Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 9, Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Năm học 2012-2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KT: Giúp HS nắm :
- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong XHPK.
- Thể chế hính trị của nhà nước PK.
2. TT: Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hóa mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì PK.
3. RLKN: Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).
- GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á .
- Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập
2. Bài cũ (7 phút)
Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của 2 nước Cam-pu-chia và Lào.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu:( ( 2 phút)
Tuần: 05 Tiết: 09 Bài 7 : NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN S08/09/2012 G1:8/09/2012 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KT: Giúp HS nắm : - Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong XHPK. - Thể chế hính trị của nhà nước PK. 2. TT: Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hóa mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì PK. 3. RLKN: Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra kết luận. II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ). - GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á . - Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập 2. Bài cũ (7 phút) Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của 2 nước Cam-pu-chia và Lào. 3. Bài mới: a, Giới thiệu:( ( 2 phút) b, Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu cơ sở kinh tế – Xã hội phong kiến ( 15 phút) KT:- Trình bày được những nét chính về cơ sở kinh tế- xã hội của chế độ PK KN:- Tổng hợp, khái quát hóa sự kiện LS . GV: Cho HS đọc nội dung SGK từng mục bài. HS: Thảo luận nhóm / Trình bày các nội dung vào bảng niên biểu. (ở bảng phụ) - N1-6: Cơ sở kinh tế của XH PK là gì? - N7-9: Trong XH PK có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao? HS: trình bày bài làm trên bảng phụ. Cả lớp nhận xét, bổ sung GV: Chuẩn xác kiến thức.Kết luận: - Điểm giống & khác nhau SXNN ở PĐông & PTây . - Điểm giống & khác nhau về cơ cấu XH ở PĐ & PTây . HĐ2: Nhà nước phong kiến ( 10 phút) KT: Thể chế nhà nước phong kiến KN: So sánh nhận xét và rút ra kết luận. HS: Đọc SGK phần Mục 3 H: Thế nào là chế độ quân chủ? Trong XHPK phương Đông, phương Tây, giai cấp thống trị đã xây dựng bộ máy nhà nước ntn? HS trình bày bài làm trên bảng. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận → Phân tích, giải thích. H: Em hãy cho biết sự giống nhau về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của XHPK phương Đông và phương Tây? Tại sao ở PĐông XHPK phát triển chậm và suy thoái kéo dài? HS: Do bản chất chuyên chế của vua PĐông GV: SXNN ở PĐông & PTây có điểm gì giống & # nhau ? - H: Về cơ cấu XH ở PĐ & PTây có điểm gì giống & khác nhau ? -Thể chế nhà nước PĐ & PT có điểm gì giống & khác nhau ? Cơ sở kinh tế - xã hội phong kiến: Cơ sở kinh tế: nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệpkết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn, hay các lãnh địa b. Cơ sở xã hội: Xã hội có hai giai cấp: Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh Châu Âu: Lãnh chúa và nông nô Bóc lột bằng tô thuế và địa tô 2.Nhà nước phong kiến: Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu gọi là chế độ quân chủ Ở phương Đông vua có nhiều quyền lực và thường xưng là hoàng đế, đại vương Ở châu Âu, lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa phong kiến, nhưng đến thế kỉ XV quyền lực tập trung trong tay vua. 4. Củng cố:(9 phút) Các thời kì lịch sử XHPK Phương Đông XHPK Châu Âu Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến Giai cấp cơ bản Địa chủ >< với nông dân lĩnh canh Lãnh chúa >< nông nô Chế độ nhà nước Quân chủ chuyên chế (có từ thời cổ đại) – Đế vương Quân chủ chuyên chế (hạn chế trong lãnh địa đến TK XV)– tập quyền Giáo viên chốt lại toàn bài. - BTTN: 1/ Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến? a.Nông nghiệp là chính kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công b.Thủ công nghiệp và thương nghiệp c.Nông nghiệp và thương nghiệp d.Nông nghiệp và công nghiệp 2/ 2 Giai cấp chính trong xã hội Phong kiến châu Âu là gì ? a- Địa chủ và nông nô b- Lãnh chúa và nông nô c- Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh - HS nhắc lại nội dung ở bảng 5. Dặn dò: ( 2 phút) Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS Học kĩ bài tiết sau làm BTLS+kiểm tra 15 phút PHÒNG GIÁO DỤC DUY XUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ 15 PHÚT( LẦN I) TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: LỊCH SỬ 7 ĐỀ- B NĂM HỌC: 2012- 2013 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 Đ) 1b; 2a; 3b; 4d ( Mỗi ý đúng 0.5) 1b; 2a; 3d; 4e ( Mỗi ý đúng 0.25) B. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ) - HS trình bày: - Chữ viết riêng rất sớm: chữ Phạn dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm vă học thơ ca.(1.0) - Tôn giáo: Đạo Bà La Môn; đạo Hin-đu (1.0) - Văn học Hin-đu: + Giáo lí: các bộ kinh khổng lồ: kinh Vê-đa, kinh đạo Phật.(0.5) + Chính luận, luật pháp..(0.5) + Sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na..(0.5) + Kịch, thơ: Vở Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa..(0.5) - Nghệ thuật kiến trúc ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo : (1.0) + Kiến trúc Hin-đu (0.5) + Kiến trúc Phật giáo. (0.5) PHÒNG GIÁO DỤC DUY XUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ 15 PHÚT( LẦN I) TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: LỊCH SỬ 7 ĐỀ- A NĂM HỌC: 2012- 2013 A .PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 Đ) I. 1c; 2b; 3c; 4d 1e; 2c; 3b; 4a B. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ) - HS trình bày: Văn hoá: đạt nhiều thành tựu rực rỡ. - Tư tưởng : Nho giáo.........(1.0) - Văn học: + Nhiều nhà thơ nổi tiếng (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị)..(1.0) + 4 bộ tiểu thuyết lớn (DC)..(1.0) Khoa học kĩ thuật: - Sử học: Sử kí Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường Thư, Minh Sử)..(1.5) - Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ: lâu đời, đạt trình độ cao, phong cách độc đáo.(DC) ..(1.0) - Tứ đại phát minh: La bàn, nghề in, giấy viết, thuốc súng.(1.5)
File đính kèm:
- tiet 9, bai 9.doc