Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Trần Quang Nhiệm

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

 - Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quan xiêm, từng bước thống nhất đất nước.

- Tài chỉ huy quan sự của Nguyễn Huệ.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.

 3. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử.

- Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến bvà chống quân xâm lược nước ngoài.

 + Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

 + Tư liệu và tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa.

 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - Tiết 54: 
Soạn ngày: 20 / 3 /2007 
 Bài 25.
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
 II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ 
 ĐÁNH TAN QUAN XÂM LƯỢC XIÊM
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
 - Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quan xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
- Tài chỉ huy quan sự của Nguyễn Huệ.
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
 3. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử.
- Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến bvà chống quân xâm lược nước ngoài.
 + Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
 + Tư liệu và tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa.
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: - Nêu quá trình chuẩn bị và bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
Đáp án: - Mùa xuân năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng đạo( An Khê- Gia Lai) sau đó mở rộng xuống vùng Tây Sơn hạ đạo ( Kiên Mỹ- Tây Sơn – BĐ) và xuống đồng bằng.
- Cuộc khởi nghĩa thu hút mọi tầng lớp tham gia.
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn huệ, Nguyễn Lữ quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo bệ nền độc lập dân tộc. Để rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
14’
18’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được quá trình lật đổ chính quyền họ Nguyễn, như thế nào
-HS đọc nội dung mục 1
GV: Treo bản đồ cuộc khởi nghĩa. Giới thiệu.
CH: địa bàn hoạt động của nghĩa qyuân Tây Sơn được mở rộng nhu thế nào?
GV: Kể chuyện cách hạ thành Qui Nhơn của Nguyễn Nhạc.
 CH: Em có nhận xét gì về cách hạ thành của Nguiyễn nhạc ?
GV: Gắn năm 1773 vào Qui Nhơn lên bản đồ.
CH: Khi biết tin Tây Sơn nổi dậy Chưa Trịnh có những hành động gì?
GV: Chuẩn xác.
CH: Cho biết tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh ?
CH: Việc hòa hoãn mang lại kết quả gì?
GV: Chuẩn xác kiến thức và dán năm 1783 vào Gia Định.
CH: Em hãy cho biết vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành được thắng lợi?
GV: Kết luận.
HĐ 2: HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
GV: Cho học sinh đọc nội dung mục 1.
CH: Nguyên nhân nào quân xiêm xâm lược nước ta ?
CH: Thái độ của quân giặc như thế nào khi chiếm Gia Định?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Cho biết kế hoạch đánh địch của Nguyễn Huệ?
- Diễn biến?
CH: Em hãy dùng lược đồ trình bày diễn biến trận đánh.
CH: Nêu ý nghĩa của trận chiến ?
GV: Kết luận.
HĐ 3: Củng cố:
GV: Cho HS lên bảng trình bày lại diễn biến củe chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
- Tại sao cuộc kháng chiến nhanh chóng giành được thắng lợi?
HĐ 1: Nhóm/ cặp
HS: Đọc cả lớp chú ý theo dõi.
ž 1773 nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Qui Nhơn đến tháng 9 hạ được thành. Trong vòng một năm 1773- 1774 nghĩa quân kiểm soát 1 vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
ž Táo bạo dũng cảm, thông minh, bất ngờ làm cho địch bị động
ž Chúa Trịnh cử mấy vạn quân vào Phú Xuân ( Huế), Chúa Nguyễn Chống không nổi phải vượt biển vào Gia Định.
ž HS khá: Vì cùng một lúc không đũ sức đánh cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn nên tạm hòa để dồn lực lượng đánh Nguyễn.
ž Từ 1776- 1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Năm 1777 nghĩa quân bắt giết chúa nguyễn, riêng Nguyễn Aùnh chạy thoát.
ž Do nhân dân hưỡng ứng mạnh mẽ, sự đoàn kết dân tộc, do sự lãnh đạo tài tình của ba anh em nhà Tây Sơn
HĐ 2: Nhóm.
ž HS: đọc và theo dõi SGK.
- Do sự cầu cứu của Nguyễn Aùnh, giữa năm 1784 quân Xiêm keo vào Gia Định, nhân cơ hội đó thực hiện ý đồ xâm lược.
- Khi chúng chiếm được Gia định chúng hóng hách, kêu căng, giết người, cướp củanhân dân vô cùng căm giận.
ž HS: Thảo luận:
Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến.
- Bố trí trận địa phục binh xong mờ sáng 19- 1 – 1785 Nguyễn Huệ dùng mư nhữ địch vào trận địa phục binh quân ta từ Rạch Gầm – Xoài Mút cù lao thới Sơn xông thẳng vào đội hình giặc và tiêu diệt gần hết quân địch, số còn lại theo đường bộ chạy về nước, Nguyên Aùnh thoát chết và chạy sang Xiêm lưu vong.
ž Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- 9- 1773 nghĩa quân hạ thành Qui Nhơn.
- 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- 1783 nghĩa quân đã tiêu diệt chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
a. Nguyên nhân:
Do Nguyễn Aùnh sang cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến:
- Năm 1784 quân Xiêm kéo vào nước ta và chiếm được miền Tây Gia Định.
- 1- 1785 Nguyễn Huệ cho đạt phục binh ở khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm – Xoài Mút.
- 19 -1- 1785 Nguyên Huệ nhữ địch vào trận địa phục kích, quân mai phục ở hai bên bờ đồng loạt xông thẳng vào hàng ngũ địch và tiêu diệt gần hết lực lượng địch, số còn lại theo đường bộ chạy về nước.
c. Kết quả- ý nghĩa.
- Đánh tan quaễmâm lược Xiêm, khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
 4. Dăn dò: (1’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Xem trước nội dung bài học mới “ Phong Trào Tây Sơn” phần III.
 + Nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra bắc lần thứ nhất (1786)
 + Vì sao Nguyên Huệ thu phục được Bắc Hà?
 V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(7).doc