Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 9: Bài tập lịch sử (Phần thế giới) - Dương Thị Oanh

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Qua tiết bài tập, GV giúp HS:

- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới.

- Áp dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các bài tập.

2. Tư tưởng: Trên cơ sở đó, các em thấy được ý nghĩa to lớn của các thành tựu mà các dân tộc đã đạt được ở thời phong kiến.

3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết tổng hợp, so sánh và khái quát.

II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bảng phụ.

 2. HS: đồ dùng học tập, bảng phụ, ôn lại kiến thức LSTG.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- So sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và châu Âu về cơ sở kinh tế, cơ cấu giai cấp

 và phương thức bóc lột?

2. Giới thiệu bài: Trong quá trình học bộ môn lịch sử, việc làm bài tập là một phương tiện để nắm bắt kiến thức bộ môn một cách tư duy, khoa học. Vì vậy, chúng ta cần nắm bắt được cách làm các dạng bài tập lịch sử để học bộ môn được tốt hơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 9: Bài tập lịch sử (Phần thế giới) - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 	 NS: 22/ 09/2012	
Tiết 09	 NG: /09/2012	
BÀI TẬP LỊCH SỬ
(Phần thế giới)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua tiết bài tập, GV giúp HS:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới.
- Áp dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các bài tập.
2. Tư tưởng: Trên cơ sở đó, các em thấy được ý nghĩa to lớn của các thành tựu mà các dân tộc đã đạt được ở thời phong kiến.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết tổng hợp, so sánh và khái quát.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bảng phụ.
 2. HS: đồ dùng học tập, bảng phụ, ôn lại kiến thức LSTG.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và châu Âu về cơ sở kinh tế, cơ cấu giai cấp 
 và phương thức bóc lột?
2. Giới thiệu bài: Trong quá trình học bộ môn lịch sử, việc làm bài tập là một phương tiện để nắm bắt kiến thức bộ môn một cách tư duy, khoa học. Vì vậy, chúng ta cần nắm bắt được cách làm các dạng bài tập lịch sử để học bộ môn được tốt hơn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Dạng lựa chọn đúng – sai:
GV treo bảng phụ ứng với 3 câu hỏi, yêu cầu HS lên làm:
Khoanh tròn đáp án đúng nhất?
1. Giai cấp địa chủ và nông nô tá điền là hai giai cấp chính của:
A. xã hội chiếm hữu nô lệ.
B. xã hội nguyên thủy.
C. xã hội phong kiến.
D. xã hội tư bản.
2. Thời kì hình thành của xã hội phong kiến châu Âu là:
A. từ thế kỉ V đến thế kỉ X.
B. từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
C. từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
D. từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.
=> GV cùng HS nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 2: Dạng ghép đôi
GV treo 2 bảng phụ ứng với 2 bài tập sau:
Hãy ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng?
1. 
A (thời gian)
B (triều đại)
a. 221- 206 TCN
1. Hán
b. 206 TCN- 220
2. Tần
c. 618 – 907
3. Đường
d. 960 – 1279
4. Nguyên
đ. 1271 - 1368
5. Tống
6. Thanh
2. 
A (các quốc gia PK)
B (Quốc gia hiện nay)
1. Pa- gan
a. Việt Nam
2. Su-khô-thay
b. Lào.
3. Lạn Xạng
c. Thái Lan.
4. Đại Việt
đ. Cam-pu-chia
e. Mi-an-ma
=> GV cùng HS nhận xét, chuẩn xác. GV ghi điểm, khích lệ HS làm đúng.
Hoạt động 3: Dạng điền khuyết:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm 3’:
1. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây sao cho phù hợp với nội dung đã học? (phương Đông, Châu Âu, chế độ phong kiến, phương Tây)
a. Chế độ phong kiến được xác lập sớm hơn ở Châu Âu.
b. Chế độ phong kiến.phát triển nhanh hơn ở phương Đông.
c. ở phương Đông kéo dài hơn ở phương Tây.
=> Đại diện nhóm trình bày. GV cùng HS chữa bài, nhận xét.
2. Điền tiếp vào chỗ trống () trong các câu sau để hoàn thành những nội dung về XHPK?
a. Nhà nước PK phương Đông và châu Âu tuy tính chất có khac nhau nhưng đều có tên gọi chung là.
b. Nếu chia theo đơn vị XH thì chế độ PK cả phương Đông và châu Âu đều có 2 gaii cấp cơ bản là:
- Giai cấp thống trị:..
- Giai cấp bị trị:
=> Đại diện nhóm trình bày. GV cùng HS nhận xét, chốt lại.
Bài tập 1:
1. C
2. A
Bài tập 2:
1. Đáp án:
a- 2
b -1
c- 3
d- 5
đ- 4
2. Đáp án:
1- e
2- c
3- b
4- a
Bài tập 3:
1. Đáp án:
phương Đông
Châu Âu
Chế độ phong kiến
2. Đáp án:
a. chế dộ quân điền.
b. địa chủ, lãnh chúa.
 Nông dân lĩnh canh, nông nô.
4. Củng cố:
- GV giúp HS giải đáp thắc mắc.
- Nhấn mạnh sự hình thành, phát triển và suy vong của xã hội phong kiến.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo các nội dung đã ôn.
- Chuẩn bị giờ sau học lịch sử Việt Nam.
- Tìm hiểu về quá trình dựng nước của Ngô Quyền
* Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docSu 7 tiet 9.doc
Giáo án liên quan