Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức :

- Sự phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng.

- Văn học nghệ thuật nhân gian phát triển, các thành tựu về hội hoạ nhân gian, kiến trúc.

- Sự chuyển biến về khoa học, kĩ thuật: sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng miêu tả thành tựu văn hoá có trong bài.

- Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học.

 3.Thái độ:

 - Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học, mà ông cha ta đã sáng tạo.

 - Góp phần hình thành ý thức, thái độ bào vệ và phát các di sản văn hoá.

 - Giáo dục tích hợp môi trường qua phát triển nghệ nước ta thời kì ny như các công trình kiến trc.

 

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của giáo viên: các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.

 2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 63
Ngày soạn: 29/3/2013
Ngày dạy: ./4/2013
Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ 
XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức :
- Sự phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng.
- Văn học nghệ thuật nhân gian phát triển, các thành tựu về hội hoạ nhân gian, kiến trúc.
- Sự chuyển biến về khoa học, kĩ thuật: sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng miêu tả thành tựu văn hoá có trong bài.
- Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học.
	3.Thái độ: 
	- Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học, mà ông cha ta đã sáng tạo.
	- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bào vệ và phát các di sản văn hoá.
	- Giáo dục tích hợp môi trường qua phát triển nghệ nước ta thời kì ny như các công trình kiến trc.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên: các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
	2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. On định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ (5p): 
-H: Đời sống của nhân dân dưới thời Nguyễn?
-H: Thuật lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử?
3.Bài mới (39p): giới thiệu bài mới
*HĐ 1: Văn học.
-H: Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK “Trải qua nhiều thế kỉ... người phụ nữ”.
-H: Trong thời kì này, nền văn học nước ta có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào?
- GV tổ chức cho HS thảo luận để tự rút ra kết luận “Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất của thời kì này”.
-H: Trong các tác giả đó, ai là người tiêu biểu nhất?
-H: Trong số nhiều tác giả, tác phẩm văn học, bạn nào phát hiện ra điểm nào mới?
-H: Hiện tượng này nói lên điều gì?
-H: Văn học thời kì này hay phản ánh nội dung gì?
-H: Tại sao văn học bác học thời kì này lại phát triển rực rỡ, đạt tới đỉnh cao như vậy?
-Chuyển ý
*HĐ 2: Nghệ thuật.
-H: Văn nghệ nhân gian bao gồm những thể loại nào?
-Giới thiệu dòng tranh Đông Hồ cho HS xem một số bức tranh (Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu).
-H: Em có nhận xét về đề tài tranh nhân gian?
-Giảng: Nội dung của tranh “Chăn trâu thổi sáo”: Đó là một ước mong của các chú bé chăn trâu: thổi sáo và thả diều ngoài đồng nội, một thú vui nói lên tâm sự yêu đời và lạc quan và ước vọng thanh bình.
-H: Những thành tựu nổi bật về nghệ thuật kiến trúc?
- Giới thiệu ở chùa Tây Phương có 18 pho tượng La Hán với những phong cách khác nhau. 
- Cho HS xem một số bức ảnh chụp một số bức tượng gỗ. Miêu tả một bức ảnh (tượng Tuyết sơn): 
- Cho HS ảnh chụp 9 đỉnh đồng lớn ở Huế.
-H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đúc đồng thời kì này?
-H: Hãy kể một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu mà em biết?
4.Củng cố ( 4p)
-H: Nhận xét về văn học – nghệ thuật thời kì này?
-H: Cảm nhận về những thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX?
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài, làm bài tập cuối bài.
-Soạn truớc phần II
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
-Quan lại tham nhũng tô thuế, phục dịch nặng nề.
-Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
-Khởi nghĩa Phan Bá Vành 
-Khởi nghĩa Nông Văn Vân 
-Khởi nghĩa Lê Văn Khôi 
-Khởi nghĩa Cao Bá Quát 
-Ý nghĩa:
-Lắng nghe tích cực
- Tục ngữ, ca dao, hò, vè.
- Truyện Nôm dài, truyện khôi hài, tiếu lâm.
- Đọc phần chữ in nghiêng.
- HS thảo luận để tự rút ra kết luận “Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất của thời kì này”.
- Nguyễn Du là một trong những người được đánh giá là danh nhân văn hoá thế giới.
- Là sự xuất hiện của hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm...
Cuộc đấu tranh của phụ nữ cho những quyền sống cơ bản...
- Phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời.
- Thể hiện, tâm tư, nguyện vọng của nông dân.
- Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến.
- Là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử. Văn học phản ánh hiện thực xã hội thời kì này là cơ sở để văn học phát triển mạnh.
-Tiếp nhận thông tin.
- Sân khấu: chèo, tuồng; quan họ, lí, hát dặm ở miền xuôi; hát lượn, hát xoan ở miền núi.
- Chú ý theo dỏi.
- Mang đậm dân tộc.
- Phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân.
-Lắng nghe tích cực
- Nét mặt đăm chiêu, suy tưởng, từng vệt xương ngực nổi hằn, bàn tay bàn chân gày gò trơ ra từng đốt xương. Toàn thân tượng nói lên đây là một con người khổ hạnh, đang tập trung tâm trí cho việc tu luyện.
-Quan sát và lắng nghe
- Đạt trình độ cao. 
-Chùa Hương, chùa Thiên Mụ, Tượng thánh Trấn Võ,...
-Phát triển phong phú với nhiều loại hình
- Đạt trình độ cao. 
I. Văn học – Nghệ thuật
1. Văn học. ( 16p)
* Văn học dân gian: phát triển rực rở với nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm
* Văn học bác học: viết bằng chử nôm phát triển đến đỉnh cao
-Nội dung: phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, tâm tư, tình cảm nguyện vọng của người dân.
-Tác phẩm, tác giả nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu
2.Nghệ thuật. (18p)
-Văn học dân gian phát triển phong phú.
-Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến
-Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
-Các công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................
.......................................................

File đính kèm:

  • docTuan 32 tiet 63.doc