Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2) - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS hiểu:

 - Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia và Lào.

 - Các giai đoạn phát triển lịch sử của hai nước.

 2. TT: Giúp HS hiểu nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia, Lào.

 3. RLKN:

 - Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).

 - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa của hai nước Campuchia, Lào.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).

 - GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á.

 - Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á.

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 7 phút)

 - Điền vào chỗ trống hoàn thành bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn ở khu vực Đông Nam Á (như ghi bảng M2).

 - Thực hành chỉ bản đồ 11 nước ở khu vực Đông Nam Á.

3. Bài mới: ( 1 phút)

 a, Giới thiệu: Tiết này ta tìm hiểu kĩ về 2 vương quốc PK Lào và Cam-pu-chia hình thành và phát triển ntn?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 8, Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Tiết: 08
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐNÁ ( T2)
S:08/09/2012 
G:18/09/2012 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS hiểu:
	- Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia và Lào.
	- Các giai đoạn phát triển lịch sử của hai nước.
	2. TT: Giúp HS hiểu nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia, Lào. 
	3. RLKN:
	- Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).
	- Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa của hai nước Campuchia, Lào.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).
	- GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á.
	- Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 7 phút)
	- Điền vào chỗ trống hoàn thành bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn ở khu vực Đông Nam Á (như ghi bảng M2).
	- Thực hành chỉ bản đồ 11 nước ở khu vực Đông Nam Á.
3. Bài mới: ( 1 phút) 	
	a, Giới thiệu: Tiết này ta tìm hiểu kĩ về 2 vương quốc PK Lào và Cam-pu-chia hình thành và phát triển ntn? 
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: ( 15 phút)
- KT: Trình bày được những nét chính về Vương quốc Cam-pu-chia
- KN: Nhận xét, so sánh.
 - GV: Cho HS chỉ bản đồ châu Á vương quốc Cam-pu-chia → đọc nội dung SGK M3.
H: Thời tiền sử → giữa TK XIX đất nước Cam-pu-chia đã trải qua các giai đoạn phát triển lịch sử ntn?
HS: Thảo luận nhóm / Báo cáo / Nhận xét.
Trình bày các nội dung vào bảng niên biểu (kẻ trên bảng hoặc trên bảng phụ. 
GV: Nhận xét, kết luận. Giảng thêm: Nước Phù Nam (của người Môn Cổ) → người Khơ-me lập ra nước Chân Lạp.
 - Trong quá trình hình thành nhà nước, người Khơ-me đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào?
HS: Ấn Độ. 
GV: 774 - 802: bị người Gia-va xâm lược và thống trị.
 - Phân tích chữ nhỏ và hình 14,15 SGK/ 20,21.
H: Tại sao gọi là thời kì Ăng-co? Sự phát triển thịnh vượng của thời Ăng-co được biểu hiện ntn?
HS: Dựa vào chữ in nghiêng trả lời. Giáo dục HS tôn trọng di sản văn hóa. 
GV: Kết luận: XV, CPC suy thoái → 1863: bị Thực dân Pháp đô hộ.
HĐ2: ( 15 phút)Vương quốc Lào.
- KT:Trình bày được những nét chính về Vương quốc Lào
- KN: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu.
HS: Chỉ vị trí Vương quốc Lào trên bản đồ châu Á. Đọc M4 SGK.
GV: Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là tộc người nào? Cuộc sống của họ ra sao?
HS: Lào Thơng - sáng tạo chum đá.
GV: Nói về nguồn gốc của người Lào Lùm và cuộc sống hòa hợp của 2 tộc người này. 
GV: Giới thiệu sơ qua về thân thế và sự nghiệp của Pha Ngừm (SGV/ 44).
 - Nước Lạn Xạng được thành lập ntn?
 - Nêu chính sách đối nội, đối ngoại của vua Lạn Xạng?
GV: Giới thiệu, miêu tả các công trình văn hóa của Lào: Thạt Luổng (kênh hình SGK) → Giáo dục mối quan hệ thân thiện gắn bó lâu đời giữa 3 nước VN-L-CPC.
GV: Vì sao sang TK XVIII Lạn Xạng suy yếu?
HS: Do tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
GV: Chốt lại toàn bài.
3. Vương quốc Cam-pu-chia
 - Thời kì Chân Lạp: Thời tiền sử trên đất Cam-pu-chia đã có người sinh sống. Trong quá tringf xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me hình thành họ săn bắn, giỏi đào ao chứa nước.TK VI vương quốc Chân Lạp ra đời (người Khơ-me).
 - Thời kì Ăng-co: Thế kỉ IX - XV: Thời kì phát triển huy hoàng cuart chế độ phong kiến Cam-pu-chia:
 + SX nông nghiệp phát triển.
 + Lãnh thổ mở rộng
 + Văn hoá độc đáo, mà tiêu biểu là kiến trúc đền tháp như Ăng-co-vát, Ăng-coThom. 
 .
 - XVI – 1863: chế độ PK suy yếu → bị thực dân Pháp xâm lược cai trị.
4. Vương quốc Lào:
 - Chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
 - Thế kỉ XIII: Người Thái di cư đến đất Lào ® người Lào Lùm với nghề trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công.
 - 1353: Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc ® thành lập nước Lạn Xạng. ( Đất nước triệu voi)
 - Thế kỉ XV – XVII: Giai đoạn phát triển thịnh vượng của quốc gia Lạn Xạng.
 * C/S đối ngoại: 
Giữ quan hệ hoà hiếu vời Đại Việt, Cam-pu-chia, kiên quyets chiến đấu chống xâm lược Miến Điện.
 - Thế kỉ XVIII: Lạn Xạng suy yếu bị Xiêm thôn tính, tiếp đó → Cuối XIX, trở thành thuộc địa của Pháp.
	4. Củng cố:(5 phút)
	- BTTN: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam-pu-chia, Lào đến giữa thế kỉ XIX.
- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện ntn?
- Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng?
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 7: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
	- Ôn tập kĩ các bài đã học.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 8, bai 8.doc
Giáo án liên quan