Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI - XVIII (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến thời Lê sơ, hình thành các phe phái phong kiến tranh giành quyền lực.

- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh vào đầu thế kỉ XVI.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá nguyên nhân suy yếu của đình phong kiến thời Lê sơ.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về truyển thống đấu tranh anh dũng của nông dân, lòng dân quyết định sự thịnh trị suy vong của một triều đại

II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích .

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ VI

- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.

2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6528 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI - XVIII (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Tiết 47-Bài 22: 
 SỰ SUY YẾU CUẢ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP
QUYỀN THẾ KỈ XVI – XVIII
Ngày soạn: 10/2/2011
Ngày dạy: 13/2/2011
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến thời Lê sơ, hình thành các phe phái phong kiến tranh giành quyền lực.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh vào đầu thế kỉ XVI.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá nguyên nhân suy yếu của đình phong kiến thời Lê sơ.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về truyển thống đấu tranh anh dũng của nông dân, lòng dân quyết định sự thịnh trị suy vong của một triều đại
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
- Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ VI
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:1'
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Thế kỉ XV nhà Lê sơ đã đạt được những thành tựu nổi bật về mọi mặt, nhưng bước sang thế kỉ XVI thì nhà Lê bước vào con đường suy yếu. Nguyên nhân nào làm cho triều đình nhà Lê suy yếu..
* Hoạt động 1: 7'1. Sự sa đọa của Triều Đình phong kiến nhà Lêtuwf thế kỉ XVI.
- Mục tiêu: Biết được sự sa đọa của Triều đình phong kiến nhà Lê dẫn đến sự tranh giành quyền lực giũa các quyền lực.
-Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Triều Lê thành lập từ khi nào?
Hs: 1428, phát triển mạnh vào thế kỉ XV
Gv: Tại sao bước vào thế kỉ XVI nhà Lê sơ suy yếu?
Hs:
- Vua quan ăn chới xa xỉ
- Không quan tâm đến triều chính.
- Nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.
Gv: Em hãy nêu những dẫn chúng để chứng minh cho lý do trên?
Hs: trình bày theo sgk
Gv phân tích thêm dựa vào sách lịch sử Việt Nam tập II.
Gv: Thái độ của quan lại địa phương ?
Gv: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
Hs: Vua quan kém năng lực, mất tư cách -> suy vong.
- Thế kỉ XVI, vua,quan an chơi xa xỉ,xây dựng cung điện lâu đài tốn kém.
- Quan lại triều đình chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lưc.
- Quan lại ở địa phương hà hiếp vơ vét của cải của dân.
* Hoạt động 2: 13' Khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài.
- Mục tiêu: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh ở Đàng ngoài.
-Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Vì sao đầu thế kỉ XVI nông dân nổi dậy khởi Nghĩa?
Hs:- Vua quan ăn chơi xa đoạ không quan tâm đến sản xuất.
 - Đời sống nhân dân cực khổ.
Gv phân tích thêm
Gv: Thái độ của nông dân/
Hs: Nông dân >< Địa chủ
'Nhân dân >< nhà nước phong kiến.
Gv: Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ XVI? 
 Hs: Thảo luận (theo mẫu sau)
Thời gian
Lãnh đạo
Địa bàn h.động
Gv tương thuật trên lược đồ, gọi hs lên trình bày lại
Gv: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân ở thế kỉ XVI?
Hs: Quy mô rông lơn, nổ ra lẽ tẻ, chưa đồng loạt, thất bại...
Gv: ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
a. Nguyên nhân:
- Quan lại bóc lột dân, coi dân như cỏ rác.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
-> Nông dân >< Địa chủ
 Nhân dân >< nhà nước phong kiến.
b. Diễn biến:Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi. 
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều( Quảng Ninh, năm 1516) , gọi là quân Ba Chỏm.
- Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long.
c.Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê sơ đang mục nát.
4. Củng cố: 4'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Nhận xét về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
