Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Trần Quang Nhiệm

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

 - Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài đã kiềm hãm sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém lưu vong.

- Phong trào nông dân nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công chất.

 2. Thái độ:

 - Thấy rõ ý chí quật cường của nông dân Đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.

 3. Kĩ năng:

- Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài TK XVIII.

 + Tư liệu và tranh ảnh về phong trào đấu tranh này.

 - Học sinh: + Xem trước nội dung bài học mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - Tiết 52: 
Soạn ngày: 14 / 3 /2007 
 Bài 24.
 KHỞI NGHĨA NÔNG NHÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
 - Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài đã kiềm hãm sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém lưu vong.
- Phong trào nông dân nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công chất.
 2. Thái độ: 
 - Thấy rõ ý chí quật cường của nông dân Đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
 3. Kĩ năng:
- Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài TK XVIII.
 + Tư liệu và tranh ảnh về phong trào đấu tranh này.
 - Học sinh: + Xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Ở các bài trước chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, sản xuất trì truệ, không chăm lo phát triển kinh tế dẩn đến đời sống nhân dân khổ cực. Vì Vậy họ đã đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức đó. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
17’
18’
5’
HĐ1: Học sinh nắm được sự suy yếu của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, kiềm hãm kinh tế, đời sống nhân dân khổ cực.
GV:Cho HS đọc nội dung từ đầu đến chịu thua.
CH: Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII ?
GV: Chúng ta thấy từ Vua, Chúa, quan lại đều ăn chơi hưởng lạc
CH: Với sự ăn chơi sa đọa của phong kiến Đàng ngoài đã dẩn đến những hậu quả gì?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Đời sống nhân dân như thế nào ?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
- Đây là thời kì đen tối nhất trong lịch sử ở nữa sau thế kỉ XVIII.
- Đời sống khổ cực của nhân dân đã dẩn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ.
HĐ 2: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống chính quyền phong kiến mục nát Đàng Ngoài.
GV: Treo lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII.
CH: Dựa vào lược đồ em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài ? 
GV: Dùng lược đồ chuẩn xác lại nơi hoạt động của các phong trào.
CH: Việc chuyển địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nnói lên điều gì ?
- Kết quả của các cuộc khởi nghĩa này ? nguyên nhân?
- Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa?
GV: Kết luận.
HĐ 3: Củng cố:
- Xác định nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa?
- Tình hình chính trị của phong kiến Đàng Ngoài?
- Kết quả và ý nghĩa của phong trào nnông dân Đàng Ngoài?
HĐ 1: Cá nhân/ cặp
HS: Đọc cả lớp chú ý theo dõi.
ž Chính quyền phong kiến suy sụp, Vua Lê trở thành bù nhìn, chúa Trinhgj qunh năm hội hè, yến tiệc...quan lại hoành hành đục khoét nhân dân.
ž Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn
- Đê điều vở liên tục.
- Thuế má nặng nề, công thương nghiệp sa sút...
ž Nhân dân bị đẩy đến bước đường cùng, hàng chục vạn nông dân chết đói nhất là năm 1740- 1741 người chết ngỗn ngang
- Nhân dân bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.
HĐ 2: Nhóm.
ž HS quan sát theo dõi.
ž Các cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp đồng bằng và miền núi với qui mô lớn như khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng ( 1737), Lê Duy Mật (1738- 1770), Nguyễn Danh Phương (1740- 1751) đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), Hoàng Công Chất (1739-1769)
HS thảo luận nhóm.
- Việc chuyển địa bàn hoạt động đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào
ž Kết quả: Hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại.
Nguyên nhân: các cuộc khởi nghĩa này diễn ra rời rạc, không có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
ž Ý nghĩa: Góp phần làm chính quyền hộ Trịnh lung lay, tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, đồng thời nó còn thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân.
1.Tình hình chính trị.
- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát cực độ:
+ Vua Lê trở thành bù nhìn.
+ Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc.
+ Quan lại ra sức đục khoét nhân dân
- Kingh tế sa sút nghiêm trọng.
- Đời sống nhân dânvô cùng khổ cực.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
- Trong những năm 30 giữa thế kỉ XVIII phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng nổ khắp nơi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu ( 1741-1751), cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ( 1739- 1769)
- Các cuộc khởi nghĩa này hầu hết đều bị thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn làm lung lay chính quyền họ Trịnh, nêu cao tình thần đấu tranh của nhân dân.
 4. Dăn dò: (2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giao khoa.
 - Xem trước nội dung bài học mới “ Phong Trào Tây Sơn” phần I. 
 + Nguyên nhân dẩn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn.
 + Xác định vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo trên bản đồ. 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(5).doc
Giáo án liên quan