Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Lịch sử địa phương - Tìm hiểu về phố cổ Hội An - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: HS hiểu được vị trí địa lí Hội An. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị cổ Hội An từ khi thành lập đến thế kỉ XVIII.

 - Nắm được vai trò của Hội An đối với sự phát triển của kinh tế Đàng Trong.

 - Nắm sơ lược về Hội An ngày nay và vai trò của Hội An đối với đời sống nhân dân ta.

 2. TT: Giáo dục lòng yêu quê hương niềm tự hào về quê hương. Từ đó học sinh có ý thức học tập sau nầy góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

 3. RLKN: Sử dụng bản đồ chỉ vị trí địa lí

 - Kỹ năng khái quát các giai đoạn lịch sử phát triển.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 GV: Lược đồ về đô thị cổ Hội An , bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.

 - Một số tranh ảnh và tài liệu sưu tầm về Hội An.

 HS: Sưu tầm tranh ảnh và những câu chuyện kể về đô thị cổ Hội An.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Lịch sử địa phương - Tìm hiểu về phố cổ Hội An - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết: 57
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN
S: 20/03/2013 
G: 30/03/2013 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: HS hiểu được vị trí địa lí Hội An. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị cổ Hội An từ khi thành lập đến thế kỉ XVIII.
 - Nắm được vai trò của Hội An đối với sự phát triển của kinh tế Đàng Trong.
 - Nắm sơ lược về Hội An ngày nay và vai trò của Hội An đối với đời sống nhân dân ta.
	2. TT: Giáo dục lòng yêu quê hương niềm tự hào về quê hương. Từ đó học sinh có ý thức học tập sau nầy góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
	3. RLKN: Sử dụng bản đồ chỉ vị trí địa lí
 - Kỹ năng khái quát các giai đoạn lịch sử phát triển.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
 GV: Lược đồ về đô thị cổ Hội An , bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
 - Một số tranh ảnh và tài liệu sưu tầm về Hội An.
 HS: Sưu tầm tranh ảnh và những câu chuyện kể về đô thị cổ Hội An.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Điểm danh và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài cũ: Làm bài tập trắc nghiệm ( 5 phút)
 ( Điền vào chỗ trống nội dung dưới đây cho phù hợp)
 Câu 1: Vua Quang Trung ban hành ................................. để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nhân dân lưu vong.
 Câu 2: Ông ban bố............................................ khuyến khích các huyện, xã mở trường học.
 Câu 3: Nêu chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung.
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Được vinh dự là người dân sống trên mảnh đất có hai di sản văn hoá thế giới đó là đô thị cổ Hội An và Tháp Mĩ Sơn. Chắc chúng ta không khỏi tự hào về điều đó, hôm nay chúng ta mới có dịp tìm hiểu về một trong hai di sản văn hoá đó là qua bài Đô thị cổ Hội An.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Vị trí đô thị Hội An ( 5 phút)
KT: Giúp hs nắm vị trí đô thị Hội An
KN: Xác định vị trí trên bản đồ.
GV: Treo bảng đồ Quảng Nam
HS: Xác định vị trí Hội An trên bản đồ
GV: Chỉ lại cho HS nắm:
Đông giáp biển đông
Tây và Bắc giáp với huyện Điện Bàn.
Nam: giáp với huyện Duy Xuyên
H:Với vị trí đó em có nhận xét gì?
HS: Thuận lợi về phát triển kinh tế: Ngư nghiệp, nông nghiệp, nhất là ngoại thương và du lịch.
Liên hệ: Ngày nay Hội An có tiềm năng du lịch mạnh.
HĐ2: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển. ( 15 phút)
 KT: HS nắm được quá trình hình thành và phát triển.
 KN: Khái quát, quá trình hình thành và phát triển.
GV: Đọc tài liệu
H: Qua tài liệu em hãy cho biết thời tiền sử Hội An thuộc nền văn hoá nào?
