng đến Bình Lệ Nguyên bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long.
- Ta lui về Thiên Mạc thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” khiến cho giặc vào thế bị động.
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân giặc tháo chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
 	Bài tập: Y/c: Chọn câu trả lời đúng.
	Câu 1: Mục đích xâm lược Đại Việt của Mông Cổ? 
	1 Thiết lập ách đô hộ.
	1 Chiếm ĐV làm bàn đạp tấn công phía Nam nước Tống.
	1 Chiếm ĐV để tấn công các nước ĐNA.
	Câu 2: Thái độ kiên quyết chống giặc của nhà Trần?
	 	1 Bắt giam sứ giả MC	
	1 Ban lệnh chuẩn bị kháng chiến.
	 	1 Sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ.
	1 Thực hiện vườn không nhà trống.
	Câu 3: Nhà Lý chọn thực hiện vườn không nhà trống vì?
	1 Sợ giặc MC.
	 1 Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương thực thực phẩm, sau đó ta mới mở cuộc phản công.	
	d. Hướng dẫn Hs học bài ở nhà: (1’)
 	- Học bài cũ, soạn bài mới. 
	- Chuẩn bị bài phần II

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc
Giáo án liên quan