Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1418-1527) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Sau khi chiến tranh chấm dứt, nhà Lê nhanh chống khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế.

- Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận xét tình hình kinh tế xã hội.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho hs ý thức tự hào về thời kì thịnh vượng của đất nước.

II.Phương pháp:

 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích.

III.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Sơ đồ trống về các giai cấp từng lớp trong xã hội thời Lê.

- Tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế xã hội thời lê Sơ.

- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.

2.Học sinh:

- Học bài cũ.

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 41, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1418-1527) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thêm.
Gv: Vì sao Đại Việt đạt được những thành tựu trên?
Hs: Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện cho người dân thể hiện tài năng.
- Triều đại Lê sơ có cách cai trị dúng đắn.
- Sự đóng góp của những nhân vật tài năng.
a. Văn học:
- Văn học chử Hán, Nôm phát triển.
- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng.
 Nd: Thể hiện lòng yêu nước khí phách anh hùng dân tộc.
b. Khoa học:
- Có nhiều tác phẩm khoa học nổi tiếng về các lĩnh vực.
c. Nghệ thuật:
- Sân khấu: Chèo, tuồng, ca hát , nhảy múatiếp tục phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc: phong cách đồ sộ kỉ thuật điêu luyện.
4. Củng cố: 4'
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, gd thời Lê sơ?
? Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên?
5. Hướng dẫn dặn dò.2'
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập.
- Soạn trứơc bài mới vào vở.
6. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 43-Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418 - 1527) 
Ngày soạn: 9/1/2011
Ngày dạy 12/1/2011
 IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
( Tiết 4)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu. 
- Cuộc đời và những công hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỉ XV.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử
3. Thái độ:
 Giáo dục cho hs niềm tự hào và lòng biết ơn những bậc danh nhân dưới thời Lê.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, đánh giá, kể chuyện...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chân dung Nguyễn Trãi.
- Sưu tầm những câu chuyện.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Giáo dục và khoa cửu thời Lê có đặc điểm gì?
? Một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá khoa học-nt
3. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Tất cả những thành tựu về vh, khnt mà các em vừa nêu, phần lớn phải kể đến cong lao đống góp của những danh nhân văn hoá...
* Hoạt động 1:1. Nguyến Trãi (1380 - 1442): 8'
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về Nguyễn Trải.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò ntn?
Hs: Nhà chính trị quân sự đa tài, những đóng góp của ông góp phần làm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Gv: Nguyễn Trãi được nhân dân ta suy tôn trên những lĩnh vực nào?
Gv: Trên lĩnh vực văn hoá Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm nào?
Hs: Bình ngô đại cáo, Dư địa chí, Quân trung từ mạnh tập...
Gv: Các tác phẩm phản ánh nội dung gì?
Hs: Thể hiện tư tưởng nhân đạo, nêu cao lòng yêu nước, thương dân.
Gv: Kể chuyện vụ án Lệ Chi Viên.
Gv: giới thiệu về bức chân dung Nguyễn Trãi.
- Nhà chính trị, quân sự tài ba.
- Anh hùng dân tộc.
- Danh nhân văn hoá thế giới
- Có nhiều tác phẩm có giá trị:Bình Ngô Sách,Quân Trung Từ Mệnh tập, BNĐC
- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại.
 * Hoạt động 2:2. Lê Thánh Tông ( 1442-1497) 8'
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về Lê Thánh Tông.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Trình bày những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông?
Hs: Con thứ của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao, lên ngôi lúc 18 tuổi.
Gv: Những đóng góp của ông trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, pháp luật?
Hs: - Quan tâm phát triển kinh tế: đắp đê Hồng Đức.
- Ban hành luật Hồng Đức.
- Có những biện pháp tích cực để phát triển văn hoá giáo dục.
Gv: Trong lĩnh vực văn học ông có đóng góp gì?
Hs: Sáng lập hội Tao Đàn.
Gv: Kể tên những tác phẩm có giá trị?
Hs: Hồng Đức quốc âm thi tập...
Gv: Nội dung thơ văn thể hiện điều gì?
Hs: Ca ngợi nhà Lê, phong cảnh đất nước, mang đậm tính dân tộc sâu sắc..
- Lên ngôi lúc 18 tuổi
- Là vị vua anh minh, một tài năng trên nhiều lĩnh vực kinh tế , chính trị, quân sự và văn thơ
- Qua tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
- Có nhiều tác phẩm nỏi tiếng: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập
- Thơ vưn của ông chứa đựng lòng yêu nước và tin thần dân tộc.
- Lập hội Tao Đàn
* Hoạt động 3:3. Ngô Sĩ Liên thế kỉ XV. 8'
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về Ngô Sỹ Liên.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Em hiểu gì về Ngô Sĩ Liên?
Hs: Là nhà sử học nổi tiếng ở tk XV, 1442 đổ tiến sĩ, tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Gv: Tên tuổi của ông đã để lại dấu ấn gì?
