Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65, Bài 30: Tổng kết - Nguyễn Văn Nguyên

1- Kiến thức:

Củng cố những kiến thức đã học về phần lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:

- Về lịch sử trung đại: nắm những đặc điểm chính về chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.

- Về lịch sử Việt Nam:

+ Khái quát về những thành tựu mà dân tộc đã đạt được trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục, kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Nâng cao hiểu biết về bước đầu hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại, niềm tự hào và tự cường dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6491 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65, Bài 30: Tổng kết - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Ngày soạn: / 05 / 2007
Tiết: 65
Ngày dạy: / 05 / 2007
Bài 30
Bài 1
Tổng kết
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Củng cố những kiến thức đã học về phần lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
- Về lịch sử trung đại: nắm những đặc điểm chính về chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.
- Về lịch sử Việt Nam:
+ Khái quát về những thành tựu mà dân tộc đã đạt được trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục, kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Nâng cao hiểu biết về bước đầu hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại, niềm tự hào và tự cường dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương.
3- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng SGK, đọc và phát triển các mối liên hệ giữa các bài, các chương đã học thành một chủ đề.
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh lịch sử.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ thế giới.
- Lược đồ Việt Nam thời trung đại, lược đồ các cuộc kháng chiến.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra trong quá trình tổng kết.
III- Giới thiệu bài mới:
GV khái quát lại những nội dung đã học trong chương trình lịch sử lớp 7.
IV- Dạy và học bài mới:
1- Những nét lớn về chế độ phong kiến.
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
? Xã hội phong kiến cổ đại đã hình thành và phát triển như thế nào?
? Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?
? Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến?
? Thể chế chính trị của chế độ phong kiến?
- Hình thành trên sự tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp.
- Giai cấp cơ bản:
+ Địa chủ >< nông dân.
+ Lãnh chúa ><nông nô.
- Thể chế chính trị: quan chủ (vua đứng đầu).
2- Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.
? Trình bày những nét khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các vấn đề:
+ Thời kỳ hình thành
+ Thời kỳ phát triển
+ Thời kỳ khủng hoảng và suy vong.
+ Cơ sở kinh tế
+ Các giai cấp cơ bản
+ Thể chế chính trị
- Học sinh trao đổi thảo luận
- Giáo viên treo bảng phụ:
Các thời kỳ lịch sử
XHPK phương Đông
XHPK Phương Tây
Thời kỳ hình thành
Từ TK III TCN – TK X
Từ TK V – TK X
Thời kỳ phát triển
Từ TK X – TK XV
Từ TK XI – TK XIV
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong.
Từ TK XVI – giữa TK XIX
Từ TK XIV – TK XV
Cơ sở kinh tế
Nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn
Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
Các giai cấp cơ bản
Địa chủ và nông dân lĩnh canh
Lãnh chúa và nông nô
Thể chế chính trị
Vua có quyền lực tối cao (quân chủ chuyên chế)
Quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa (phân quyền)
3- Những vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho tổ quốc.
Triều đại
Tên các vị anh hùng
Chiến công
1- Ngô
Ngô Quyền
- Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bội Kiều Công Tiễn.
- Đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Được mệnh danh là “ông tổ phục hưng”
2 - Đinh
Đinh Bộ Lĩnh
Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. ĐBL được tôn là Đại Thắng Vương, sau đó lên ngôi Hoàng đế
3 – Tiền Lê
Lê Hoàn
(Lê Đại Hành)
Đập tan mưu đồ xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống. Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
4 - Lý
Lý Thường Kiệt
- Lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc tập kích sang đất Tống để tự vệ (1075).
- Đánh bại 30 vạn quân Tống khi chúng xâm lược nước ta lần thứ hai trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Độc lập dân tộc được giữ vững.
5- Trần
Trần Thái Tông
Lãnh đạo nhân dân đánh bại 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
Trần Hưng Đạo
(Tr. Quốc Tuấn)
- Tổng chỉ huy quân đội, viết sách “Binh thư yếu lược”, “Hịch tướng sĩ”.
- Lãnh đạo nhân dân đánh bại lần xâm lược thứ hai (1288) và lần xâm lược thứ 3 của quân xâm lược Mông- Nguyên. Độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn.
6- Lê sơ
Lê Thái Tổ
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đập tan ách thống trị của nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
Nguyễn Trãi
- Là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hoá thế giới.
- Viết nhiều tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Quốc Âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
7- Tây Sơn
Nguyễn Huệ
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đánh bị 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789) bảo vệ nền độc lập dân tộc, lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia.
- Đề ra các chính sách phát triển đất nước.
4- Những nét chính về tình kinh tế, văn hoá nước ta từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX.
Nội dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô- Đinh- Tiền Lê
Lý – Trần
Lê sơ
Thế kỉ
XVI-XVIII
Nửa đầu 
Thế kỉ XIX
Nông nghiệp
- Khuyến khích sản xuất.
- Tổ chức lễ cày tịch điền.
- Chú ý đào vét kênh ngòi.
- RĐ tư ngày càng nhiều, xuất hiện điền trang thái ấp.
- Thi hành CS “ngụ binh ư nông”
- Thực hiện phép quân điền.
- Đặt các cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ.
- Đàng ngoài bị trì trệ, kìm hãm. Đàng Trong có bước phát triển.
- Vua Quang trung ban Chiếu khuyến nông.
- Khai hoang lập ấp, lập đồn điền.
- Việc sửa chữa đê điều không được chú trọng
Thủ công nghiệp
- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước.
- Các nghề TC cổ truyền tiếp tục phát triển.
Xuất hiện nghề gốm Bát Tràng
- 36 phố phường TC ở Thăng Long.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp.
- Xuất hiện công xưởng (cục bách tác)
Nhiều làng nghề thủ công.
Mở rộng khai thác mỏ.
Thương nghiệp
- Đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.
- Xuất hiện trung tâm buôn bán và chợ làng quê.
- Đẩy mạnh ngoại thương.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất.
- Khuyến khích mở chợ.
- Hạn chế buôn bán với người nước ngoài.
- Xuất hiện phố xá, đô thị.
- Giảm thuế, mở cửa ải, thông thương chợ búa.
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
Văn học nghệ thuật
- Văn hoá dân gian là chủ yếu.
- Giáo dục chưa phát triển.
- Các tác phẩm văn học tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu.
- Xây dựng Quốc Tử Giám.
- Mở nhiều trường học khuyến khích thi cử.
- Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Chữ quốc ngữ ra đời.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Nhiều truyện Nôm ra đời.
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
- Văn học phát triển rực rỡ.
- Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng.
Khoa học kĩ thuật
- Cơ quan chuyên viết sử ra đời.
- Thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh.
Nhiều tác phẩm sử học, địa lý, toán học.
- Chế tạo vũ khí.
- Phát triển làng nghề thủ công.
- Sử học địa lý, y học đạt nhiều thành tựu.
- Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.
V- Củng cố bài học:
GV nhắc lại những nội dung đã học.
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những kiến thức đã học:
* Về lịch sử trung đại: nắm những đặc điểm chính về chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây. Thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.
* Về lịch sử Việt Nam:
+ Khái quát về những thành tựu mà dân tộc đã đạt được trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục, kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Nâng cao hiểu biết về bước đầu hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
- Làm bài tập: lập bảng thống kê những sự kiện đáng nhớ của lịch sử nước ta từ thế kỉ X- đến giữa thế kỉ XI X.
- Ôn tập toàn bộ chương trình lịch sử Việt Nam chuẩn bị cho tiết ôn tâp.

File đính kèm:

  • docTiet 67.doc