Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53+54: Phong trào Tây Sơn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Giúp HS nhận biết:

 - Từ giữa thế kỉ XVIII, họ Nguyễn (ĐT) ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khỡi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

 - Những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

 2. Tư tưởng:

 Bồi dưỡng cho HS:

- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nhân dân thời phong kiến.

 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 3. Kĩ năng:

 - Xác định địa danh đã diễn ra đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).

- Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử.

 II. PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giải thích

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53+54: Phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dắt HS vào bào mới.
4. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
15’
18’
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân - Tiến ra bắc hà diệt họ Trịnh.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “Sau khi .. Đàng Trong”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu bài:
´ Tây Sơn quyết định như thế nào sau khi tiêu diệt xong 05 vạn quân Xiêm ?
´ Quá trình hạ thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ ?
HS: Phân nhóm.Dựa SGK thảo luận, trao đổi, trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Từ đây .. cả nước”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786)?
HS: Dựa vào SGK trình bày.
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn cùng HS.
GV: Nêu ý nghĩa của việc quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn (ĐT), họ Trịnh (ĐN).
HS: Tạo điều kiện thống nhất đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản như thế nào ? và nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà ra sao ?
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “Trên .. ra giúp”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Thuyết trình, nêu tình huống: Nếu Nguyễn Huệ chiếm giữ Bắc hà luôn thì lịch sử sẽ đi theo hướng khác.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Nguyễn Hữu Chỉnh . Đàng Ngoài”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Thuyết trình việc mưu phản của Chỉnh và Nhậm. Nêu sự giúp sức của các sĩ phu: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, .
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?
HS: Suy luận trình bày.
I. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH.
1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
- Tháng 6/1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn vượt đèo Hải Vân nhanh chóng hạ thành Phú Xuân.
- Thừa thắng Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long được nhân dân hưởng ứng.
- Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh (ĐN) sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
ÿ Ý nghĩa việc TS tiêu diệt chính quyền học Nguyễn ở ĐT và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở ĐN:
- Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
 2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, LCT không dẹp nổi nên mời NHC ra giúp và đánh tan tàn dư của họ Trịnh. NHC từ đó lộng quyền, ra mặt chống Tây Sơn.
- Vũ Văn Nhậm được lệnh tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Sau đó, Vũ Văn Nhậm có mưu đồ tạo phản.
- Giữa 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. 
- Ông được các sĩ phu: NTN, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,  giúp sức trong việc xây dựng chính quyền Bắc Hà.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (5’)
	1. Củng cố: (4’) 
- Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc hà lần thứ nhất (1786) ?
- Yếu tố nào giúp quân tây Sơn lật đổ được họ Nguyễn, Trịnh – Lê ?
- Ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngài của nghĩa quân tây Sơn.
2. Dặn dò: (1’)
- Các em về nhà học bài cũ theo câu hỏi SGK.
- Tiếp tục sưu tầm tài liệu về thời Tây Sơn.
- Chuẩn bị phần tiếp theo và trả lời các câu hỏi trong phần nội dung bài học.
Ä Bài tập: 
a. Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh ngay dịp Tết Kỉ Dậu (1789)?
b. Năm 1789 trùng với sự kiện gì ở Pháp ? (giành cho HS khá, giỏi)
TUẦN: 28	NGÀY SOẠN: 
 TIẾT: 54	 	 NGÀY DẠY: 
 BÀI 25: (TIẾT 04)
PHONG TRÀO TÂY SƠN
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Giúp HS nhận biết:
	- Từ giữa thế kỉ XVIII, họ Nguyễn (ĐT) ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khỡi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
	- Những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
	2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng cho HS:
- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nhân dân thời phong kiến.
	- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. Kĩ năng:
	- Xác định địa danh đã diễn ra đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
- Nhận xét, quan sát các sự kiện lịch sử.
	II. PHƯƠNG PHÁP:
	Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giải thích. 
	III. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ:
	GV: CKT; Lược đồ: trận Ngọc Hồi – Đống Đa; sách tham khảo: LSVN Đại cương, Việt sử giai thoại.
	HS: Nội dung SGK, tài liệu sưu tầm.	
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1’) Giữ trật tự, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	a. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc hà lần thứ nhất (1786). 
