Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS thấy được :

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.

 2. TT:

 - Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

 - Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

 3. RLKN:

 - Dựa vào lược đo SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu với vị trí và địa danh hiện nay).

Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn.

Một số tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết:52
Bài 25 : PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN
S: 02/03/2013 
G: 11/03/2013 
I KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS thấy được :
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2. TT:
	- Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
	- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
	3. RLKN:
	- Dựa vào lược đo SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789) (đối chiếu với vị trí và địa danh hiện nay).
Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong SGK, bài 25.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn.
Một số tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
- Trình bày tình hình chính trị Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII ?
- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất ? Ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng ngoài?
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: GV tóm tắt tình hình Đàng trong rồi sau đó chuyển mạch đi vào bài giảng.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* HĐ1: Xã hội Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII: ( 15 phút)
- KT:Những nét chính về xã hội Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII và nguyên nhân bùng nổ.
- KN:Phân tích nguyên nhân.
- GD: Thái độ đồng tình với nhân dân.
- Cho HS Đọc SGK Mục 1.
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ? 
- Nêu những biểu hiện mục nát của Đàng trong?
 + Ở địa phương ?
 + Ở triều đình ? (tham khảo SGV/150)
→ phân tích in nghiêng SGK/120
- Tình cảnh nông dân Đàng Trong lúc bấy giờ như thế nào ?
- Đời sống nhân dân ra sao ? Trong hoàn cảnh đó có sự kiện gì xảy ra ?
- Liên hệ với đàng Ngoài;’ 
- GV: Chuyển mạch sang mục 2
* HĐ2: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: ( 15 phút)
- KT:Những sự kiện chính trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- GD:Đồng tình với cuộc KN, ý thức bảo vệ di tích lịch sử
- KN:Sử dụng lược đồ
- Em hãy nêu những hiểu biết của em về ba anh em Tây Sơn?
→ phân tích in nghiêng SGK về lai lịch anh em Tây Sơn, có thể tham khảo thêm tư liệu SGV/149
- GV treo bản đồ hoặc sử dụng hình 56 SGK giới thiệu về vùng khởi nghĩa .
- Em có nhận xét gì về vùng đất Tây Sơn?
- HS:: Nêu được những thuận lợi của vùng đất nầy.
- Nghĩa quân đã có quá trình chuẩn bị và hoạt động như thế nào ?
→ phân tích in nghiêng SGK
(tham khảo thêm tư liệu SGV/149 + 150 + 151)
- Thái độ của nhân dân trước cuộc khởi nghĩa nầy như thế nào ?
- Vì sao cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân ủng hộ?
HS: Khẩu hiệu “lấy nhà giàu chia cho dân nghèo.”
GV: Lực lượng đông dảo ., có trang bị vũ khí
- Địa thế hiểm yếu.
- Thời cơ nhà Nguyễn đã suy yếu → KN lớn
GV: Chốt lại phần 1
1. Xã hội Đàng trong nửa sau thế kỷ 
XVIII:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần
- Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng Quốc phó”khét tiếng tham nhũng.
+ Ở các địa phương: quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.. 
- Nông dân bị cướp ruộng đất, phải chịu nhiều thứ thuế nổi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ :
- Ba anh em Tây sơn căm thù sâu sắc, chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ nhà Nguyễn đã được đông đảo nhân dân tham gia, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng.
- 1771, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn.
- Hoạt động : 
 + Xây thành luỹ, phát triển lực lượng nghĩa quân.
 + Lập căn cứ ở An khê ( Gia Lai)– Tây Sơn Thượng đạo..
 + Mở rộng địa bàn hoạt động Kiên Mĩ ( Bình Định).Tây Sơn hạ đạo
→ nhân dân khắp nơi hăng hái tham gia ủng hộ .
- Lực lượng: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc
	4. Củng cố: ( 5 phút)
	- Bài tập 1,2,3 ./ vở bài tập LS NXBGD, câu hỏi SGK
- Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nữa sau thế kỉ XVIII ?
- Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài bài 25 ( phần II ) . (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 52, bai 54.doc
Giáo án liên quan