Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 12

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

 _ Giúp học sinh thấy được ba lần xâm lược nước ta, nhất là ở lần thứ hai và thứ ba, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo.

 _ Giúp học sinh nắm được diễn biến cơ bản nhất về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.

 _ Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến đó.

 _ Cho học sinh thấy được cả ba lần kháng chiến đã diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Nguyên rất chênh lệch, song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.

 _ Thấy được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi.

 2/ Về tư tưởng: Bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

 3/ Về kĩ năng:

 _ Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà.

 _ Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cuối thời Lý ?
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: Sau khi nắm chính quyền, nhà Trần đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, phục hồi sản xuất. Vua tôi nhà Trần còn phải chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với những âm mưu xâm lược của bọn phong kiến Mông – Nguyên. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vậy cuộc chiến này diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
 b. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOAT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
_ Gv: giới thiệu vị trí của đất nước Mông Cổ trên bản đồ thế giới và giới thiệu Mông Cổ: Từ xưa các bộc lạc Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đầu TK XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Vua Mông Cổ mang quân xâm lược khắp nơi và xây dựng một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải. Người xưa đã nhận xét “Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.
- Hình 29 trong Sgk giúp ta hiểu được gì về quân Mông Cổ ? _ Gv: Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc xâm lược Nam Tống, để nhằm chiếm toàn bộ Trung Quốc.
-Để đạt được nguyện vọng đó, vua Mông Cổ đã làm gì ? 
- Đại Việt đóng vai trò gì trong kế hoạch xâm lược của vua Mông Cổ ? 
-Trước khi kéo vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì ? 
-Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến ? 
-Việc ba lần sứ giả Mông Cổ bị bắt giam vào ngục thể hiện thái độ gì của vua Trần ?
Hoạt động 2: Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
-Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến như thế nào ?
-Cho học sinh đọc Sgk để minh họa cho thái độ liên quyết chống giặc và chủ trương kháng chiến của nhà Trần.
- Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta bằng đường nào ? 
-Tại đây quân giặc đã gặp trở ngại gì ? 
-Nhân dân Thăng Long, theo lệnh triều đình đã thực hiện chủ trương gì ?
- Quân giặc vào Thăng Long đã gặp những khó khăn gì ?
_ Gv: Nhân cơ hội này, nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Bị bất ngờ, ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ rút chạy khỏi Thăng Long về nước. Trên đường rút chạy, chúng đã bị dân binh ở Quy Hóa chặn đánh tan tác.
- Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ? 
 _ Gv: dùng lược đồ để trình bày diễn biến.
- Trước thế mạnh của giặc, vua Trần đã làm gì ?
- Từ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ I, dân tộc đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách đánh giặc ? 
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
- HS nghe
- Quân đội rất lớn mạnh, có tổ chức và được trang bị tốt.
-à sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt.
à Dùng Đại Việt đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc để phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống để tiêu diệt Nam Tống.
à cho sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần.
-à Bắt tống giam vào ngục.
+ Không muốn giao hảo với Mông Cổ.
 + Kiên quyết chống quân xâm lược.
- HS trả lời
- HS đọc
- Theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phù Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).
à chúng bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
à Vì quân ta biết sử dụng cách đánh giặc thông minh, biết chớp thời cơ.
- HS theo dõi
à Cho lui quân về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
à Khi thế giặc mạnh ta chủ trương không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài. Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại. Đó là kế “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”
+ Quân dân đoàn kết chiến đấu dũng cảm.
 + Bộ chỉ huy nhà Trần tài giỏi.
 + Quyết tâm chống giặc của ND và vua Trần.
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
_ Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.
_ Năm 1257, Mơng Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm tồn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích đĩ, quân Mơng Cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía Nam Trung quốc.
