Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50: Ôn tập - Trần Quang Nhiệm

 1. Kiến thức: HS cần nắm được:

 - Sự suy yếu của triều đình nhà Lê từ thế kỉ XVI dẫn đến sự tranh giành quyền lực diễn ra làm cho xã hội mục nát.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ( 1516 )

- Nguyên nhân hình thành, tính chất của chiến tranh Nam – Bắc Triều và Trịnh Nguyễn, hậu quả.

- Kinh tế ở đàng trong phát triển, đời sống nhân dân ổn định, Đàng ngoài nông nghiệp kém phát triển, dẫn đến đời sống nhân khổ cực, văn hóa phát triển rầm rộ, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

 2. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức chống những thói hư, tật xấu.

- Cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều, Trịnh – Nguyễn để lại những hậu quả nặng nề, đây là chiến tranh phi nghĩa.

 3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỉ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Phân tích bản đồ, tranh ảnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50: Ôn tập - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 - Tiết 50: 
Soạn ngày: 4 / 3 /2007 
 ÔN TẬP
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: HS cần nắm được:
 - Sự suy yếu của triều đình nhà Lê từ thế kỉ XVI dẫn đến sự tranh giành quyền lực diễn ra làm cho xã hội mục nát.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ( 1516 )
- Nguyên nhân hình thành, tính chất của chiến tranh Nam – Bắc Triều và Trịnh Nguyễn, hậu quả.
- Kinh tế ở đàng trong phát triển, đời sống nhân dân ổn định, Đàng ngoài nông nghiệp kém phát triển, dẫn đến đời sống nhân khổ cực, văn hóa phát triển rầm rộ, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
 2. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh ý thức chống những thói hư, tật xấu.
- Cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều, Trịnh – Nguyễn để lại những hậu quả nặng nề, đây là chiến tranh phi nghĩa.
 3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỉ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Phân tích bản đồ, tranh ảnh.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: + Bản đồ về cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI.
+ Tranh ảnh, tư liệu lịch sử trong giai đoạn này.
 - Học sinh: + Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi 1: Cho biết đặc điểm tôn giáo nước ta thế kỉ XVI -XVIII?
Câu hỏi 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp án 1: Tôn giáo: Nho giáo vẫn giữ 1 vị trí quan trọng trong học tập và thi cử, đạo giáo và phật giáo được phục hồi, vào thế kỉ XVI đạo thiên chúa giáo được du nhập vào nước ta.
2. Để thuận lợi cho việc truyền đạo các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng việt, còn gọi là chữ Quốc ngữ.
 3. Giảng bài mới:
 - Giới thiệu ( 1’) Sự suy yếu của nhà Lê thế kỉ XVI đã làm cho đất nước có nhiều thay đổi, đời sống nhân khổ cực. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng ôn lại trong tiết học hôm nay.
 - Tiến trình bài dạy.
TG
Hoạy động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
11’
8’
14’
4’
HĐ1: Chính trị xã hội thời Lê TK XVI mục nát, xã hội rối ren dấn đến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
CH: Tình hình nhà Lê ở thế kỉ XVI như thế nào? nguyên nhân
CH: Thái độ của nhân dân như thế nào đối với triều đình nhà Lê lúc bấy giờ ?
CH: Phong trào này có ý nghĩa như thế nào ?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
HĐ 2:.Tại sao có sự hình thành Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn dẫn đến chiến tranh ?
CH: Tính chất của cuộc chiến tranh này ? hậu quả ?
GV: Chuẩn xác
HĐ 3: Tình hình phát triển kinh tế ở Đàng trong và Đàng ngoài như thế nào?
CH: So sánh kinh tế nông nghiệp của Đàng trong và Đàng ngoài như thế nào ?
CH: Thủ công và buôn bán phát triển như thế nào ?
CH: Vì sao lúc đầu mở rộng buôn bán với nước ngoài nhưng trở về sau hạn chế ?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Cho biết thế kỉ XVI – XVIII văn hóa có điểm mới nào ?
GV: Kết luận.
HĐ 4: Cũng cố.
- Cho biết tình hình chính trị xã hội ở nhà Lê thế kỉ XVI- XVIII như thế nào?
- Nguyên nhân, hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn?
- Đặc điểm kinh tế văn hóa ở thhế kỉ XVI – XVIII?
HĐ 1: Cả lớp.
ž Nhà Lê suy yếu, mục nát.
- Nguyên nhân: vua quan ăn chơi hoang phí không chăm lo đến sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân, sự tranh giành quyền lực nổ ra liên miên.
- Nhân dân căm phẩn dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trần Cảo 1516.
ž Có ý nghĩa to lớn góp phần làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
ž Do sự chia bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực dẫn đến sự hình thành Nam – Bắc Triều và Trịnh Nguyễn.
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa để lại nhiều hậu quả nặng nề, đất nước chia cắt lâu dài
HĐ 3: Nhóm / cặp
ž Đàng ngoài kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân khổ cực. 
- Đàng trong kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
ž Kinh tế thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như Bát Tràng, La Khê 
- Thương nghiệp: xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị, buôn bná với nước ngoài bị hạn chế.
- Chúng hạn chế vì sợ các nước phương Tây xâm lược.
ž Tôn giáo: xuất hiện thêm đạo thiên chúa giáo.
- Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ.
- Văn học, nghệ thuật phong phú và đa dạng, nội dung phê phán xã hội mục nát, bất công 
1. Tình hình chính trị xã hội:
- Triều đình phong kiến nhà Lê mục nát, sự tranh giành quyền lực liên tiếp xảy ra.
- Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo 1516
2. Chiến tranh Nam –Bắc Triều và Trịnh Nguyễn:
 Do sự tranh giành quyền lực dẫn đến sự hình thành Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn mâu thuẩn với nhau dẫn đến chiến tranh phi nghĩa để lại nhiều hậu quả nặng nề.
3. Kinh tế– văn hóa:
- Kinh tế nông nghiệp ở Đàng ngoài sa sút, Đàng trong phát triển mạnh mẽ hơn.
- Thủ công và buôn bán phát triển nhanh chóng xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều chợ, thành thị 
- Văn hóa có nhiều chuyển biến như sự ra đời của chữ Quốc ngữ, đạo thiên chúa giáo, văn học có nhiều loại hình phong phú, đa dạng.
 4. Dăn dò: (1’)
 - Về nhà học bài.
 - Ôn lại các bài đã học từ HK II đến nay để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(4).doc