Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 3: Trung Quốc thời phong kiến

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được nét nổi bất của tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến:

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần, Hán, Đường.

- Chính sách ngoại qua các triều đại Trung Quốc.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng lập niên biểu, phân tích, khái quát sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

Liên hệ các triều đại phong kiến TQ với các triều đại phong kiến Việt Nam để thấy được sự anhe hưởng về tổ chức bộ máy nhà nước.

II. Phương pháp:

 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, phân tích, thảo luận nhóm.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.

 - Tranh ảnh một số công trình kiến trúc thời phong kiến.

 - Giáo án, SGK, tài liệu liên quan

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 4, Bài 3: Trung Quốc thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4-BÀI 3: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
 Ngày soạn:....../9/201
 Ngày dạy:......../9/201
I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ.(Tiết thứ 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được nét nổi bất của tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần, Hán, Đường.
- Chính sách ngoại qua các triều đại Trung Quốc.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng lập niên biểu, phân tích, khái quát sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ:
Liên hệ các triều đại phong kiến TQ với các triều đại phong kiến Việt Nam để thấy được sự anhe hưởng về tổ chức bộ máy nhà nước.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, phân tích, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
 - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
 - Tranh ảnh một số công trình kiến trúc thời phong kiến. 
 - Giáo án, SGK, tài liệu liên quan
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá phục hưng và những nội dung chủ yếu.
 ? Phong trào cải cách tôn giáo nó ảnh hưởng như thế nào đến xã hội phong kiến châu Âu.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Theo sách giáo khoa.
* Hoạt động 1: Sự hình thành xã hội phong kiến.
- Mục tiêu: Biết được sự ra đồi nhà nước và hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV: Nhà nước Trung Quốc được hình thành từ khi nào?
HS: Cách đây khoảng 2000 năm TCN trên lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đã hình thành một nhà nước - Trung Quốc.
GV: Sau khi nhà nước Trung Quốc được hình thành, trong xã hội TQ có nhiều biến đổi.
GV: Những biến đổi đã tác động tới xã hội như thế nào?
HS: Xuất hiện giai cấp mới: địa chủ và tá điền (nông dân lĩnh canh).
HS: Tìm hiểu "địa chủ" và " tá điền" ở phần thuật ngữ.
GV kết luận: 
- Nhà nước ở Trung Quốc ra đời sớm(2000 TCN) ở vùng đồng bằng Hao Bắc.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của đai chủ, trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
=>Xã hội phong kiến TQ hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần.
* Hoạt động 2: Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Mục tiêu: Nắm được các chính sách đối nội của các triều đại phong kiến TQ.Tác dụng của các chính sách đó.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV: Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội của nhà Tần?
GV: Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân xây dựng?
HS: Vạn lí trường thành, Cung A Phòng, lăng Li Sơn.
GV: Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong bức hình 8 ở SGK?
HS: Rất cầu kì, giống người thật, số lượng lớn ® thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.
GV: Thái độ của nhân dân trước những chính sách tàn bạo cũa Tần Thuỷ Hoàng?
GV: Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?
GV: Em hãy so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần với nhà Hán, vì sao có sự chênh lệch đó?
HS: Nhà Tần:15 năm
Nhà Hán: 426 năm
GV: Tác dụng của các chính sách đó đối với xã hội?
GV: Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý?
GV: Tác dụng của các chính sách đó?
HS: Kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.
GV: Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?
GV: Nhà Nguyên đã thi hành những chính sách gì?
GV: Chính sách đó được biểu hiện như thế nào?
GV: Thái độ của nhân dân đối với chính sách đó?
HS: Căm ghét ® mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc ® đấu tranh.
a. Thời Tần:
- Chia đất nước thành quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
- Thi hành chế độ cai trị rất hà khắc
b. Thời Hán:
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc
- Giảm tô thuế, sưu dịch
- Khuyến khích sản xuất
Þ Kinh tế phát triển, xã hội ổn đinh, tiến hành chiến tranh xâm lược
c. Thời Đường:
- Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn.
- Cử người thân tin cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Giảm thuế chia ruộng cho nông dân.
d. Thời Nguyên:
-Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
- Người Mông Cổ có mọi đặc quyền, địa vị cao.
- Người Hán địa vị thấp và bị cấm đoán mọi thứ...
* Hoạt động 3: Chính sách đối ngoại.
- Mục tiêu: Biết được các triều đại TQ luôn có ý đồ xâm lươc bên ngoài để mở rộng lãnh thổ.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV: Ngoài chính sách đối nội, các triều đại TQ đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
GV liên hệ với Việt Nam.
- Các triều đại phong kiến TQ đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên,Nội Mông,Đại Việt...
- Mỗi khi xâm lược Đại Việt đều bị thất bại nặng nề.
4. Củng cố: gọi HS trả lời các câu hỏi:
- Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành như thế nào?
- Tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại.
- Chính sách ngoại giao của các triều đại.
5. Hướng dẫn -dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Làm các bài tập ở SBT.
- Tìm hiểu trước các mục con lại.
- Chú ý: + Tình hình kinh tế TQ qua các triều đại.
 + Các thành tựu về văn hóa.
6. Rót kinh nghiÖm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 4 su 7.doc
Giáo án liên quan