Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp) - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Nắm được những nét cơ sơ lược của TQ dưới Tống – Nguyên, Minh – Thanh.

- Thấy được những mầm mống quan hệ TBCN bắt đầu xuất hiện.

- Thấy được những thành tựu rực rỡ về văn hoá- KH KT của Trung Quốc.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại.

- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại.

3. Thái độ: Thấy được Trung Quốc là một nước phong kiến lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

II. Phương tiện dạy học:

 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.

 - Tranh ảnh văn hoá - KHKT của Trung Quốc, các lăng tẩm, cung điện.

 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 13/09/2012
 NG: 18/09/2012	
Tiết 5: Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
 - (Tiếp) - 
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Nắm được những nét cơ sơ lược của TQ dưới Tống – Nguyên, Minh – Thanh.
- Thấy được những mầm mống quan hệ TBCN bắt đầu xuất hiện.
- Thấy được những thành tựu rực rỡ về văn hoá- KH KT của Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại.
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại.
3. Thái độ: Thấy được Trung Quốc là một nước phong kiến lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
II. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
 - Tranh ảnh văn hoá - KHKT của Trung Quốc, các lăng tẩm, cung điện.
 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .
 III. Hoạt động dạy học:
 1. ổn địnhlớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Sự thịnh vượng của TQ dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? ( Kinh tế phát triển,xã hội ổn định, lãnh thổ mở rộng.....)
 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình hình thành XHPK ở TQ, và TQ đã trở thành một nước cường thịnh nhất Châu, Sau thời Đường, TQ lâm vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ (907-960). Năm 960, nhà Tống thành lập, TQ thống nhất và tiếp tục phát triển.
Hoạt động của day học
Nội dung 
Hoạt động cá nhân, nhóm.
GV Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tống đã thực hiện cs gì? (HS trả lời SGK).
GV Mục đích của nhà Tống khi thực hiện những chính sách đó?
HS: Thực hiện những chính sách tiến bộ đó, nhà Tống đã muốn khôi phục và phát triển đất nước nhưng TQ không còn được hưng thịnh như trước nữa, giữa lúc đó vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt đem quân tiêu diệt Tống, lập nên nhà Nguyên ở TQ.
 GV: 
 Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
HS: Người Mông Cổ có địa vị cao , được hưởng đặc quyền , đặc lợi.
Người Hán bị cấm đoán đủ mọi thứ
-> Nhà Nguyên ngoại bang
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
GV: Trình bày những thay đổi về chính trị của TQ từ sau thời Minh-Thanh?
 Sự suy yếu của XHPKTQ thời Minh – Thanh được biểu hiện ntn?
-HS: Vua quan đục khoét, sống xa hoa.
- Nông dân, thợ thủ công: nộp thuế, đi lính, xây dựng nhiều công trình.
GV: Những mầm mống kinh tế TBCN ở TQ xuất hiện như thế nào?
-HS: Xưởng dệt chuyên môn hóa cao đ nhiều công nhân.
- Thương cảng lớn đ buôn bán -> thành thị được mở rộng. 
GV: Lịch sử PK TQ hình thành và phát triển trong thời gian dài nhất trên thế giới, trong quá trình phát triển của mình khi hưng thịnh, khi suy vong nhưng TQ vẫn đạt được những thành tựu rực rỡ về VH, KH-KT và có ảnh hưởng đến các nước láng giềng, đặc biệt VN những thành tựu đó như thế nào ta tìm hiểu mục 6.
* GV mở rộng về sự xâm lược của các triều đại trên với nước ta.
 Hoạt động cá nhân, cả lớp.
HS đọc SGK
GV: Nêu những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật mà nhân dân TQ đạt được trong thời PK ?
 Kể một số tác phẩm văn học lớn :Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.
GV: Người TQ đã thu được thành tựu gì về mặt KH-KT?
HS quan sát H 9-10 và nhận xét :
- Đồ sộ , kiên cố, hài hoà, đẹp.
- Tinh xảo, điêu luyện, đạt trình độ cao.
4. Trung Quốc thời Tống - Nguyên
Nhà Tống: 
- Miễn giảm thuế, sưu dịch, mở mang thuỷ lợi.
- Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
- Có nhiều phát minh.
-> Đời sống nhân dân ổn định trở lại.
 b. Nhà Nguyên: Mông Cổ diệt người Tống, lập nhà Nguyên. Chính sách cai trị kì thị đối với người Hán : Phân biệt đối xử.
 c. Đối ngoại : Mở rộng chiến tranh xâm lược.
5. Trung Quốc thời Minh - Thanh.
* Chính trị 
- 1368 Nhà Minh thành lập. 
- Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh.
- 1644 Nhà Thanh thành lập.
* Xã hội : Trung Quốc lâm vào khủng hoảng :
+ Vua quan sa đọa.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
* Kinh tế :
+ Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
+ Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
* Đối ngoại : Mở rộng chiến tranh xâm lược.
6. Văn hóa, khoa học-kỹ thuật Trung Quốc thời PK.
* Văn hóa:
- Tư tưởng: Nho giáo làm nền tảng.
- Văn học: Thơ, truyện, kí.
- Sử học rất phát triển.
- Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ.
*KH-KT: nhiều phát minh quan trọng :
- Tứ đại phát minh : giấy, in, la bàn, thuốc súng.
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ.
-> Có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại.
4. Luyện tập,củng cố: Thời Tống- Nguyên , Minh – Thanh ở Trung Quốc đã có những mầm mống của nền kinh tế TBCN . Hãy chọn các ý đúng sau :
- Phát triển các nghành :CN khai mỏ, dệt tơ lụa, làm giấy.
- Nhiều nghành chuyên môn hoá cao, có nhiều nhân công làm thuê.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Xuất hiện các thương cảng lớn buôn bán với nhiều nước.
? Vì sao nền kinh tế TBCN chưa phát triển được trong thời kì này
Noỏi coọt I vụựi coọt II tửụng ửựng
Thụứi gian toàn taùi (I)
Trieàu ủaùi (II)
221 TCN – 206TCN
Taàn
206 TCN – 220
Haựn
618 – 907
ẹửụứng
960 – 1279
Toỏng
5. . Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ, làm bài tập: “Lập bảng hệ thống hóa các triều đại trong lịch sử Trung Quốc gắn liền với những sự kiện chính và các cuộc khởi nghĩa nông dân. 

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 7 tuan 5.doc
Giáo án liên quan