HS: Văn hoá Sa Huỳnh ( Quãng Ngãi)
: Em hãy tóm tắt quá trình phát tiển của đô thị cổ Hội An từ thế Kỉ XI- Thế kỉ XVIII?
HS: Dựa vào tài liệu trả lời.
GV: Chốt lại rồi bổ sung cho hoàn chỉnh,
H: Vì sao Hội An trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung lúc bấy giờ?
HS: Do chính sách khuyến khích của Nhà Nguyễn,
 - Do Hội An có vị trí thuận lợi.
 - Do sự phát triển của nông nghiệp và thue công nghiệp và các nghề thủ công nổi tiếng.
- Liên hệ: Mía đường Quảng Nam,
 Ươm tơ dệt lụa Mã Châu ( Duy Xuyên)
 Đúc đồng Phước Kiều ( Điện Phương)
 Nghề mộc Kim Bồng ( Hội An)
 Nghề gốm sứ Thanh Hà
 Nông ,lâm thổ sản Trà My, Tiên Phước....
Đã thu hút nhiều thương nhân nước ngoài vào buôn bán.
GV: Mở rộng: Hội An được xây dựng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo
- Thế kỉ XVIII → thế kỉ XIX đô thị Hội An bước vào thời kì suy tàn.
 HĐ3- Vai trò của đô thị cổ Hội An trong đời sống nhân dân Quảng Nam: ( 10 phút)
KT: Vai trò của đô thị cổ Hội An
KN: Phân tích những thuận lợi và tiềm năng kinh tế của đô thị Hội An hiện nay.
GD: Lòng tự hào và có ý thức bảo vệ.
H: Tình hình Hội An Hiện nay?
HS: Đang khôi phục và phát triển, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
GV: Đọc một số dự án nâng cấp, mở rộng đô thị cổ trong tài liệu sưu tầm được.
H: Qua bài học về Hội An em có đóng góp gì để giữ gìn và phát triển Hội An ngày càng to đẹp hơn?
HS: Tự trả lời,
GD: Ý thức học tập, tự hào, giữ gìn, bảo vệ và quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế.
GV: Chốt lại toàn bài.
- Giới thiệu một số lễ Hội ở Hội An như: Tết Nguyên tiêu, rằm tháng bảy, rằm tháng tư...Tết Trung Thu...
1- Vị trí địa lí:
- Hội An nằm ở hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam.
- Phía Đông giáp với biển Đông
- Phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên.
- Phía Tây và Bắc giáp với huyện Điện Bàn.
2- Quá trình phát triển:
- Khoảng 2000 năm trước Hội An đã được thành lập và thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh.
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV Hội An thuộc nước Chăm-pa với tên gọi là Lâm Ấp Phổ.
- Thế kỉ XV Hội An phát triển thành thị trấn ven biển của người Việt với tên gọi là Hoài phố.
- Thế kỉ XVI- XVII ( 1785) Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ đất Thuận Hoá và Quảng Nam. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế làm cho Đàng Trong phát triển mạnh xuất hiện nhiều thương cảng sầm uất.
- Nhiều thương nhân nước ngoài như: Trung quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha , Bào Đào Nha đến Hội An buôn bán và Hội An trở thành thương cảng, đô thị sầm uất, tấp nập của Đàng Trong lúc bấy giờ.
3- Vai trò của đô thị cổ Hội An trong đời sống nhân dân Quảng Nam:
- Hội An là trung tâm kinh tế, văn hoá tiêu biếu của tỉnh Quảng Nam.
- Đô thị cổ thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tiềm năng kinh tế biển và du lịch lớn, tạo điều kiện, tạo điều kiện để phát triển các nghành : Kinh doanh, buôn bán, dịch vụ du lịch phát triển theo.
- Tỉnh Quảng Nam đang kêu gọi các nhà đầu tư, nâng cấp và phát triển Hội An để ngày càng xứng đáng với DSVH thế giới.
	4. Củng cố: ( 5 phút)
 - Nêu vị trí địa lí của Hội An? Vị trí đó có những thuận lợi gì?
 - Tóm tắt các thời kì phát triển của đô thị cổ Hội An? Thời kì nào thịnh vượng nhất?
 - Nêu những hiểu biết của em về Hội An ngày nay? Em sẽ làm gì để góp phần vào sự phát triển của Hội An trong những năm tới?
	5. Dặn dò: ( 3 phút)
 - Học bài theo nội dung đã củng cố? 
 - Tìm hiểu thêm về Hội An qua thông tin đại chúng, sách báo.
 - Tham quan, tham gia các dịp lế hội ở Hội An.
 - Chuận bị toàn bộ chương V để làm bài tập lịch sử chương V
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 57 bai 69.doc
Giáo án liên quan