2/ Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
a/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
_ Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí.
_ Quân đội ngày đêm luyện tập võ nghệ.
	b/ Diễn biến:
_ Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ kéo vào nước ta.
_ Nhà Trần rút khỏi Thăng Long về vùng Thiên Mạc ,thực hiện “Vườn không nhà trống”
_ Quân Mông Cổ gặp nhiều khó khăn,Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân giặc rút chạy, bị quân của ta chặn đánh ở Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
	c/ Kết quả: cuộc kháng chiến thắng lợi trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Cũng cố :
 Vì sao quân Mông xâm lược nước ta? Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ?
Dặn dò:
 Về học bài theo câu hỏi SGK
 Chuẩn bị bài 14 (TT), cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên (đọc và trả lời câu hỏi SGK)
Tuần 12: Tiết: 24
NS:27/11/08 ND:10/11/08
Bài 14: 	BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
	MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII).
	II/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1258)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1/ Về kiến thức:
 -Giúp học sinh thấy được lần xâm lược nước ta ở lần thứ hai, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo.
 -Giúp học sinh nắm được diễn biến cơ bản nhất về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.
 -Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của lần kháng chiến đó.
 2/ Về tư tưởng: Bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
 3/ Về kĩ năng:
 -Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học ở nhà.
 -Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. GV: SGK, SGV, giáo án,
 Bản đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) chống quân Nguyên xâm lược.
 2. HS: SGK, soạn bài trước
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Oån định:
 2. Kiểm tra bài củ:
 Vì sao quân Mông Cổ xâm lược nước ta?
 Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần 1 chống quân mông cổ?
 3. Bài mới:
	a. giới thiệu bài:
 b. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
_ Gv: sau khi thất bại năm 1258, quân Mông Cổ không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước Đại Việt. năm 1279, sau khi thôn tính được nhà Tống, vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên đặt nền thống trị toàn bộ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham-pa, Đại Việt.
- Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? 
-Nhà Nguyên cho quân đánh Cham-pa trước nhằm mục đích gì ? 
_ Gv: Năm 1283, 10 vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa nhưng đã bị nhân dân Cham-pa đánh trả nên phải cố thủ ở phía Bắc để chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Hoạt động 2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần đã làm gì ?
_ Gv: cho học sinh đọc Sgk đoạn in nghiêng
-TQT đã làm gì để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội 
_ Gv: năm Trần mở hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão về Thăng Long để bàn cách đánh giặc. 
- Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?
- Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của nhân dân Đại Việt ?
Hoạt động 3: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
_ Gv: dùng lược đồ cuộc kháng chiến lần hai mô tả để học sinh nắm được: lực lượng đông, khoảng 50 vạn và đường tiến quân xâm lược của giặc.
- Trước tình hình như thế nhà Trần đã có chủ trương gì ?
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
_ Gv: nhân dân Thăng Long lại thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” để đối phó với giặc. Thoát Hoan chiếm Thăng Long trống không nên buộc chúng phải dựng trại ở phía Bắc sông Hồngba
-Trước tình hình khó khăn đó quân Nguyên đã làm gì ? 
- Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực. Thoát Hoan đã làm gì ?
- Cho biết những khó khăn của giặc khi chờ quân tiếp viện ?
- Lợi dụng thời cơ đó, quân Trần đã làm gì ?
- Nêu cách đánh của quân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai ?
- Hs nghe
à Làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc
-Làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt.
-HS nghe
- HS trả lời
HS trả lời
à Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
à Thể hiện ý chí kiên trung của nhân dân Đại Việt.
+ Trần Quốc Toản căm thù giặc đến nổi bóp nát quả cam khi nào không hay biết.
 + Câu trả lời đồng thanh “quyết đánh” của các bậc phụ lão.
 + Quân sĩ thích vào cánh tay chữ “Sát Thát”.
- Hs trả lời
- Hs đọc bài
à Thoát Hoan và Toa Đô mở cuộc tấn công “gọng kìm” để tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não cuộc kháng chiến à TQT phải rút lui để chuẩn bị lực lượng để tiêu diệt kẻ thù.
à Cho quân rút về Thăng Long chờ tiếp viện.
-H

File đính kèm:

  • docTUAN 12 MOI.doc