Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 43, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (Tiếp) - Công Xuấn

1.MỤC TIÊU.

a.Kiến thức:

Biêt được những nét chính về một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc.

Tình bày được những chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hoá, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật :

b.Kỹ năng: Nhận xét về những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ.

c.Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tự hào về thành tựu văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống.

2. CHUẨN BỊ

a. Của GV: Các tranh ảnh về nhân vật, di tích lịch sử thời này.

b.Của HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 43, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (Tiếp) - Công Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (5P)
 *Câu hỏi: Nhà Lê đã làm gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?
 *Đáp án:- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn 10 vạn chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất, kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ăn. (3 điểm)
- Đặt các cơ quan chuyên trách: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, đồn điền sứ.(2đ)
- Cấm giết trâu bò, cấm điều động phu phen trong những ngày mùa (1,5 đ)
- Khai hoang vùng đất ven biển, quan tâm đến đê điều. (1,5 điểm)
=> Sản xuất nông nghiệp được phục hồi, đời sống nhân dân cải thiện. (2đ) 
	*Giới thiệu bài.1' Sự phát triển kinh tế -> đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hoá, khoa học được biết đến. 
b.Dạy nôi dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
H: Đọc từ đầu -> làm thầy giáo.
Hỏi: Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào?
H: Dựng lại quốc tử giám ở Thăng Long, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ, đa số dân đều có thể đi học.
Hỏi:Vì sao nhà Lê sơ hạn chế phật giáo, đạo giáo, tôn sùng nho giáo?
H: Thời Lê sơ nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho chủ yếu có tứ thư và ngũ kinh. Nho giáo đề cao Trung - Hiếu (Trung với vua, hiếu với cha mẹ, tất cả quyền lực nằm trong tay vua).
 .
Hỏi:Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ biểu hiện như thế nào?
HK: Muốn làm quan phải thi cử rồi mới được cử bổ nhiệm vào các chức trong triều ở địa phương.
Hỏi:Em biết gì về 3 kì thi?
HK: Thi hương ở các đạo lộ, hội kinh đô, dự thi đình ở phân hạng tiến sĩ, thi cử thời Lê sơ mỗi thí sinh cũng phải làm 4 môn thi kinh nghữ, chiếu, chế biểu, thơ phú văn sách.
Hỏi: Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài nhà lê có biện pháp gì?
HG: Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá.
T: H45: Bia tiến sĩ trong văn miếu hiện nay còn 81 bia mỗi bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ trong mỗi khoa thi.
Hỏi: Chế độ khoa cử ở thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? kết quả ra sao?
H: THời Lê tổ chức được 26 khoa thi, tiến sĩ đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên, thời Lê Thánh Tông có 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
 - 
Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Kê sơ ?
GV: Văn học chữ hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng, văn học chữ Hán chiếm một vị trí quan trọng.
Hỏi: Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?
Hỏi: có những ngành KH nào đáng chú ý? Em có nhận xét gì về những thành tựu KH đó?
GV: Nghệ thuật ca múa nhạc được phục hồi, Lương Thế Vinh đã biên soạn bộ hò phủ lục, nêu những nguyên tắc biểu diễn hát múa.
 Hỏi:Nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu?
H: Phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.
T: Thời Lê là triều đại phong kiến thịnh trị có cách trị nước đúng đắn, sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
1. Tình hình giáo dục và khoa cử (19p)
* Giáo dục: Dựng lại quốc tử giám ở Thăng Long, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ, mở khoa thi, mọi người đều được đi học, đi thi.
- Nội dung học tập thi cử: Là các sách đạo nho, nho giáo chiếm địa vị độc tôn
- Thi cử: tổ chức chặt chẽ qua 3 kì thi Hương, hội, đình.
- Những người đỗ tiến si được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá ở văn miếu Quốc Tử Giám.
Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Thi cử quy củ chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật (18p)
a.Văn học: Văn học chữ hán được duy trì, chữ nôm giữ vị trí quan trọng.
-Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc
 b. Khoa học: 
Sử học: Đại việt sử kí, Đại việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lực....
 - Địa lý: Dư địa chí, bản đồ Hồng đức
 - Y học: Bản thảo thực vật, toát yếu.
 -Toán học: Đại thành toàn pháp, lập thành toàn pháp.
- > Nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú đa dạng
c. Nghệ thuật
- Sân khấu: Ca, múa, nhạc chèo tuồng phục hồi và p. triển
 -Nghệ thuật kiến trúc, biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các cung đình lăng tẩm, cung điện.
 - Điêu khắc Lê sơ có phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện
c.Củng cố. 1'- 
 -Vì sao Đại Việt ở thế kỷ XV lại đạt được những thành tựu rực rỡ như vậy.
- Làm các bài tập lịch sử (sách bài tập lịch sử bài 7, 8, 9 trang 59).
d. Hướng dẫn học sinh học bài (2’)
- Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu.
- Chuẩn bị phần III. Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc ( sưu tầm)
*Rút Kinh nghiệm tiết dạy:
 Tiết 44--Bài 20 
 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527)
 ( Tiếp)
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: Hiểu biết sơ lược cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của Đại Việt thế kỷ XV.
