Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 67-68: Lịch sử địa phương - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được

- Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đến Cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào Cách mạng ở Quảng Trị nói riêng.

- Quá trình hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị.

- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh.

- Nắm khái quát những nét cơ bản nhất về phong trào cách mạng ở tỉnh ta qua các giai đoạn 1930 - 1935; 1936 - 1939; 1939 đến tr¬ớc Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

2. Tư tưởng

- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu mến quê hư¬ơng đất nư¬ớc.

- Luôn luôn tin tư¬ởng ở sự lãnh đạo của Đảng.

- Biết ơn những chiến sĩ cách mạng, những Đảng viên cộng sản tiền bối của quê hư-ơng đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì quê hư¬ơng đất n¬ước.

3. Kỷ năng

- Rèn kỷ năng phân tích, so sánh và nhận thức về lịch sử của địa phư¬ơng và dân tộc.

- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 67-68: Lịch sử địa phương - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiểu được
- Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đến Cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào Cách mạng ở Quảng Trị nói riêng.
- Quá trình hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị.
- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh.
- Nắm khái quát những nét cơ bản nhất về phong trào cách mạng ở tỉnh ta qua các giai đoạn 1930 - 1935; 1936 - 1939; 1939 đến trớc Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu mến quê hương đất nước.
- Luôn luôn tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng.
- Biết ơn những chiến sĩ cách mạng, những Đảng viên cộng sản tiền bối của quê hương đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì quê hương đất nước.
3. Kỷ năng
- Rèn kỷ năng phân tích, so sánh và nhận thức về lịch sử của địa phương và dân tộc.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ.
II. Phương pháp. Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát tranh ảnh.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tài liệu lịch sử địa phương của tỉnh và các huyện thị.
- Tài liệu lịch sử địa phương dùng trong trường học.
- Ảnh và tiểu sử các đồng chí Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh.
- Bản đồ hành chính tỉnh.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 1'
2. Kiểm tra bài củ: 
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề. Giáo viên nêu sơ lược về phong trào cách mạng cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng trước khi Đảng ra đời. Khi có sự ra đời của các tổ chức cách mạng, các chi bộ cộng sản đến sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh, phong trào cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới...
*Hoạt động 1: Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị. (20')
- Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của việc thành lập ĐCS VN ở tỉnh Quảng trị.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Em hãy nêu ảnh hưởng cách mạng Tháng 10 Nga và những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Quảng Trị trước năm 1930? 
Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên trình bày nội dung Hội nghị (theo sách giáo khoa)
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị.
- Ngay sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ( Năm 1930), việc xây dựng cơ sở Đảng, thành lập các chi bộ Đảng ở Quảng Trị được xúc tiến mạnh mẽ...
- Được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung Kỳ, ngày 21/4/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được tiến hành tại nhà ông Nguyễn Phu ở làng Đại Hào (Triệu Đại-Triệu Phong – Quảng Trị).
- Ý Nghĩa:
+ Đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của tình hình cách mạng trong tỉnh.
+ Đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng tại tỉnh Quảng Trị.
+ Là kết quả của phong trào yêu nước và cách mạng diễn ra tại địa phương...
+ Mở ra một thời kỳ mới có Đảng lãnh đạo...
Hoạt động 2:Phong trào cách mạng ở Quảng Trị từ 1930 đến trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. ( 19')
- Mục tiêu: Nét cơ bản trong phong trào 1930-1945 ở Quảng trị.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Nét nổi bật trong phong trào cách mạng ở Quảng Trị giai đoạn1930-1935; 1936-1939; 1939-1945
Tại sao đến năm 1936 phong trào cách mạng ở Quảng Trị được phục hồi?
Em có nhận xét gì về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Quảng Trị?
Gv: khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
* Phong trào cách mạng ở Quảng Trị giai đoạn 1930 – 1935.
* Phong trào dân tộc dân chủ (1936 - 1939) ở Quảng Trị.
=> Phong trao mang tích chất quần chúng rộng rãi, thu hút nhiều tầng lớp tham gia.
* Phong trào cách mạng ở Quảng Trị từ 1939 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
4. Củng cố: 4'
1. Quá trình thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã diễn ra như thế nào?
2. Ý nghĩa của sự ra đời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị.
3. Thử phân tích vai trò của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị đối với phong trào cách mạng ở tỉnh từ 1930 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
