Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu tỉnh Sơn La

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Biết được một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La.

b. Kĩ năng: Sưu tầm tranh ảnh, sử dụng các tư liệu về các di tích lịch sử - văn hoá tiểu biểu ở Sơn La

c. Thái độ :Trân trọng, bảo vệ, gìn giữ các di tích Lịch sử - văn hoá của tỉnh Sơn La

 2. THÔNG TIN:

a. Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La

* Di tích lịch sử và danh lam được xếp hạng cấp Quốc gia:

 1. Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La

 2. Di tích lịch sử - văn hoá văn bia Quế Lâm Ngự Chế

 3.Di tích đồn Mộc Lỵ, Huyện Mộc Châu

 4.Di tích lịch sử Kì đài Thuận Châu

 5. Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản

 6. Danh thắng cảnh Thẳm Tát Toòng (Chiềng An- Thị Xã)

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57: Các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu)
	4. Di tích lịch sử bia căm thù bản Nạt (Mai Sơn)
	5. Di tích lịch sử Cầu Tà Vài (Yên Châu) 
	6. Di tích lịch sử bia căm thù thị trấn Mộc Châu (Mộc Châu)
	7. Di tích lịch sử bia căm thù km 64 Mộc Châu (Mộc Châu)
8. Di tích lịch sử bia căm thù km 70 Mộc Châu (Mộc Châu)
9.Di tích lịch sử: Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu
10. Di tích lịch sử hội trường sơ tán Tỉnh uỷ (bản Nà Tre- Chiềng Ban- Mai Sơn
b. Di tích lịch sử văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông.
Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”(1), bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông.`
Vua Lê Thái Tông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão (1423) (tên huý là Nguyên Long là con thứ của vua Lê Thái Tổ). Ngày 3/3/1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất) được sách phong làm Lương quận công. Ngày 6 tháng Giêng năm 1429 (năm Thuận Thiên thứ hai) được lập làm Hoàng Thái Tử. Ngày 8/9 năm 1433 (năm Thuận Thiên thứ sáu) lên ngôi Hoàng Đế, lấy năm sau làm niên hiệu năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đến năm thứ 7 đổi niên hiệu là Đại Bảo (1440) lấy niên hiệu là “Quế Lâm Động Chủ” nối tiếp niên hiệu “Lam Sơn Động Chủ” của vua cha Lê Thái Tổ. Ở ngôi được 9 năm rồi băng hà (thọ 20 tuổi)
	Từ khi lên ngôi, vua Lê Thái Tông rất chú ý tới miền Tây Bắc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch.
	Tháng 3 năm Canh Thân (1440), Vua Lê Thái Tông lần đầu tiên thân chinh cùng quân sỹ lên trấn Miền Tây đánh thổ quân phản nghịch là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu - Sơn La). Đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân triều đình nhanh chóng dẹp tan bọn phản loạn. Trên đường về, vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La (Thẳm Báo Ké), một hang đá tự nhiên ở châu Mường La,Vua Lê Thái Tông đã để lại nơi đây bút tích một bài thơ bằng chữ Hán "Quế Lâm Ngự Chế" được khắc trên một vách đá nhằm khẳng định sự thống nhất của đất nước và mong muốn thiên hạ thái bình. 
	Đúng một năm sau (3/1441) vua lại kéo quân lên dẹp loạn, được nhân dân ủng hộ quân triều đình nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao và con của Thượng Nghiễm- Thượng Nghiễm ra hàng chịu tội, dải đất phía Tây của Tổ quốc được bình yên.
	 Văn bia “ Quế Lâm Ngự Chế” là một di tích có giá trị về Lịch sử- Văn hoá. Để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông và để di tích mãi mãi trang nghiêm, toả sáng trong các thế hệ nối tiếp, đáp ứng một phần tín ngưỡng lành mạnh, nguyện vọng đông đảo của nhân trong tỉnh, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng ngôi đền thờ vua Lê Thái Tông và quân sỹ của ông.Ngôi đền được khánh thành ngày 22/1/2003 có tên là “Quế Lâm linh từ” (Đền thiêng Quế Lâm)
(1) Di tích này nằm trên địa phận tổ 2, phường Chiềng Lề, thị xã Sơn La. Phát hiện 1965. Được Bộ văn hoá công nhận và xếp hạng Quốc gia 5/2//1994
2.3. Nhà tù Sơn La.
Nằm trên đồi Khau Cả nơi bao quát toàn cảnh TP Sơn La, Tỉnh sơn la.nhà tù Sơn La được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở núi rừng Tây Bắc. Đây được coi như là “ngôi sao đỏ” trong hệ thống di tích cách mạng thời kháng chiến của Việt Nam, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962.
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm.
2/3/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào những năm 1930 và 170m2 vào năm 1940. Xây thêm 5 nhà giam, 4 lô cốt có chòi canh ở 4 góc. Đặc biệt chúng còn cho xây dựng 
một số dãy xà lim ngầm nằm sâu trong nòng đất (3,5m so với mặt đất), ở mỗi xà lim chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ, người bị giam ở đây là những tù chính trị mà chúng cho là “phần tử nguy hiểm”. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục để giam cầm, đẩy ải, và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học đấu tranh cách mạng, tôi luyện ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh.
Trong nhà tù, các chiến sĩ cách mạng tìm mọi cách để học tập, tìm hiểu lý luận, đường lối cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về hình thức đấu tranhCuối tháng 12/1939, Chi bộ lâm thời được thành lập gồm 10 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư. Tháng 2/1940, Chi bộ lâm thời được chuyển thành Chi bộ chính thức, đồng chí Trần Huy Liệu được cử làm Bí thư. Sự ra đời của Chi bộ nhà tù Sơn La là một thắng lợi to lớn, trong gần 5 năm hoạt động , Chi bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình với tư cách hạt nhân lãnh đạo quần chúng đấu tranh trong và ngoài nhà tù, làm thất bại âm mưu tàn bạo của kẻ thù.