? Tường thuật các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở thế kỉ XVI trên lược đồ?
5.Hướng dẫn, dặn dò:1'
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập 
Soạn trước bài mới vào vở soạn và trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao lại có chiến tranh Nam-Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
? Hậu quả của những cuộc chiến tranh đó
? Tính chất của các cuộc chiến tranh.
6.Rút kinh nghiêm.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 48-Bài 22: 
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 
TẬP QUYỀN THẾ KỈ XVI - XVIII .
 Ngày soạn: 12/2/2011
	Ngày dạy: 15/2/2011
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU, TRỊNH NGUYỄN.( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu 
- Nguyên nhân, diến biến của các cuộc hciến tranh phong kiến.
- Hậu quả của các cuộc hciến tranh đó.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ chiến tranh phong kến Nam - Bắc triều, Trịnh Nguyễn.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
2. Học sinh: - Học bài cũ.Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'? Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI chỉ là bước mở đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến....
* Hoạt động 1: 15' Chiến tranh Nam-Bắc triều.
- Mục tiêu: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự hình thành Nam-Bắc Triều.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Vào thế kỉ XV, triều đình nhà Lê sơ suy yếu được biểu hiện như thế nào?
Gv: Vì sao lại hình thành hai thế lực phong kiến Nam-Bắc triều?
Hs: Thảo luận
Gv Chốt lại và phân tích thêm.
Gv: Cuộc nội chiến diễn ra ntn?
Hs: Dựa vào sgk để trả lời.
Gv Tường thuật trên lược đồ.
Gv: Gọi hs lên trình bày lại
Gv: Phân tích thêm dựa vào sách lịch sử Việt Namtập 2.
Gv: Hậu quả và tính chất của cuộc nội chíên đó?
Gv: Vì sao cuộc chiến mạng tính chất phi nghĩa?
a. Sự hình thành Nam-Bắc triều:
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc (Bắc triều).
- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua. (Nam triều).
b. Chiến tranh Nam-Bắc triều:
* NN: do mâu thuẫn giữa nhà Lê với nhà Mạc.
* Diến biến:
- Kéo dài hơn 50 năm.
- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, chiến tranh kết thúc.
c. Hậu quả: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt.
 * Hoạt động 2. 20' Chiến tranh Trịnh-Nguyến và sự chia cắt Đằng Ngoài - Đằng Trong
 - Mục tiêu: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của Chiến tranh Nam-Bắc Triều.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Những thay đổi sau cuộc chiến Năm-Bắc triều
HS: à Nguyễn Kim mất à Trịnh Kiểm thay à Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng Nam).
Gv giải thích thêm.
Gv: Sau khi vào Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng đã làm gì?
Hs: - Xây dựng cơ sở chiếm đóng.
 - Tạo thực lực kinh tế riêng.
 - Đối đầu với họ Trịnh.
Gv: Chiến tranh diễn ra như thế nào?
Hs: Trình bày theo nội dung sgk.
Gv: Tường thuật trên lược đồ.
Gv: Kết quả?
Gv: Đằng ngoài, đằng trong do ai cai quản?
Hs: Ngoài: Họ Trịnh xưng Vương - Vua Lê bù nhìn.
 Trong: Chúa Nguyễn cai quản.
Gv: Hậu quả của cuộc nội chiến đó?
Gv: Nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội ở nước ta thế kỷ XVI - XVII?
Hs: Thảo luận.
à Không ổn định, chính quyền luôn thay đổi, chiến tranh xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân khổ cực.
a. Nguyên nhân: 
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi binh quyền -> thế lực họ Trịnh.
- Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá - Quảng Nam.
- Hình thành thế lực họ Nguyễn.
b. Diễn biến.
- Đầu thế kỉ XVII, chiến Tranh bùng nổ.
- Từ năm 1627-1672: đánh nhau bảy lần không phân thắng bại.
- Lấy sông Gianh ( Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước kéo dài thế kỉ XVIII.
c.Hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt.
- Nhân dân đói khổ, li tán.
- Ngăn cản sự phát triển kinh tế chung.
4. Củng cố: 4' Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Trình bày diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
5. Hướng dẫn - dặn dò: 1'
 - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, làm các bài tập ở sách bài tập .
 - Soạn trước bài mới vào vở soạn.
? Cho biết tình kinh kế nông nghiệp ở Đằng Trong, Đằng Ngoài có bước biến chuyển như thế nào.
6. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 47,48.doc
Giáo án liên quan