5. Hướng dẫn - dặn dò: 1'
Lập bảng thống kê về phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Trị qua các giai đoạn
Thời gian
Hình thức đấu tranh
Các phong trào tiêu biểu
1930-1935
1936-1939
1939-1945
6. Rút kinh nghiệm:	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 68: NHÂN DÂN QUẢNG TRỊ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢN
(1930-1945) Tiết thứ 2- dạy ngày:..../4/2011
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Khi tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến, thời cơ cách mạng đã xuất hiện, Đảng bộ Quảng Trị đã biết nắm lấy thời cơ, phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Trị, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Trị đã diễn ra thắng lợi nhanh chóng.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám ở Quảng Trị.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha ông đã không tiếc xương máu để giành lại cuộc sống độc lập, hạnh phúc cho quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống cách mạng, sự đóng góp của quê hương Quảng Trị trong phong trào chung của cách mạng cả nước.
- Luôn luôn cảnh giác mọi âm mưu của kẻ thù, quyết tâm bảo vệ thành quả của cách mạng.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu Đảng, Bác Hồ và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỷ năng, phân tích, nhận định, kết luận.
- Kỹ năng đọc bản đồ.
II. Phương pháp. Trình bày lược đồ, phan tích, nhận xét.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Bản đồ Quảng Trị.
	- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập I (1930 - 1945).
	- Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 1'
2. Kiểm tra bài củ: 4'
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề.Giáo viên có thể nêu lại sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị để từ đó cho học sinh thấy được với sự ra đời của Đảng, phong trào cách mạng ở tỉnh ta có những bước chuyển biến, từ những bước phát triển đó đã dẫn đến sự thắng lợi của Đảng trong việc lãnh đạo thành công đối với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Trị... góp phần vào thắng lợi chung trong cả nước.
* Hoạt động 1:Tình hình Quảng trị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. (10')
- Mục tiêu: Biết được tình hình Quảng trị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Em hãy nêu những nét cơ bản của tình hình Quảng Trị sau ngày Nhật đảo chính Pháp?
Gv: Vì sao Uỷ ban khởi nghĩa không phát lệnh khởi nghĩa sớm hơn hoặc muộn hơn ngày 22-8-1945.
- Phong trào cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh đã có sự phát triển mạnh.
- Thế giới: Nhật đầu hàng vô điều kiện.
- Ngày18-8-1945 Uỷ ban khởi nghĩa của tỉnh được thành lập, quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ ngày 21 -> 25-8-1945.
- Chiều 22-8-1945, Lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban khởi nghĩa được phát trong toàn tỉnh kêu gọi nhân dân toàn tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền.
Hoạt động 2: 15' Khởi nghĩa giành chính quyền trong CM tháng Tám ở Quảng Trị.
- Mục tiêu: Diễn biến chính của giành chính quyền trong cách mạng t8 ở Quảng trị năm 1945.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Theo em sự kiện nào mở màn cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Trị?
Gv: Sau sự kiện mở đầu đó, khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra như thế nào ở tỉnh lỵ Quảng Trị.
Gv: Giáo viên tường thuật khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám ở tỉnh lỵ trên lược đồ Quảng Trị-chú ý các mốc sự kiện:
Gv: Việc giành thắng lợi ở thị xã tỉnh lỵ có ý nghĩa gì đối với phong trào ở các địa phương còn lại?
- 1 giờ ngày 23-8-1945 lực lượng tự vệ ở thị xã Quảng Trị chiếm lĩnh nhiều vị trí được phân công.
- 5 giờ ngày 23-8-1945 cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị kiết thúc thắng lợi.
- 9 giờ này 23/8/1945 đồng chí Trần Hữu Dực thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.
- Ngày 25-8 cách mạng thắng lợi hoàn toàn tại Quảng Trị.
Hoạt đông 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị. 10'
- Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và sau đó chốt lại:
Sơ kết bài học
Khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh đã có đường lối chủ trương sát hợp, nhanh chóng, kịp thời cơ -> đã giành hoàn toàn thắng lợi từ 22-8 đến 25-8). Chỉ trong vòng 4 ngày toàn tỉnh Quảng Trị đã giành được chính quyền về tay nhân dân...
+ Lần đầu tiên nhân dân tỉnh Quảng Trị đứng lên làm chủ quê hương, làm chủ vận mệnh của mình.
+ Góp phần quan trọng vào sự nghiệp giành độc lập trong Cách mạng tháng Tám ở cả nước.
4. Củng cố:	4'
1) Nêu một số nét chính về tình hình ở Quảng Trị trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
2) Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tắm ở Quảng Trị.
3) Bài tập về nhà: Hãy sưu tầm những mẩu chuyện về cách mạng tháng Tám ở địa phương em.
4) Nhận xét của em về khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Trị (về thời cơ, lực lượng tham gia).
5. Hướng dẫn - dặn dò: 1'
- Làm bài tập sgk.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì.
6. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 67-68lsdp.doc
Giáo án liên quan