Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 48, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (XVI-XVIII) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

II- CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ CHIẾN TRANH TRỊNH NGUYỄN

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT:

 - Nắm được nội dung bài trước: nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế

 - Đến đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

 2. TT: Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương) dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa. Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

 3. RLKN: Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Bản đồ cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều.

 - Bản đồ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 48, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (XVI-XVIII) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết: 48
Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PK TẬP 
QUYỀN (XVI - XVIII) (tt)
S: 12/02/2013
G: 20/02/2013
 II- CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ CHIẾN TRANH TRỊNH NGUYỄN
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT:
	- Nắm được nội dung bài trước: nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế
	- Đến đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
	2. TT: Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương) dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc khởi nghĩa. Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
	3. RLKN: Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Bản đồ cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều.
	- Bản đồ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: (6 phút)
	- Tình hình tiều đình nhà Lê đầu XVI như thế nào?
	- Nguyên nhân, diễn biến phong trào khởi nghĩa của Trần Cảo?
	3. Bài mới: ( 1 phút)
	a, Giới thiệu: CT nông dân vừa chấm dứt, các phe phái xung đột chém giết lẫn nhau, mở đầu cho sự chia cắt lâu dài của đất nước. Sự chia cắt đó đã để lại những hậu quả khôn lường cho nhân dân ta bấy giờ. Đó là bài học hôm nay.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
*HĐ1: Chiến tranh Nam - Bắc triều ( 15 phút)
- KT: Nguyên nhân, hậu quả của chiến tranh Nam Triều- Bắc Triều.
- KN:Xác định vị trí địa danh trên bản đồ.
- GD: TTĐấu tranh bảo vệ , thống nhất đất nước.
GV: Nhà Lê vừa suy yếu thì chiến tranh giữa các phe phái diễn ra quyết liệt.
H: Vì sao lại xảy ra tình trạng đó?
GV: Cho HS thảo luận nhóm quá trình hình thành 2 thế lực PK Nam - Bắc triều.
GV: Dùng bản đồ VN, chỉ vị trí Nam triều và Bắc triều.
H: Nguyên nhân nào xảy ra cuộc xung đột đó?
HS: Do tranh giành quyền lực và lãnh thổ
 + CT kéo dài hơn 50 năm (1520 - 1592)
 + Phạm vi rộng lớn từ Thanh Hóa → Nghệ Tĩnh → Bắc)
H: Em có nhận xét gì về tính chất CT?
HS: Đây là cuộc CT PK phi nghĩa.
H: Hậu quả của CT Nam - Bắc triều gây ra?
HS: Đọc SGK liệt kê số liệu.
 - Đọc câu ca dao: “Con cò”
 Giáo dục: Lòng căm thù bọn PK phản động.
H: Kết quả của cuộc CT Nam - Bắc?
HS: 1592 chiến tranh chấm dứt.
 GV chuyển mạch sang phần 2.
*HĐ2: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài: ( 15 phút)
- KT:Nguyên nhân, diễn biến,hậu quả của chiến tranh Trịnh-Nguyễn
 - KN:Xác định vị trí địa danh. 
- GD:Tinh thần đoàn kết, bảo vệ hoà bình.
H: Sau CT Nam - Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
HS: 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm chính quyền.
 - Nguyễn Hoàng lo sợ xin và trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.
GV: Nhấn mạnh việc nhà Nguyễn xây dựng cơ sở đối đầu với họ Trịnh.
GV: Chỉ lược đồ Đàng Trong - Đàng Ngoài.
H: Ai cai quản Đàng Ngoài, Đàng Trong?
GV: Cho HS xem H50. Mô tả phủ chúa Trịnh.
GV: Kể chuyện Đào Duy Từ và việc xây “Lũy Thầy”
 “Khôn ngoan  Lũy Thầy”.
H: Em hãy đánh giá tính chất của CT Trịnh - Nguyễn?
HS: Đây là CT phi nghĩa tranh giành quyền lợi giữa 2 thế lực PK.
GV: Chốt lại và cho HS nhận xét chung.
H: Tình hình chính trị - XH nước ta thế kỉ XVI - XVIII?
HS: Tình hình CT - XH không ổn định, CT liên tiếp, đời sống ND khổ cực.
GV: Giáo dục: Lòng căm thù bọn PK và thái độ đồng cảm với ND.
1. Chiến tranh Nam - Bắc triều (1533 -1592):
 - Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng.
- 1527: Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
- 1533: Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa cùng cựu thần lập vua Lê chống lại nhà Mạc (Bắc triều).
- Hậu quả: Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt.
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:
- 1545: Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền hình thành thế lực họ Trịnh.
- 1558: Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Quảng, xây dựng co sở đối đầu với họ Trịnh.
- Đất nước chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.
* Hậu quả: Đất nước bị chia cắt.
+ Đàng ngoài: “ vua Lê- chúa Trịnh”
+ Đàng trong: Chúa Nguyễn.
- ND khổ cực triền miên.
- XH và kinh tế bị kìm hãm lâu dài.
	4. Củng cố: ( 5 phút)
	- Nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc CT PK?
	- Sự hình thành 2 thế lực Đàng Trong - Đàng Ngoài? Hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
	- Đánh giá tình hình CT - XH Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII?
	- Bài học rút ra từ nội chiến đó là gì?
	5. Dặn dò : (3 phút)
	- Tập nhận xét tình hình CT - XH?
	- So sánh tình hình đất nước thế kỉ XVI - XVIII với thế kỉ XV? Nhận xét?
	* Chuẩn bị: Bài “Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVIII”
	 + Thành tựu nông nghiệp, TCN, buôn bán.
	 + So sánh sự phát triển NN Đàng Trong - Đàng Ngoài?
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 48.doc