Cũng chính ngay tại cái "địa ngục trần gian" đó, từ tháng 5-1941, những người cộng sản bị giam cầm ở đây vẫn bí mật cho ra tờ báo "Suối Reo" do các đồng chí Trần Huy Liệu, Xuân Thủy thay nhau làm chủ bút.
Tại nhà ngục này, hơn bao giờ hết khí tiết của những người chiến sĩ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc. Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy... và nhiều chiến sĩ kiên trung khác.
Ngày nay, di tích lịch sử cách mạng nhà tù Sơn La, đã trở thành trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ cả nước nói chung và Sơn La nói riêng. Trong nhiều năm qua Bảo tàng Sơn La luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống đối với nhân dân các dân tộc Sơn La đặc biệt là thanh thiếu niên trong lứa tuổi học đường. Nhằm giúp các em hiểu được truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của các thế hệ cha ông ngay trên mảnh đất mà các em đang sống, giúp các em hiểu được giá trị to lớn của di tích cách mạng nhà tù Sơn La.
 	Ngày nay, tới thăm phòng trưng bày hiện vật lịch sử của nhà tù Sơn La ta sẽ được đọc những dòng lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng ở phòng trưng bày: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở lên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho giới cách mạng càng thêm cứng rắn".
3. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ DẠY HỌC:
a. Thiết bị dạy học: Máy chiếu; Tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá; Đĩa hình Nhà tù Sơn La trường học đấu tranh cách mạng của mọi thế hệ; Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0
b. Tài liệu tham khảo: 
- Tỉnh Sơn La 110 năm. Tỉnh uỷ- Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La.
c. Cách tổ chức các hoạt động dạy học.
	Hoạt động 1: Giới thiệu một số tranh, ảnh đã sưu tầm về một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Sơn La (20 phút).
* Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu những tranh ảnh, về các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Tỉnh Sơn La đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. 
* Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh; giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS
* Cách tiến hành: Chia nhóm (2 nhóm), các nhóm giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
- N1: Giới thiệu tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử- văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia, đã sưu tầm được 
- N2: Giới thiệu tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá được tỉnh Sơn La xếp hạng, đã sưu tầm được. 
- Các nhóm báo cáo kết quả, trưng bày sản phảm đã sưu tầm
- GV nhận xét đánh giá thái độ, kết quả làm việc của các nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông. (25 phút) 
* Mục tiêu: HS hiểu được vì sao Vua Lê Thái Tông lên vùng đất Sơn La là nhằm dẹp loạn phản nghịch để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia. Đồng thời cũng khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
* Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh; giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS
* Cách tiến hành: 
- Chia 4 nhóm - phát phiếu giao việc
+ N1: Tìm hiểu đôi nét về vua Lê Thái Tông
+ N2: Xác định lý do vua Lê Thái Tông lên miền Tây vào tháng 3 năm canh Thân 1440 và 1441?
+ N3: Nêu ý nghĩa của bài thơ Quế Lâm Ngự Chế?
+ N4: Vì sao Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La, khởi công xây dựng đền thờ vua Lê Thái Tông vào tháng 9/2001? 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ - đọc thông tin mục II - thảo luận , trình bày trên giấy A0
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi bổ sung
- GV nhận xét kết luận về giá trị của văn bia Quế Lâm Ngự Chế và Đền thờ Vua Lê Thái Tông. Văn bia “ Quế Lâm Ngự Chế” không chỉ là một di tích có giá trị về Lịch sử- Văn hoá, mà còn là nơi để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông, cũng là nơi để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.	 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhà tù Sơn La - trường học đấu tranh của mọi thế hệ. ( phút) 
* Mục tiêu: HS hiểu được mặc dù các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong nhà tù “địa ngục trần gian”, các chiến sĩ cộng sản đã vượt lên mọi gông cùm của thực dân Pháp, biến nhà tù đế quốc thành trường học đấu tranh cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng... và nhiều chiến sĩ kiên trung khác.
* Đồ dùng dạy học: Tivi, đầu video, đĩa hình về nhà tù Sơn La; giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS, phiếu giao việc
* Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề
- GV giới thiệu khái quát về nhà tù Sơn La 
- Cho HS xem đĩa hình về nhà tù Sơn La 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu di tích cách mạng nhà tù Sơn La bằng hệ thống câu hỏi:
 	(1) Nhà tù Sơn La được xây dựng trong thời gian nào? Vị trí của nhà tù đã nói lên điều gì?
- Xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2 nhà tù nằm trên

File đính kèm:

  • doct57.doc