Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn - Trần Quang Nhiệm

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát, nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi, oán giận, khởi nghĩaTây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó

- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ 1771-1789.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm thù bọn xâm lược và bọn chia cắt đất nước.

 3. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn.

 + Tư liệu và tranh ảnh về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn ở Qui Nhơn.

 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 53, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - Tiết 53: 
Soạn ngày: 18 / 3 /2007 
 Bài 25.
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
 I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát, nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi, oán giận, khởi nghĩaTây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ 1771-1789.
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm thù bọn xâm lược và bọn chia cắt đất nước.
 3. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lược đồ phong trào nông dân Tây Sơn.
 + Tư liệu và tranh ảnh về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn ở Qui Nhơn.
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:1- Nêu những nét chính về tình hình chính trị – xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
2- Ch o biết nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
Đáp án: 1- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát, kinh tế sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân khổ cực...
 2- Nguyên nhân: Do đời sống nhân khổ cực nên dẩn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Kết quả: Hầu hết các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại, nhưng có ý nghĩa to lớn thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân, góp phần làm cho nhà Trịnh bị lung lay.
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Qua bài học hôm trước chúng ta thấy được sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài nhưng còn đàng Trong thì như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
17’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được sự suy yếu của họ Nguyễn, đã làm cho đời sống của nhân dân khổ cực đó chính là nguyên nhân dẩn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
-HS đọc nội dung mục 1
CH: Cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền phong kiến đàng trong mục nát?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ in nghiêng trong SGK.
CH: Sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Trong dẩn đến đời sống của nhân dân như thế nào?
GV: Kết luận.
CH: So sánh đời sống của nông dân Đàng trong và đang ngoài cá điểm gì giống nhau? Vì sao?
CH: Thái độ của nnông dân như thế nào đối với chính quyền họ Nguyễn?
CH: Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào? Kết quả, ý nghĩa?
GV: Cho học sinh đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.
GV: Kết luận.
HĐ 2: Học sinh nắm được về tiểu sử cơ bản của 3 anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Và quả trình xây dựng căn cứ của nghĩa quân.
GV: Cho học sinh đọc nội dung mục 2
CH: Cho biết 3 anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa trong thời gian nào? Căn cứ xây dựng ở đâu?
GV: Dùng lược đồ để chuẩn xác.
CH: Nghĩa quân đã có những chuẩn bị gì?
- Lực lượng tham gia chủ yếu?
- Địa bàn hoạt động chủ yếu?
GV: Kết luận
HĐ 3: Củng cố:
- Những nét chính về tình hình XH Đàng trong nữa sau thế kỉ XVIII?
- Tại sao ngay từ đầu các cuộc khởi nghĩa bùng nổ đã thu hút được mọi tầng lớp tham gia?
- Việc mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân noí lên điều gì?
HĐ 1: Nhóm/ cặp
HS: Đọc cả lớp chú ý theo dõi.
ž HS thảo luận.
- Việc mua quan bán tước dẩn đến số quan lại tăng, thuế khóa nặng nề, quan lại lập bè, cánh bóc lột nhân dân, ăn chơi sa sĩ
- Triều đình Phú Xuân Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành tự xưng là quốc phó khắp tiếng tham lam
žNông dân bị cường hào chiếm hết ruộng đất, tô thuế nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
ž Nông dân ở cả Đàng Trong và ngoài đều khổ cực vì bọn phong kiến ra sức bóc lột thậm tệ.
ž Nổi bất bình dâng cao dẩn đến các cuộc khởi nghĩa vùng dậy. 
- Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía Truông Mây- Bình Định.
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn thể hiện tinh thần quật khởi của nông dân chống lại họ Nguyễn.
HĐ 2: Nhóm.
ž Học sinh đọc và theo dõi.
žMùa xuân năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ vùng Tây Sơn Thượng Đạo ( nay thuộc An Khê- Gia Lai).
Khi lực lượng mạnh nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ – Tây Sơn- Bình Định. Và sau đó tiến xuống đồng bằng.
ž Xây dựng thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân
- Lực lượng tham gia: nông dân nghèo, dân tộc ít người, thợ thủ công
- Với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ, xóa thuế cho nhân dân
1. Xã hội đàng Trong nữa sau thế kỉ XVIII.
- Xã hội: Chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong suy yếu, mục nát, đời sống nhân dân cơ cực.
- Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía ( Truông Mây- Bình Định) Với chủ trương “ lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Mùa xuân năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.
- Xây dựng căn cứ ở vùng Tây Sơn thượng đạo ( An khê- Gia Lai). Sau đó mở rộng địa bàn hoạt động xuống vùng Tây Sơn hạ đạo ( Kiên Mỹ- Tây Sơn- Bình Định). Và tiến dần xuống vùng đồng bằng.
- Cuộc khởi nghĩa thu hút được mọi tầng lớp tham gia.
 4. Dăn dò: (2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Xem trước nội dung bài học mới “ Phong Trào Tây Sơn” phần II. 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(6).doc