Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011
1/ mục tiêu bài học:
a, Kiến thức:
Qua bài HS củng cố lại kiến thức đã học vận dụng vào làm bài KT
Thông qua bài kiểm tra để đánh giá tình hình học tập của các em qua đó để nắm bắt được một cách cụ thể sức học của từng em trong lớp từ đó rút ra cho mình phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
b, Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát sự kiện LS
c, Giáo dục:
GDHS tư tưởng tự hào DT, yêu quý LĐ, ý thức tự giác
2/ Chuẩn bị
a, Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm
b, Trò: Ôn kiến thức đã học, giấy KT
3. Tiến hành kiểm tra.
a, Kiểm tra bài cũ.
b, Kiểm tra.
Ngày soạn: 23/10/10 Ngày giảng 7A,B: 26/10/10 Tuần 11 7C: 28/10/10 7D: 25/10/10 Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT 1/ mục tiêu bài học: a, Kiến thức: Qua bài HS củng cố lại kiến thức đã học vận dụng vào làm bài KT Thông qua bài kiểm tra để đánh giá tình hình học tập của các em qua đó để nắm bắt được một cách cụ thể sức học của từng em trong lớp từ đó rút ra cho mình phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. b, Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát sự kiện LS c, Giáo dục: GDHS tư tưởng tự hào DT, yêu quý LĐ, ý thức tự giác 2/ Chuẩn bị a, Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm b, Trò: Ôn kiến thức đã học, giấy KT 3. Tiến hành kiểm tra. a, Kiểm tra bài cũ. b, Kiểm tra. A. ĐỀ KIỂM TRA: I. Phần trắc nghiệm. (Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng) Câu1: TCN Trung Quốc trải qua các triều đại nào sau đây? A. Tống C. Hán. B. Tuỳ D. Đường. Câu 2. Việc Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt có ý nghĩa gì? A. . Đinh Bộ Lĩnh muốn bắt chước Ngô Quyền B. Khảng định nước Việt lớn ngang hàng với Trung Quốc. C. Đinh bộ Lĩnh muốn khảng định năng lực của mình. Câu 3. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? A. Năm 939 C. Năm 969 B. Năm 959 D. Năm 979 Câu 4: Trong bốn công lao dưới đây theo em công lao nào là của Ngô Quyền. A. Đánh đuổi quân Tần lập nên nước Âu Lạc. B. Đánh đuổi quân Lương. C. Đánh đuổi quân Nam Hán giành độc lập cho dân tộc. D. Lập nên nước Vạn Xuân. Câu 5: Vì sao Đinh bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân? A. Đinh bộ Lĩnh có văn võ song toàn. B. Đinh bộ Lĩnh là người có tài, được nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. C. Do yêu cầu của đất nước. D. Đinh bộ Lĩnh có đông quân, được trang bị vũ khí đầy đủ. II. Tự luận Câu 1: Nhà Lý được thành lập như thế nào? Câu 2: Hãy tường thuật cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? Câu 3: Tại sao Lý Công Uẩn được suy tôn làm Vua?Vì sao ông quyết định rời đô về Đai La và đổi tên là Thăng Long? B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C B D C B II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: - Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua. - Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô về Đại La lấy tên là Thăng Long. - năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. - Khi đổi tên nước song nhà Lý cho xây dựng lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương( H) vễ sơ đồ. - Năm 1042 ban hành bộ luật hình thư. - Quân đội gồm có cấm quânvà quân địa phương. - Đối nội: Củng cố vững chắc hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. - đối ngoại: Quan hệ bình đảng với tất cả các nước láng giềng. Câu 2: - Quách quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng bị thất bại. - Cuối mùa xuân 1077 Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của giặc. Quân Tống thua to, mười phần chết năm, sáu phần - Quách quỳ chấp nhận giải hoà và rút quân về nước. Câu 3: - Vì ông là người vừa có tài vừa có đức, có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng khi Lê Long Đĩnh chết mọi người đều suy tôn ông lên làm Vua. - Vì đây địa thế thuận lợi, nơi tụ họp của bốn phương. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng dịnh ý chí tự cường của dân tộc. c. Củng cố, luyện tập: Gv: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra, khái quát nhắc lại những kiến thức cơ bản. d. Hướng dẫn về nhà: Vẽ lại sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý - Chuẩn bị bài 12 phần I/ Đời sống kinh tế. Ngày soạn: 24/10/10 Ngày giảng 7A,B,D: 27/10/10 7C: 29/ 10/ 10 BÀI 12 - ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA TIẾT 19 - I/ ĐỜI SỐNG KINH TẾ. 1/ Mục tiêu bài học: a/ Kiến thức. Giúp HS hiểu được dưới thời Lý đất nước được ổn định. Nền kinh tế phát triển và đạt dược những thành tựu nhất định. Nền thương nghiệp phát triển. b/ Tư tưởng. Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta dưới thời Lý. c/ Kỹ năng. Quan sát và phân tích nét đặc sắc của một số công trình nghệ thụât. Sánh đối chiếu và vẽ sơ đồ 2/ Chuẩn bị a/ Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh SGK. Sưu tầm tranh ảnh b/ Trò: Học bài nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK 3/ Hoạt động dạy học: a/ Kiểm tra bại cũ (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS b/ Dạy bài mới Giới thiệu bài (1’) Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi để phát triển KT , VH và bảo vệ vững chắc nền ĐLQG nhà Lí đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển KT, VH => bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung Y/c: Hs đọc bài. Gv: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý. Hỏi: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? Giảng: trên thực tế ruộng đất do nhân dân canh tác và nạp thuế cho nhà vua. Trong XH sự phân hóa ruộng đất diễn ra khá mạnh, vua Lý lấy một ít đất làm nơi thờ phụng tế lễ Vua Lý rất quan tâm đến NN. Gv: gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK. Trong lễ cày tịch điền nhà vua tự mình cày mấy đường có ý nghĩa như thế nào? Hỏi: Nêu những biện pháp mà nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp? Hỏi: Những chuyển biến về nông nghiệp đạt được kết quả gì? Hỏi: Tại sao nền nông nghiệp thời Lý lại phát triển mạnh như vậy? Chuyển ý: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Hỏi: Trong dân gian có những ngành nghề nào? Gv: Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK. Hỏi: Nội dung đoạn in nghiêng cho thấy nghề thủ công nào phát triển? Hỏi: Qua việc làm trên của nhà Lí, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Hỏi: Tại sao nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống? Y/c: Hs quan sát hình 23 Hỏi: Nhận xét về: Hình dáng? Chất lượng? Men?) Hỏi: Bước phát triển mới của nền thủ công nghiệp thời Lý là gì? Giảng: Bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dựng nhiều công trình nổi tiếng như vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền Hỏi: Tình hình thương nghiệp ntn? Y/c: Hs đọc phần in nghiêng Hỏi: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài trao đổi buôn bán ở hải đảo và biên giới mà không cho họ đi lại trong nội địa? Hỏi: Việc thuyền buồm nhiều nước vào trao đổi ở Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp ở nước ta thời đó ntn? Hỏi: Sự phát triển của TCN và TN thời Lý chứng tỏ điều gì? HS đọc bài. - Của nhà vua. (phần lớn là ruộng đất công làng xã) - Đọc - Để khuyến khích nhân dân xản suất. + Khai hoang, đào kênh mương, đáp đê phòng lụt. + Ban hành luật cấm giết hại trâu bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Mùa màng nhiều năm bội thu.... + Nhà nước quan tâm đến Sx nông nghiệp. + Nhân dân chăm lo Sx. Trình bày, nhận xét. - Chăn tằm, dệt lụa, làm gốm ... - Nghề dệt: Nhà Lý muốn nâng cao giá trị của mặt hàng trong nước. - Phát triển đẹp, phong phú. - Nhà Lí muốn nâng cao giá trị hàng trong nước - Đẹp, hài hoà, cân đối - Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỹ thuật ngày càng cao. - Buôn bán trong và ngoài nước mở mang phát triển hơn trước - ở vùng hải đảo và vùng biên giới Lí- Tống.... - Đọc - Thể hiện ý thức tự giác, tự vệ với nhà Tống. - Khẳng định Vân Đồn trở thành 1 trung tâm TCN, thương nghiệp. - Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kt tự chủ phát triển. 1/ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp. (18’) - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua do ND canh tác - Để khuyến khích sx. Khuyến khích khai khẩn đất hoang, đào kênh mương. - Cấm giết hại trâu bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Kết quả: Mùa màng nhiều năm bội thu. 2/ Thủ công nghiệp và thương nghiệp. (19’) a/ Thủ công nghiệp. - Các ngành thủ công cổ truyền phát triển. - Xuất hiện một số ngành nghề mới. b/ Thương nghiệp. - Buôn bán trao đổi trong và ngoài nước phát triển - Vân Đồn là trung tâm buôn bán với thương nhân nước ngoài. c/ Củng cố, luyện tập: (3’) Bài tập: Triều đại nào tiến hành khai hoang, đào mương, đắp đê, phòng úng, cấm giết trâu bò? a.Nhà Tiền Lê c.Nhà Ngô b.Nhà lý d.Nhà Đinh d/ Hướng dẫn học ở nhà (1’) Làm BT còn lại trong vở BT Sưu tầm tranh ảnh về KT thời Lí, chuẩn bị phần II
File đính kèm:
- Tuan 11.doc