Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54+55 (Tuần 29)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS nhận biết những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước (về nông nghiệp, công thương nghiệp, văn hóa, giáo dục và quốc phòng, .).
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho HS ý thức ủng hộ cái mới (phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại).
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích cho HS.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, thảo luận, giải thích.
III. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ:
GV: CKT; Chiếu khuyến nông của Quang Trung; Tranh ảnh khác,
HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
a. Trình bày quá trình đại phá quân Thanh của Quang Trung (1789).
b. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
phân tích cho HS. II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận, giải thích. III. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ: GV: CKT; Chiếu khuyến nông của Quang Trung; Tranh ảnh khác, HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) a. Trình bày quá trình đại phá quân Thanh của Quang Trung (1789). b. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? 3. Giới thiệu bài mới: (1’) GV hướng dẫn HS nhắc lại tình hình khủng hoảng về kinh tế, xã hội trước khởi nghĩa Tây Sơn (cả ĐT và ĐN) để thấy rõ Quang Trung đứng trước những khó khăn như thế nào khi băt tay xây dựng đất nước. . Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bào mới. 4. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC 15’ 18’ Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc của Quang Trung như thế nào ? GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Ở cuối phục hồi dần”. HS: Đọc thông tin SGK. GV: Nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu bài: ´ Nền kinh tế nước ta cuối thế kỉ XVIII như thế nào ? ´ Sau khi thắng giặc ngoại xâm, QT chọn nơi nào để đóng đô ? ´ Những biện pháp khắc phục kinh tế ? ´ Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển ? HS: Phân nhóm.Dựa SGK thảo luận, trao đổi, trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS đọc thông tin: “Về văn hóa học tập”. HS: Đọc thông tin SGK. GV: Quang Trung đã làm gì để xây dựng nền văn hóa dân tộc ? HS: Dựa vào SGK trình bày. GV: Chiếu lập học nói lên hoài bảo gì của Quang Trung ? HS: Muốn dân tộc có chữ viết riêng: Tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài. Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách quốc phòng ngoại giao. GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Quân . đại bát”. HS: Đọc thông tin SGK. GV: Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc khi Quang trung xây dựng đất nước bị đe dọa như thế nào ? HS: Dựa SGK trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, QT đã khẩn trương làm gì ? HS: Dựa SGK kết hợp suy luận trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin: “ Về ngoại giao nhanh chóng”. HS: Đọc thông tin SGK. GV: Với nhà Thanh, QT thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết như thế nào ? HS: Cho người sang sứ nhà Thanh, mở cử ải, thông chợ búa, . Buộc nhà Thanh công nhận QT là “quốc vương”.. GV: Đối với Nguyễn Ánh ở Gia Định, QT quyết định như thế nào ? Kế hoạch đó cuối cùng ra sao? HS: Dựa SGK trình bày. GV: Nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của QT. GV: Lập bảng tóm tắt công lao chính của QT đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. GV: Giáo dục lòng kính yêu của HS đối với anh hùng QT – NH về những đóng góp của ông. 1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc. a. Phục hồi kinh tế: - Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. - Bạn hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. - Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế. - Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi. - Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải thông chợ búa”. b. Xây dựng văn hóa dân tộc: - Ban Chiếu lập học. - Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã. - Chữ Nôm được dùng làm chữ viết chính thức của Nhà nước. - Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập. 2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao. a. Chính sách quốc phòng: - Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa: phía Bắc Lê Duy Chỉ vẫn lén lúc hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh càu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. - Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. - Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 – 600 lính) và hàng chục đại bác. b. Về ngoại giao: - Đối với nhà Thanh: Mềm dẽo, nhưng kiên quyết bảo vệ từng tát đất của Tổ quốc, buộc nhà Thanh công nhận QT là “quốc vương”. - Đối với Nguyễn Ánh: Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn tiêu diệt hoàn toàn lực lượng của Nguyễn Ánh ở Gia Định. ÿ Kế hoạc đang tiến hành thì QT đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’) 1. Củng cố: (4’) - QT phục hồi KT, xây dựng văn hóa dân tộc như thế nào ? - Chiesu lập học nói lên hoài bảo gì của Quang Trung ? - Chính sách quốc phòng, ngoại giao của QT như thế nào ? - Việc nhà Thanh công nhận QT là “quốc vương” đã nói lên điều gì ? 