	b. Ý nghĩa của việc lật đổ chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngài của nghĩa quân Tây Sơn. ?
	3. Giới thiệu bài mới: (1’)
	GV tóm tắt nội dung đã học phần trước. Sau đó nêu tình huống có vấn đề để HS tìm hiểu: Sau nhiều lần lao đao, chìm nổi, thế cùng lực kiệt vua Lê Chiêu Thống đã làm gì ? . Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bào mới.
4. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
12’
15’
6’
Hoạt động 1: Tìm hiểu quân Thanh xâm lược nước ta như thế nào ?
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Lê Chiêu Thống  vững chắc”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu bài:
´ Lê Chiêu Thống đã hành động như thế nào?
´ Nhà Thanh thực hiện âm mưu xâm lược nước ta ra sao ?
´ Trước thế giặc mạnh, ta làm gì để bảo toàn lực lượng ?
´ Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ? (Bảo toàn lực lượng, đợi lệnh, tạo sự kiêu căng cho giặc, )
HS: Phân nhóm.Dựa SGK thảo luận, trao đổi, trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn hướng tiến quân của 04 đạo quân giặc vào nước ta.
GV: Vì sao nhà Thanh theo đuổi âm mưu xâm lược nước ta ?
HS: Muốn chiếm lãnh thổ nước ta, thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Tại Thăng Long . cao độ”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Tại sao nhân dân Thăng Long căm thù cao độ quân cướp nước và bè lũ bán nước ?
HS: Dựa vào SGK trình bày.
GV: Nói thêm về tội ác của giặc và lê Chiêu Thống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) ra sao ?
GV yêu cầu HS đọc thông tin: “ Nhận được . đúng thế không”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn, đồng thời nêu một số câu hỏi để HS vừa quan sát diễn biến, tìm hiểu bài:
´ Khi nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đã hành động như thế nào ?
´ Việc Nguyễn Huệ lên ngội Hoàng đế có ý nghĩa gì ?
GV: Nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu bài:
´ Đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đã làm gì để tăng thêm lực lượng và tăng thêm sĩ khí quân sĩ ?
HS: Làm việc theo bàn. Dựa SGK thảo luận, trao đổi, trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu ? Vua QT chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào ?
HS: Suy luận trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin: “ Từ Tam Điệp  tiếp nghênh”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Dùng lược đồ hướng dẫn, đồng thời nêu các câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu nội dung bài học: 
´ Từ Tam Điệp Quang trung bắt đầu tiến công như thế nào ?
´ Chiến thắng giòn giã trong đêm 30 Tết và mùng III Tết như thế nào ?
´ Ta tấn công đồn Ngọc Hồi ra sao ? Ý nghĩa của chiến thắng này ?
´ Góp lử với chiến thắng Ngọc Hồi, khiến cho quân thanh mau chóng thất bại thì ta có trận thắng nào ?
´ Nghe tin các nơi đều thất bại Tôn Sĩ Nghị làm gì ?
HS: Làm việc theo bàn. Dựa SGK thảo luận, trao đổi, theo dõi lược đồ, trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin: “ Trong . Thế kỉ XVIII”.
HS: Đọc thông tin SGK. 
GV: Yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi:
´ Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn ?
´ Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
HS: Phân nhóm thảo luận theo nội dung SGK, đại diện nhóm trình bày.
GV: Tổng hợp đánh giá.
GV: Yêu cầu HS đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn với lịch sử dan tộc.
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Nhận xét, đánh giá. Chốt lại ý chính.
IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH.
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
- Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càng Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
- Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 04 đạo tiến vào nước ta.
- Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho người về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ biết; một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long và gấp rút lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
- Tại Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân lính cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo, có nơi nhân dân ta còn phải nộp cả rơm cỏ nuôi lừa ngựa, dựng nhà cửa, đồn lũy cho giặc.
- Lê Chiêu Thống được nhà Thanh phong là “An Nam quốc vương”. Y tìm cách trả thù báo oán rất tàn ngược khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.
 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789).
- Nhận được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
- Tới Thanh Hóa, tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân thành 05 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh thẳng vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tư tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
- Đêm 30 Tết (Al), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mùng III Tết, ta vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).
- Mờ sáng mùng V Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn.
- Khi Quang Trung đại phá Ngọc Hồi, thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.
- Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt, cùng một số võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy về nước.
- Trưa mùng V Tết, QT cùng đoàn 

File đính kèm:

  • docLICH SU 7 TUAN 28 TIET 5354 THEO CKT.doc