Giáo án Lịch sử 7 - Trọn bộ

I Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được:

 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Âu.

 - Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

 - Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau của kinh tế lãnh địa và kinh tế trong thành thị trung đại.

 2. Về kĩ năng:

 - Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.

 - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến,

 3. Về tư tưởng: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.

II Thiết bị dạy học:

 - Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.

 - Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa và thành thị trung đại.

III Tiến trình trên lớp:

 - Bước 1: Ổn định tổ chức.

 - Bước 2: Giới thiệu sơ lược chương trình học lớp 7.

 - Bước 3: Giảng bài mới: Lịch sử loài người phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn, tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu xã hội phong kiến đã hình thành phát triển như thế nào để hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

 

doc131 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu những nguyên nhân làm cho 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi?
- Những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
- Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến?
- Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến như thế nào?
- Những thắng lợi của quân ta có ý nghĩa gì?
+ Theo lệnh triều đình nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”.
+ Các vua Trần về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.
+ Giải quyết những bất hòa trong vương triều Trần.
+ Là tác giả của bộ “Binh thư yếu lược”, “Hịch tướng sĩ”.
+ Đề ra chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo trong từng thời kì.
+ Thực hiện “vườn không nhà trống”.
+ Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ thù.
+ Biết phát huy lợi thế của dân ta.
+ Buộc địch từ thế mạnh phải chuyển sang thế yếu.
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
+ Để lại bài học vô cùng quí giá.
+ Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với cá
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:
1) Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự tham gia tích cực, chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân.
- Chiến lược. chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.
2) Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quí giá.
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
Củng cố bài:
Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-VĂN HÓA THỜI TRẦN
Tiết:
I Mục tiêu bài học:
	1. Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được:
	- Một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế-xã hội của nước ta sau chiến thắng chống quân Mông nguyên lần thứ 3.
	- Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật thời Trần.
	2. Về kĩ năng:
	- Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế-văn hóa.
	- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
	3. Về tư tưởng: giáo dục cho HS về niềm tự hào về nền văn hóa thời Trần. Từ đó nâng cao lòng yêu nước, yêu quê hương, biết ơn tổ tiên.
II Thiết bị dạy học: tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Trần.
III Tiến trình trên lớp:
	- Bước 1: Ổn định tổ chức.
	- Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
	1) Nêu nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
	2) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
	- Bước 3: Giảng bài mới: các cuộc xâm lược nhà Nguyên đã để lại những hậu quả nặng nề cho quốc gia Đại Việt. Sau các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thắng lợi, nhà Trần đã làm gì để khắc phục hậu quả chiến tranh và kết quả của các chính sách đó đối với tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến những mặt sản xuất nào?
- Sau chiến tranh nhà Trần thực hiện những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
- Nền nông nghiệp được phục hồi và ohát triển nhanh chóng nhà Trần đã làm gì?
- So với thời Lý, ruộng tư dưới thời Trần có gì khác?
- Kể tên các nghề thủ công nghiệp dưới thời Trần?
- Cho HS quan sát H35-36 đối chiếu với H23 rồi nhận xét?
-Em có những nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Trần?
- Tình hình thương nghiệp dưới thời Trần như thế nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại các tầng lớp xã hội dưới thời Trần?
- Thời Trần có các tầng lớp xã hội nào?
- So sánh giữa thời Lý và thời Trần về các tầng lớp xã hội?
- Sự phân hóa xã hội giữa các tầng lớp ở thời Trần như thế nào?
- GV: Thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.
- Kể tên một vài tín ngưỡng trong nhân dân?
- Đạo phật thời Trần so với thời Lý như thế nào?
- So với đạo phật, nho giáo phát triển như thế nào?
- GV: Các nhà nho được triều đình trọng dụng như: Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hà, Chu Văn Annhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao.
- Nêu những tập quán sống giản dị của nhân dân ta?
- Văn hóa thời Trần có đặc điểm gì?
- Kể tên một số tác phẩm mà em biết?
- GV: Giáo dục thời Trần rất được quan tâm, quốc tử giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại, các lộ phủ có trường công, các làng xã có trường tư, thường xuyên tổ chức các kỳ thi.
- Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? Do ai đứng đầu?
- Trong lần kháng chiến thứ 2 và 3 chống quân Nguyên, ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến?
- Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Trần?
- Kể tên những nhà khoa học kỹ thuật nổi tiếng thời Trần?
- GV: Giới thiệu tháp Phổ Minh.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
+ Mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Khai khẩn đất hoang.
+ Làng xã được mở rộng.
+ Đê điều được củng cố.
+ Vương hầu, quí tộc tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang điền trang.
+ Ruộng tư có nhiều hình thức, ruộng tư của nông dân, của quí tộc, của địa chủ.
+ Nghề gốm, nghề dệt, đúc đồng, làm giấy, xây dựng
+ Trình độ kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn.
+ Ngày càng phát triển mạnh, kĩ thuật ngày càng cao.
+ Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi, nên hình thành những trung tâm kinh tế: Thăng Long, Vân Đồn.
+ Địa chủ, nông dân, thợ thủ công, nô tì.
+ Vương hầu, quí tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.
+ Các tầng lớp xã hội như nhau nhưng mức độ tài sản và cách bóc lột có khác.
+ Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc hơn.
+ Thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng với nước.
+ Có phát triển nhưng không mạnh bằng thời Lý, trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
+ Nho giáo ngày càng được nâng cao do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.
+ Đi chân đất, áo quần đơn giản.
+ Phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Hịch tướng sĩ, phò giá về kinh, phú sông Bạch Đằng.
+ Cơ quan viết sử của nước ta do Lê Văn Hưu đứng đầu năm 1272 ông biên soạn xong bộ Đại Việt Sử Ký.
+ Trần Hưng Đạo đã viết “binh thư yếu lược”.
+ Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực, tạo bước phát triển cho nền văn minh Đại Việt.
I. Sự phát triển kinh tế:
1) Kinh tế sau chiến tranh:
a) Nông nghiệp:
- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Ruộng đất công làng xã chiếm diện tích lớn.
b) Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí được mở rộng, gồm nhiều ngành nghề khác nhau.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
- Một số thợ thủ công lập các làng nghề ở Thăng Long, lập các phường nghề.
c) Thương nghiệp:
- Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi, Thăng Long là trung tâm kinh tế của cả nước.
2) Tình hình xã hội sau chiến tranh:
- Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc:
+ Tầng lớp thống trị: vương hầu, quý tộc, địa chủ quan lại.
+ Tầng lớp bị trị: thợ thủ công, thương nghiệp, nông dân, tá điền, nô tỳ, nông nô.
II. Sự phát triển văn hóa:
1) Đời sống văn hóa:
- Trong nhân dân thời Trần có những tín ngưỡng như: thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, thờ những người có công với làng, với nước.
- Đạo phật thời Trần phát triển nhưng không mạnh bằng thời Lý.
- Nho giáo ngày càng được nâng cao.
- Nhân dân ta thời Trần ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa.
2) Văn hóa:
- Văn học thời Trần đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc như: hịch tướng sĩ, phò giá về kinh, phú sông Bạch Đằng.
3) Giáo dục và khoa học kỹ thuật:
- Giáo dục ngày càng được quan tâm. Mở rộng quốc tự giám, mở trường công ở các lộ phủ.
- Những nhà khoa học kỹ thuật nổi tiếng thời Trần như: Lê Văn Hưu (Sử học), Trần Hưng Đạo (Quân sự), Trần Nguyên Đán, Đặng Lộ (Thiên văn học), Hồ Nguyên Trường (Kỹ thuật quân sự).
4) Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, cao nhiều tầng, trang trí hài hòa.
Củng cố bài:
1) Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
2) Trình bày những nét chính về văn học, khoa học-kĩ thuật thời Trần?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA THỜI TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Tiết:
I Mục tiêu bài học:
	1. Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được:
	- Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là nông dân. Nông nô, nô tì rất đói khổ, xã hội loạn lạc.
	- Phong trào nông dân, nô tì nổ ra khắp nơi.
	- Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quí Ly.
	2. Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong học bài.
	3. Về tư tưởng:
	- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quí tộc, vương hầu cầm quyền dưới thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội. Bởi vậy cần phải thay thế vương triềuTần để đưa đất nước phát triển.
	- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa của nông dân, nô tì cuối thế kĩ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quí Ly, một người yêu nước có tư tưởng cải cách để đưa đất nước xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
II Thiết bị dạy học: lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kĩ XIV.
III Tiến trình trên lớp:
	- Bước 1: Ổn định tổ chức.
	- Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
	1) Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
	2) Trình bày những nét chính về văn học, khoa học-kĩ thuật thời Trần?
	- Bước 3: Giảng bài mới: nhà Trần được thành

File đính kèm:

  • docsu 7 tron bo.doc
Giáo án liên quan