2. Dặn dò: (1’) - Các em về nhà học bài cũ theo câu hỏi SGK. - Xem lại toàn bộ chương V, tiết 58 làm bài tập. - Tiếp tục sưu tầm tài liệu về thời Tây Sơn. - Xem lại các lược đồ diễn biến các trận đánh. - Trả lới các câu hỏi giữa bài và cuối bài trong các bài: 22, 23, 24, 25, 26. TUẦN: 29 NGÀY SOẠN: TIẾT: 55 NGÀY DẠY: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học, tạo nền tảng tiếp thu kiến thức phần tiếp theo. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng ý thức đấu tranh chống cường quyền của nhân dân ta thời phong kiến. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự cường dân tộc. 3. Kĩ năng: Giúp HS: - Xác định địa danh những nơi diễn ra khởi nghĩa nông dân. - Tường thuật các trận đánh của phong trào nông dân Tây Sơn. - Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử. II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, vấn đáp, nêu vấn đề. III. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ: GV: Tài liệu “ Huyện Tiểu Cần – Những chặng đường lịch sử vẻ vang” do Huyện ủy Tiểu Cần ấn hành năm 2002. HS: Nội dung tài liệu sưu tầm. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 15 phút: µ Đề: Câu 1: (6 điểm) Quá trình đại phá quân Thanh (1789) của Quang Trung diễn ra như thế nào ? Câu 2: (4 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. µ Đáp án: Câu 1: (6 điểm). - Nhận được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. (0,5 điểm) - Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An). (0,5 điểm) - Tới Thanh Hóa, tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. (0,5 điểm) - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân thành 05 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; (0,5 điểm) đạo thứ hai và thứ ba đánh thẳng vào Tây Nam Thăng Long; (0,5 điểm) đạo thứ tư tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. (0,5 điểm) - Đêm 30 Tết (Al), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. (0,5 điểm) - Đêm mùng III Tết, ta vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). (0,5 điểm) - Mờ sáng mùng V Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. (0,5 điểm) - Khi Quang Trung đại phá Ngọc Hồi, thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. (0,5 điểm) - Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt, cùng một số võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy về nước. (0,5 điểm) - Trưa mùng V Tết, QT cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0,5 điểm) Câu 2: (4 điểm) a. Nguyên nhân thắng lợi: - Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước, (0,5 điểm) đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. (0,5 điểm) - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung (0,5 điểm) và Bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. (0,5 điểm) b. Ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. (0,5 điểm) - Xóa bỏ ranh giới chia cát đất nước, đặt nền tản thống nhất quốc gia. (0,5 điểm) - Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, (0,5 điểm)một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. (0,5 điểm) µ Kết quả: Điểm Lớp: 7/2 Trên 5 Dưới 5 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ µ Nhận xét: + Ưu điểm: ... + Khuyết điểm: .. + Hướng khắc phục: .. 3. Giới thiệu bài mới: (1’) Nhằm giúp các em hiểu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của huyện nhà, đồng thời cũng để các em thấy sự sự đấu tranh gian khổ để giành được độc lập tự do, .. Chúng ta tiến hành thực hành một số nội dung sau: 4. Bài mới: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số nội dung sau: a. Những trận đánh nổi tiếng ở huyện Tiểu Cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lực lượng vũ trang Tiểu Cần có những chiến thắng vang dội, gián những đòn trí mạng vào những đội quân nhà nghề của địch với những trận độc lập tác chiến; những trận phối hợp với những chiến công mãi mãi đi vào lịch sử, đi sâu vào tâm khảm của người dân như trận Ô Đùng, trận Lộ Lở, trận Te Te, trận Ngãi Hòa, trận Ranh Hạt, . b. Những gương cá nhân, gia đình tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở huyện Tiểu Cần. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, huyện Tiểu Cần có nhiều tấm gương chiến đấu quên mình, mưu trí sáng tạo, làm khiếp đảm kẻ thù, tiêu biểu như Nguyễn Văn Hơn (6 Nhỏ), Đặng Trung Tiến, Mạch Long Thơi (6 Cò), Ngô Hùng Vĩ (Mười Vĩ), Từ Văn Nghĩa, Nhiều gia đình quần chúng luôn cưu mang, đùm bọc chở che cán bộ, lực lượng vũ trang cách mạng. Điển hình như ông Tám Tươi (Cây Ổi), má Năm Lâu (Đại Sư), Tư Phú (Ngãi Hòa), Ba Thiêu (Hùng Hòa), . c. Một số danh hiệu, số liệu khác Với những chiến công hiển hách, những hy sinh mất mát vô bờ bến, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Tiểu Cần được nhà nước tuyên dương: + Bốn danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: - Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tiểu Cần. - Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tập Ngãi. - Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hùng Hòa. - Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Hòa. + 62 mẹ VNAH + Huân chương độc lập 23. + Huân chương kháng chiến: 2.140 + Huy chương kháng chiến: 891 + Bằng khen chính phủ và UBND tỉnh: 264 V. CỦNG CỐ DẶN DÒ: (1’) 1. Củng cố: Thông qua các hoạt động. 2
File đính kèm:
- LICH SU 7 TUAN 29 TIET 5556.doc