Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Trần Quang Nhiệm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:

 - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

 - Những triều đại phong kiến ở Trung Quốc.

 - Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kỉ thuật của Trung Quốc.

 2. Tư tưởng:

- Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở Phương Đông.

- Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử Việt Nam.

3. Kĩ năng:

 - Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.

 - Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2- tiết 4
Ngày soạn: 12/ 9/ 2007 
Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:
 - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
 - Những triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
 - Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kỉ thuật của Trung Quốc.
 2. Tư tưởng: 
- Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở Phương Đông.
- Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử Việt Nam.
3. Kĩ năng:
 - Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
 - Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử.
 II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Bản đồ Truang Quốc thời phong kiến. 
 - Tranh ảnh về lăng tẩm và 1 số tư liệu liên quan đến bài học.
 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: (1’ )
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 1. Nêu nguyên nhân và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng?
 2. Trình bày nguyên nhân, nội dung tác động của phong trào cải cách tôn giáo? 
Đáp án: 1. Nguyên nhân:
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa trong xã hội nên đấu tranh giành địa vị xã hội mở đầu cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
- Nội dung: + Phản ánh, phê phán XHPK và giáo hội.
 + Đề cao giá trị con người.
2. Nguyên nhân:
- Do giáo hội bóc lột nhân dân.
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
* Nội dung: - Phủ nhận vai trò của giáo hội.
- Bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
- Quay về giáo lí ki tô nguyên thuỷ.
* Tác động: Chia tôn giáo thành 2 phái: Ki tô giáo và đạo tin lành.
3. Dạy và học bài mới:
- Giới thiệu: Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực, khác với các nước Châu Aâu thời phong kiến Trung Quốc bắt đầu sớm và kết thúc muộn. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
9’
15’
9’
5’
Hoạt động 1: HS nắm được những biến đổi cơ bản trong sản xuất và xã hội dẫn đến hình thành SXPK.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 1.
CH: Sản xuất thời xuân thu chiến Quốc có gì thay đổi?
CH: Những chuyển biến về sản xuất có tác động đến xã hội như thế nào?
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Cho biết những địa chủ và tá điền hình thành từ đâu?
GV: chuẩn xác.
 Những người tá điền làm thuê và nộp tô cho địa chủ, quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Hoạt động 2: HS nắm được sự thay đổi của nhà Tần và nhà Hán như thế nào.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 2.
CH: Cho biết những chính sách đối nội của nhà Tần?
- Nêu tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân làm?
CH: Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong bức tranh (H 8).
GV: Chuẩn xác.
CH: Với những chính sách tàn bạo ànông dân nổi dậy khắp nơi chống lại và lật đổ nhà Tần?
CH: Dưới thời nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?
CH: So sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán? Vì sao có sự chênh lệch đó?
CH: Tác dụng của chính sách đó đối với xã hội? 
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: HS nắm được những chính sách đối nội, đối ngoại dưới thời Đường.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 3.
CH: Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý?
- Tác dụng của chính sách đó?
GV: Chuẩn xác.
CH: Nhà Đường thực hiện những chính sách đối ngoại nào?
CH: Qua các nhà Tần, Hán, Đường điểm nào nói lên sự cường thịnh của Trung Quốc?
GV: Kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Điều kiện nào dẫn đến sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến?
- Nêu những chính sách cơ bản của nhà Tàn và nhà Hán?
- Sự cường thịnh của Trung Quốc ở thời Đường thể hiện ở điểm nào?
Hoạt động 1: Cả lớp.
àCông cụ bằng sắt ra đời
àSản xuất phát triển mở rộng diện tích gieo trồng, năng xuất tăng.
àXuất hiện giai cấp mới là địa chủ và tá điền (nông dân lĩnh canh )
àQuan lại, nông dân giàuà địa chủ.
 Nông dân mất ruộngà tá điền. 
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp.
àChia đất nước thành các quận huyện.
- Cử quan lại đến cai trị
- Ban hành chế độ đo lường tiền tệ, bắt lao dịch
àCông trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nhân dân làm là: Vạn lí trường thành, lăng Lí Sơn.
àRất cầu kì, giống như thật, số lượng lớn  thể hiện sự uy quyền.
àGiảm thuế, lao dịch, xoá bỏ sự hà khắc của pháp luật, khuyến khích sản xuất
- Nhà Tần 15 năm.
- Nhà Hán 426 năm
 Vì nhà Hán ban hành nhiều chính sách phù hợp với dân.
àKinh tế phát triển, xã hội ổn định àđất nước vững vàng.
+ Đạo tin lành.
+ Ki tô giáo
Hoạt động3: Cá nhân/ cặp.
àHS đọc và theo dõi.
- Ban hành nhiều chính sách đúng đắn, tuyển chọn người tài, chia ruộng cho nông dân, khuyến khích sản xuất .
àTác dụng: Kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.
àMở rộng lãnh thổ bằng chiến tranh xâm lược.
- Đất nước ổn định.
- Kinh tế phát triển.
- Bờ cỏi được mở rộng.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
- Trong sản xuất:
 Công cụ bằng sắt xuất hiện dẫn đến năng suất tăng, diện tích gieo trồng tăng.
- Xã hội:
 Quan lại, nông dân giàu àđịa chủ.
 Nông dân mất ruộng àtá điền.
 Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán:
a. Thời Tần:
- Chia đất nước thành quận, huyện, cử quan lại đến cai trị.
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ, bắt lao dịch.
b. Thời Hán:
- Xoá bỏ luật pháp hà khắc, giảm tô thuế, lao dịch, khuyến khích sản xuất Kinh tế phát triển,xã hội ổn định
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:
a. Chính sách đối nội:
- Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
b. Chính sách đối ngoại.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi, trở thành nước cường thịnh nhất Châu Á.
 4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài , trả lời các câu hỏi trong sgk ( cuối bài ).
- Xem, trả lời những câu hỏi trong tiết học mới.
 IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(18).doc