Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 68, Bài 30: Tổng kết - Năm học 2010-2011

Hoạt động 1. Tìm hiểu những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế văn hoá thời phong kiến.

Bước 1.

? Xã hội phong kiến đã được hình thành và phát triển như thế nào?

H: Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.

Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoạn: Hình thành -> phát triển cực thịnh -> suy vong.

Bước 2.

? Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

H: Nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 68, Bài 30: Tổng kết - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68 – Bài 30
Tổng kết
Giới thiệu bài.
Trong chương trình lịch sử lớp 7 các em đã được học qua hai phần đó là lịch sử thế gới trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Hôm nay chúng ta sẽ đi tổng kết lại những kiến thức cơ bản của hai phần lịch sử đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế văn hoá thời phong kiến.
Bước 1.
? Xã hội phong kiến đã được hình thành và phát triển như thế nào?
H: Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoạn: Hình thành -> phát triển cực thịnh -> suy vong.
Bước 2.
? Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì? 
H: Nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
Bước 3
Gv: Trong thời kì này nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp. Mà sản xuất nông nghiệp thì bị bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn và lãnh địa, kĩ thuật canh tác lạc hậu ( chưa có máy móc -> năng suất thấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên)
? Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến là gì? 
H:
- Phương Đông: Địa chủ - Nông dân lĩnh canh.
- Phương Tây: Lãnh chúa - Nông nô.
Bước 4.
? Thể chế chính trị của chế độ phong kiến là gì? 
H: Chế độ quân chủ ( Vua đứng đầu)
Hoạt động 2. Tìm hiểu Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến Phương Đông và xã hội phong kiến Phương Tây
Bước 5.
? Trình bày những nét giống nhau giữa xã hội phong kiến phương đông và xã hội phong kiến châu âu? 
H: - Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp.
- Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế.
? Theo em thời điểm ra đời và thời gian tồn tại của xã hội phong kiến Phương Đông và Châu âu có gì khác biệt? 
H: Xã hội phong kiến phương đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu âu.
Bước 6
? Cơ sở kinh tế ở phương đông khác với châu âu như thế nào? 
H: - ở phương đông: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công thương nghiệp không phát triển.
- ở phương tây: sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện -> nền kinh tế trong thành thị trung đại tồn tại song song với nền kinh tế lãnh địa.
Bước 7
? Chế độ quân chủ ở phương đông có gì khác so với chế độ quân chủ ở châu âu? 
H: - Phương đông: Vua có quyền lực tối cao.
 - Phương tây: Quyền lực của Vua bị hạnh chế trong lãnh địa. 
Từ thế kỷ XV-XVI là giai đoạn suy vong. Chủ nghĩa tư bản dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
1. Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế văn hoá thời phong kiến.
- Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp.
- Gia cấp cơ bản:
- Phương Đông: Địa chủ - Nông dân lĩnh canh.
- Phương Tây: Lãnh chúa - Nông nô.
- Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế.
2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến Phương Đông và xã hội phong kiến Phương Tây: 
Xã hội phong kiến phương đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu âu.
-phương đông: kinh tế công thương nghiệp không phát triển.
-phương tây: kinh tế công thương nghiệp phát triển.
-Phương đông: Vua có quyền lực tối cao.
-Phương tây: Quyền lực của Vua bị hạnh chế trong lãnh địa. 
Bảng thống kê những nét lớn về xã hội phong kiến
Chế độ phong kiến
Phương đông
Châu Âu
Thời gian hình thành- suy vong
Đầu CN: TQ Thế kỉ III (TCN)
ĐNá: X-XVI
từ XVI-giữa XIX suy vong
->CNTB xâm lược
Hình thành V-X
Phát triển từ XI-XV 
Suy vong XVI, CNTB ra đời trong lòng CĐPK
Cơ sở kinh tế,xã hội
Kinh tế nông nghiệp
XH 2 giai cấp Đ/C >< ND
nông nghiệp+thủ công nghiệp
Lãnh chúa >< nông nô
Thể chế nhà nước
Vua đứng đầu (Quân chủ chuyên chế)
Vua ...Quân chủ phân quyền, sau tập quyền
Hoạt động 3.Tìm hiểu tên của các vị anh hùng.
? Hãy nêu tên các vị anh hùng có công chống giặc giữ nước ? 
3. Tên các vị anh hùng dân tộc đã nêu cao ngọn cờ chống giặc giữ nước, bảo vệ tổ quốc
-Ngô-Đinh 938-979 - Ngô Quyền
-Tiền Lê 981-1009 -Lê Hoàn
-Lý 1009-1226 Lý Thường Kiệt
-Trần 1226-1400-Trần Quốc Tuấn...
-Lê Sơ 1428-1504 - Lê Lợi. Nguyễn Trãi.
-Tây Sơn1771-1792 - Nguyễn Huệ...
Tổng kết- Hướng dẫn học bài
GV: Khái quát ND toàn bài
Làm bài tập sgk và bài tập.
Ôn tập kĩ nội dung kiến thức.
Chuẩn bị ôn tập

File đính kèm:

  • docsu 7 t 68.doc
Giáo án liên quan