Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 9, Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Phạm Thị Bích Lệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Thời gian hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.

- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

 2. Tư tưởng.

- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử.

- Những thành tựu kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kỳ phong kiến.

 3. Kỹ năng.

- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập để học sinh thảo luận.

- Bảng phụ về Các thời kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

- Vở bài soạn, vở bài học.

- Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh thời kỳ này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 9, Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 12 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 09 – 2011
Tuần: 5
Tiết: 9
BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN (XHPK)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Thời gian hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
 2. Tư tưởng.
- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử.
- Những thành tựu kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kỳ phong kiến.
 3. Kỹ năng.
- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập để học sinh thảo luận.
- Bảng phụ về Các thời kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
- Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh thời kỳ này.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy tóm tắt các giai đoạn phát triển chính của vương quốc CPC ?
- Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?
 2. Giới thiệu bài. Các tiết học vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu được quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Phương Đông và Phương Tây. Vậy ! quá trình đó có gì giống và khác nhau -> bài mới.
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
Giáoviên khái quát : Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại => quá trình suy vong, hình thành của xã hội phong kiến ở Phương Đông và Phương Tây cũng khác nhau.
Giáo viên treo bảng phụ : Các thời kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây.
Học sinh thảo luận : Nêu quá trình hình thành, phát triển và suy vong của xã hội phong kiến ở Phương Đông và Phương Tây? rút ra nhận xét ?
HS: Sau khi các nhóm thảo luận xong, gọi các nhóm lên điền vào bảng đã treo sẵn -> rút ra nhận xét ?
GV: nhận xét, so sánh giữa các nhóm.
? So sánh quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây?
HS: dựa vào bảnng để trả lời.
GV: Chuẩn xác.
Hoạt động 2:Tìm hiểu Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
? Về cơ sở kinh tế ở Phương Đông và Phương Tây có đặc điểm gì ?
? Sự khác nhau về cơ sở kinh tế ở nơi này ra sao? 
Học sinh nhắc lại:Thế nào là lãnh địa phong kiến ?
HS thảo luận cặp 2’: Trong xã hội phong kiến gồm có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp đó ra sao ?
Giáo viêng giảng thêm : Ở các nước Phương Tây sau khi thành thị trung đại xuất hiện thì nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xuất hiện một tầng lớp mới : Thị dân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Nhà Nước PK
? Bộ máy nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây được tổ chức như thế nào ?
GV: Có 2 giai cấp, do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành 
? Chế độ quân chủ ở Phương Đông và Phương Tây có sự khác nhau chổ nào ?
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
Các thời kỳ lịch sử
Xã hội phong kiến Phương Đông
Xã hội phong kiến Phương Tây
Thời kỳ hình thành
Từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X
Từ thế kỷ V đến thế kỷ X
Thời kỳ phát triển
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Từ thế kỷ XI đến thến kỷ XIV
Thời kỳ suy vong
Từ giữa thế kỷ XVI đến Giữa thế Kỷ XIX
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI
* Nhận xét 
- Xã hội phong kiến Phương Đông hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài.
- Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chổ cho CNTB.
2. Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
* Về cơ sở kinh tế: Chủ yếu là nông nghiệp + chăn nuôi+ Một số nghề thủ công.
 + Phương Đông : Sản xuất nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn.
 + Phương Tây : Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến, thế kỉ XI công thương nghiệp phát triển.
* Về xã hội : Gồm hai giai cấp cơ bản.
 + Bóc lột : Địa chủ và lãnh chúa.
 + Bị bóc lột : Nông dân lĩnh canh và nông nô.
3. Nhà nước phong kiến
- Đều theo chế độ quân chủ chuyên chế.
 + Phương Đông :Nền chuyên chế có từ thời cổ đại ( phong kiến tập quyền )
 + Phương Tây : Phong kiến phân quyền.
	 *Sơ kết bài học.
- XHPK phương Đông và Phương tây có thời gian hình thành, phát triển và suy vong khác nhau.
- Cơ sở kinh tế, xã hội có những nét chung giống nhau.
- Đều theo chế độ quân chủ
 4. Củng cố
 Câu 1. Xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Khoanh tròn vào những câu đúng ?
 a. Nông dân lĩnh canh, nông nô. b. Tư sản và vô sản.
 c. Địa chủ, lãnh chúa phong kiến. d. Chủ nô, nông nô.
 Câu 2. Trong XHPK giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi 1 -> 4 Sgk trang 24.
- Xem lại các bài đã học, giờ sau làm bài tập
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T9.doc
Giáo án liên quan