Hs: Tên trường, tên đường, tên phố...
Gv: Việc làm đó chúng ta phải có trách nhiệm gì?
Hs: dạy, học cho tốt xứng đáng với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc đó.
- Nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV.
- Là tác giả của bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư”
* Hoạt động 4: 4. Lương Thế Vinh 1442 ? 8'
- Mục tiêu: Biết được một số nét chính về Lương Thế Vinh.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Em biết gì về Lương Thế Vinh?
Gv: Công trình toán học nổi tiếng là gì?
Gv: Kể chuyện về Lương Thế Vinh.
Gv: Những danh nhân trên đã có công lao đóng góp gì cho dân tộc?
Hs: thảo luận nhóm
- Có những đóng góp to lớn trên mọi lĩnh vực của cuộc sỗng, làm cho đất nước thịnh vượng, đời sống nhân dân nâng cao, xã hội đi vào nề nếp.
- Nhà toán học nổi tiếng thời Lê Sơ, với nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị: Đại thành toán pháp, thiên môn khoa giáo.
4. Củng cố: 5'
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Đánh giá về những danh nhân văn hoá tiêu biểu thế kỉ XV?
? Công lao của các danh nhân đó đối với đất nước?
5. Hướng dẫn – dặn dò.2'
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập.
- Xem lại các bài của chương IV tiết sau ôn tập.
6. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:14/1/2011
	 Ngày dạy: 17/1/2011
Tiết 44-Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu 
- Những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
- Những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Những nét chính về tình hình xã hội, đời sông nhân dân.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử .
3. Thái độ:
 Giáo dục cho hs lòng yêu nươc, tự hào và tự cường truyền thống dân tộc.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích .
III.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ lãnh thổ đại Việt thời Lê sơ.
- Lược đồ các cuộc kháng chiến.
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần, Lê sơ.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẩn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn đinh: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: lòng vào phần ôn tập.
3. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Chúng ta đã học qua gia đoạn thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong giai đoạn lịch sử này.
* Hoạt động 1:1. Về mặt chính trị: 10'
- Mục tiêu: Nắm kỉ về cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ, so sánh với thời Lý Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Gv: Xét về mặt chính trị của một triều đại chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước.
Gv: Treo hai sơ đồ:
 - bộ máy nhà nước thời Lý-Trần
 - bộ máy nhà nước thời Lê sơ. 
Gv: Em hãy cho biết sự giống và khác nhau của hai tổ chức bộ máy nhà nước đó?
Hs: Thảo luận (6 nhóm)
 * Giống: Các triều đình phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền.
* Khác: - ở TW: + Lý - Trần: Vua nắm mọi quyền hành theo chế độ cha truyền con nối, giúp việc cho vua có các quan đại thần văn, võ (thời Lý) các quan đại thần văn võ đều là người họ Trần nắm giữ (thời Trần).
+ Thời Lê sơ: Vua nắm tuyệt đối mọi quyền hành, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tể tướng, đại tổng quản... (tăng cường tập quyền, hạn chế phân tán cục bộ ở địa phương)Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động quan lại được tăng cường, giúp việc vua có 6 bộ, các quan đại thần, các cơ quan chuyên trách. 
- ở Địa phương: + Thời Lý: chia cả nước thành 24 lộ -> phủ -> huyện -> hương.
+ Trần: 12 lộ -> phủ (châu) -> huyện -> xã.
+ Lê sơ: Chia cả nước làm 5 đạo, từ đời Lê Thánh Tông chia thành 13 đạo thừa tuyên -> phủ -> châu huyện -> xã.
-Gv: Qua trên em có nhận xét gì bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
Gv: Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại thời Lê sơ khác gì so với thời Lý Trần?
Hs: Thời Lê sơ: Muốn làm quan phải thông qua học tập, thi cử
- Thời Lý Trần: Các chức vụ quan trọng giao cho những người thân cận, con cháu nắm giữ -> muốn làm quan trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.
Gv: Em hãy cho biết đặc điểm nhà nước thời Lý Trần và nhà nước thời Lê sơ điểm gì khác nhau?
Hs: Lý Trần: Là nhà nước quân chủ quý tộc
Lê sơ: Quân chủ, quan liêu, chuyên chế
- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ.
* Hoạt động 2:2. Luật pháp: 10'
- Mục tiêu: ý nghĩa của pháp luật, so sánh với thời Lý – Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Ở nước ta pháp luật có từ bao giờ?
Hs: Đinh tiền Lê chưa có đk xd pháp luật. thời Lý có bộ luật thành văn đầu tiên ra đời (1042) - luật hình thư. đến thời Lê sơ luật pháp Giáo dục cho học sinhược xây Giáo dục cho học sinhựng tương đối hoàn chỉnh (luật Hồng Đức)
Gv: Ý nghĩa của pháp luật?
Hs: - Đảm bảo trật tự an ninh, kỉ cương xã hội.
Gv: Luật pháp thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý Trần?
Hs: Thảo luận
Gv:Giống: 
+ Đều bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp thống trị
+ Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sx.
Khác: + luật pháp thời Lê sơ đầy đủ và hoàn chỉnh hơn, có nhiều điểm tiến bộ: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ, đề cập đến vấn đề bình đẳng nam, nữ
- Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều 

File đính kèm:

  • doctiet 41,42,43,44,45 su 7.doc