b.Kỹ năng: Phân tích đánh giá các sự kiện.
c.Tư tưởng: Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân của thời Lê, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a.Của GV: Chân dung Nguyễn Trãi, sưu tầm câu chuyện dân gian về các danh nhân văn hoá.
b.Của HS: Sưu tầm các danh nhân văn hoá thời Lê (cuốn tư liệu lịch sử 7).
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (15p)
*Câu hỏi: Giáo dục và khoa cử thời Lê sơ có đặc điểm gì?
*Đáp án:
- Giáo dục: Cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở nhiều trường học công ở các lộ, phủ, mọi người dân đều được đi học, đi thi, nội dung thi cử học tập các sách của đạo nho, nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn. (5đ)
- Thi cử: Thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ thi: Hương, hội, đình. Muốn làm quan phải qua thi mới được bổ nhiệm. Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá ở văn miếu. Thời Lê tổ chức được 26 khoa thi lấy đỗ được 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. (4đ)
- > Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, nhiều nhân tài cho đất nước. (1đ)
 *Giới thiệu bài 
Tất cả các thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật mà các em vừa nêu, một phần lớn phải kể đến công lao to lớn của các danh nhân văn hoá.
b.Dạy nội dung bài mới.
H: Đọc phần 1: 
? Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào?
H: Nguyễn Trãi là quân sự, chính trị đa tài, những đóng góp của ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
T: Nguyễn Trãi sinh năm 1380 kinh thành Thăng Long, Ông ngoại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long một người nổi tiếng hay chữ đỗ bảng nhãn năm 1374 làm tư khanh kiêm trung thư thị Lang trong chính quyền nhà Hồ, Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400. Sau đó giữ chức ngự sử đài chánh trưởng trong chính quyền nhà Hồ. Nhà Hồ thất thủ Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan, quân Minh tìm cách mua chuộc nhưng không được, ông có nhiều cống hiến trong công việc tổ chức, lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn. Với tính cương trực, năm 1442 ông bị gian thần vu oan giết vua Lê Thái Tông nên chu di tam tộc, đến thời Lê Thánh Tông mới được giải oan cho ông.
? Sau khởi nghĩa Lam Sơn ông có những đóng góp gì?
 .
T: Dư địa chí ông viết nhiều vào thế kỷ XV là cuốn sách địa lý đầu tiên của nước ta gồm 54 chương viết về địa thế và tài nguyên thiên nhiên của các khu vực trong nước.
? Các tác phẩm của ông tập trung phản ánh nội dung gì?
T: Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
H: Đọc chữ in nhỏ.
? Qua nhận xét của Lê Thánh Tông em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi? 
H: Là người anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn, là văn hoá kiệt xuất là tinh hoa của thời đại bấy giờ và tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử.
H: Quan sát hình 47 chân dung của Nguyễn Trãi, ở làng Nhị khê còn lưu dữ nhiều di vật, bức tranh thể hiện khá đậm nét tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi: Nết hiền hoà, đượm vẻ ưu tư sâu lắng, mái tóc bạc phơ đôi mắt tinh anh.
 H: Đọc phần 2.
? Trình bày hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông?
H: Là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao, sinh năm 1460 lên ngôi năm 18 tuổi.
? Lê Thánh Tông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế văn hoá?
H: Quan tâm phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, đê Hồng Đức, luật Hồng Đức, phát triển văn hoá giáo dục.
T: Thơ văn của lê Thánh Tông và hội tao đàn phần lớn ca ngợi nhà Lê, phong cảnh đất nước, đậm đà tinh thần yêu nước, ông là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt.
T: Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta thế kỷ XV đỗ tiến sĩ 1442.
? Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên còn đề lại ấn tượng gì?
T: Tên phố, tên trường học -> Thể hiện vai trò trách nhiệm học tập tốt của giáo viên và học sinh xứng đáng với tên tuổi của vị danh nhân văn hoá dân tộc.
T: Ông là người làng cao Lương, huyện Thiên Bản, Vụ Bản – Nam Định, từ nhỏ nổi tiếng là thần đồng, ông đậu trạng nguyên năm 22 tuổi, làm quan trong viện hàn lâm dưới triều Lê Thánh Tông từ nhỏ đã làm mọi người thán phục.
? Em kể một vài ví dụ về tài trí của Lương Thế Vinh?
HK: Ông tìm cách lấy một quả bưởi rơi xuống hố hẹp và sâu bằng cách đổ đầy nước vào hố cho bưởi nổi lên, cân voi cho voi xuống thuyền đo ngấn nước dâng lên mạn thuyền, sau đó cho đá hộc xuống thuyền đo mực nước và cân đá.
.
T: ông soạn bộ Hí phường phả lục, là công trình lịch sử nghệ thuật sân khấu, nêu nguyên tắc biểu diễn múa, hát đánh trống và ghi lại tiểu sử một số nghệ nhân
1.NguyÔnTr·i (1380-1442) 12'
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị đa tài, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới.
- Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị.
 + Văn học: Bình ngô đại cáo, Chí Linh sơ phú...
+ Sử học: Quân trung tư mênh tập.
+ Địa lý: Dư địa chí.
- Các tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng nhân đạo yêu nước thương dân.
2.Lê Thánh Tông(1442-1497)
(10p)
- Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự
- Cuối thế kỷ XV, ông sáng lập ra hội tao đàn đánh dấu bước phát triển về văn chương đương thời.
 - Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, nhiều tác phẩm có giá trị, có khoảng 300 bài bằng chữ Hán.
+ Chữ nôm: Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập.
3. Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV (8p)

File đính kèm:

  • doctiet 43.doc
Giáo án liên quan